Apple tung báo cáo chứng minh ‘phí chợ’ 30% là không đắt đỏ
Trước những phản ứng của nhà phát triển về mức phí chia sẻ doanh thu 30% trên chợ App Store, Apple đã mau chóng đưa ra báo cáo dài 48 trang để chứng tỏ rằng mức ‘phí chợ’ này không hề đắt đỏ.
Tháng trước, Ủy ban châu Âu đã mở cuộc điều tra nhằm vào Apple liên quan đến chính sách áp phí hoa hồng lên tới 30% đối với các ứng dụng trên App Store. Tuần sau, CEO Tim Cook của Apple sẽ phải điều trần trước Ủy ban Tư pháp của Hạ viện Mỹ về vấn đề này.
Báo cáo của Apple kết luận rằng thị trường phân phối nội dung số như video, podcast, e-book thường lấy phí tiêu chuẩn là 30%.
Video đang HOT
Ngay trước thềm phiên điều trần quan trọng này, Apple đã đưa ra báo cáo dài 48 trang, được lập bởi Analysis Group, chứng minh mức phí 30% là tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp nội dung số. Báo cáo lấy dẫn chứng từ 38 chợ ứng dụng khác nhau và dẫn đến kết luận rằng phí hoa hồng của App Store tương tự các nền tảng chợ ứng dụng số khác như Google Play Store, Amazon App Store, Galaxy Store, Xbox, PlayStation hay Nintendo Store.
Cụ thể, App Store của Apple thu phí 30% với các ứng dụng trả tiền hoặc ứng dụng miễn phí bán vật phẩm ảo. Với ứng dụng trả phí theo thuê bao tháng, Apple thu phí 30% cho năm đầu và giảm xuống còn 15% từ năm thứ hai trở đi. Điều tương tự cũng được Google áp dụng trên Play Store.
Báo cáo của Apple kết luận rằng thị trường phân phối nội dung số như video, podcast, e-book thường lấy phí tiêu chuẩn là 30%. Trong khi ở một số chợ điện tử ở các ngành công nghiệp khác, mức chia sẻ doanh thu thậm chí vượt quá 30%.Một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi là Epic Games Store khi mức phí chỉ là 12%. Nhà phát triển của Fortnite Mobile từng đề nghị Google không tính phí hoa hồng 30% nhưng bị từ chối. Đáp lại, Epic tự phân phối game trên chợ của riêng mình.
Apple Store đóng cửa lần 2
Một số cửa hàng Apple Store tại Mỹ đã bị đóng cửa lần 2 trước lo ngại về virus corona đang có diễn biến xấu.
Theo Reuters, Apple đã xác nhận việc tạm thời đóng 11 cửa hàng tại các bang như Florida, Arizona, nam Carolina và bắc Carolina (Mỹ), vì số ca nhiễm virus corona liên tục tăng ở nước này.
Apple đã mở lại khoảng 100 cửa hàng ở Mỹ vào cuối tháng 5 khi tình hình phong tỏa có dấu hiệu được nới lỏng. Theo chia sẻ của "Táo khuyết", việc công ty đóng 11 cửa hàng sẽ giảm 0,5% doanh số.
Một số cửa hàng Apple Store đóng cửa lần 2 tại Mỹ.
Các trường hợp nhiễm virus corona ở Mỹ có xu hướng tăng. Hiện tại, quốc gia này có hơn 2,2 triệu người bị nhiễm bệnh và ít nhất 118.396 người chết.
Giữa tháng 3, Apple cũng phát đi thông báo đóng tất cả cửa hàng bên ngoài Trung Quốc để giảm nguy cơ lây lan virus corona chủng mới.
"Để giảm thiểu rủi ro lây lan virus là giảm mật độ và tối đa hóa khoảng cách xã hội. Khi tỷ lệ nhiễm bệnh mới gia tăng ở những nơi khác, chúng tôi thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ nhân viên và khách hàng của mình", Tim Cook, CEO Apple viết.
CEO Apple cũng cho biết tập đoàn đã khử trùng tất cả văn phòng, triển khai kiểm tra sức khỏe và thân nhiệt cho nhân viên. Ngoài ra, các nhân viên làm việc theo giờ vẫn được trả tiền phù hợp với hoạt động kinh doanh như thông thường.
Ngày 11/6, Apple chính thức trở thành công ty đầu tiên của Mỹ đạt được 1,5 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường. Cổ phiếu của công ty này tăng mạnh ngay cả khi các nhà đầu tư bắt đầu rút lui ra khỏi nhiều lĩnh vực đang biến động của nền kinh tế Mỹ.
Chuyển biến tích cực về giá trị vốn hóa của Apple trái ngược hoàn toàn với đa số công ty khác ở thị trường Mỹ, khi các nhà đầu tư cho thấy thái độ thận trọng vì đại dịch Covid-19 và những cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu dừng lại ở quốc gia này.
Apple đã giải quyết nhược điểm của AirPower? Tấm thảm sạc được hiển thị bởi chuyên gia rò rỉ Jon Prosser mới đây cho thấy Apple dường như đã giải quyết vướng mắc lớn nhất có trên AirPower mà công ty phải khai tử trước đó. Hình ảnh cho thấy nguyên mẫu AirPower đã có khả năng sạc pin cho Apple Watch Theo BGR, Prosser từng cho biết vấn đề lớn...