Apple tiết kiệm 2,5 tỷ USD trong năm nay nhờ chuyển sang chip M1
Một giám đốc cấp cao của IBM phân tích việc Apple chuyển sang dùng chip M1 giúp nhà Táo tiết kiệm 2,5 tỷ USD trong năm nay và lớn hơn nữa khi chuyển toàn bộ dòng máy Mac.
Sumit Gupta, trưởng bộ phận chiến lược AI của IBM ước tính rằng việc sản xuất chip M1 sẽ khiến Apple tiêu tốn khoảng 40-50 USD so với khoảng 200 USD cho bộ vi xử lý Intel Core i5 trong MacBook Air và hơn thế nữa đối với MacBook Pro.
Những máy tính Mac sử dụng ARM M1 thay vì CPU Intel x86 là MacBook Air và MacBook 13-Entry, có tổng số lượng gần 14 triệu chiếc MacBook. Giả sử các chi phí như sau:
Bộ vi xử lý Apple M1 ARM: Có thể từ 40 đến 50 USD
Bộ vi xử lý Intel Core i5 Dual Core cho MacBook Air: Có thể từ 175 đến 200 USD
Video đang HOT
Bộ vi xử lý CPU Intel Core i5 Quad Core cho MacBook Pro entry: Có thể từ 225 đến 250 USD
Chi phí chip xử lý để sản xuất MacBook với CPU Intel:
MacBook 13 inch entry: 8,6 triệu máy x 250 USD = 2,15 tỷ USD
MacBook Air: 5,4 triệu máy x 200 USD = 1,07 tỷ USD
Tổng: 3,2 tỷ USD
Chi phí chip xử lý để sản xuất MacBook với chip M1:
MacBook 13 inch entry: 8,6 triệu máy x 50 USD = 268 triệu USD
MacBook Air: 5,4 triệu máy x 50 USD = 429 triệu USD
Tổng: 697 triệu USD
Apple tiết kiệm được hơn 2 tỷ USD chỉ với một bước chuyển chip xử lý cho MacBook. Và đem lại cho MacBook mới hiệu năng ngon hơn, thời lượng pin dài hơn, và có toàn quyền nghiên cứu phát triển chip bán dẫn (neural net hoặc hiệu năng đồ họa,…). Điều này cũng cho thấy rằng các nhà cung cấp sản xuất chip silicon cho laptop dựa trên ARM khác như Qualcomm có khả năng thành công trong việc xây dựng thị trường.
Gupta thừa nhận rằng những con số của ông đưa ra cũng chưa chắc chính xác hoàn toàn và mời mọi người đóng góp ý kiến thêm. Ví dụ, chip M1 có rất nhiều thành phần bao gồm cả CPU, RAM, GPU vì thế sẽ hợp lý hơn nếu nó có giá khoảng 100 USD thay vì chỉ 50 USD. Nhưng chi phí mua CPU lẫn chip RAM rời để hàn lên bo mạch cũng giảm. Tính toán cũng chưa kể tới chi phí R&D khổng lồ và biết đâu Apple có thể đạt được thỏa thuận giá tốt hơn khi làm việc với Intel.
Smartphone Lumia cài Windows 10 ARM có thể chạy được cả Photoshop
Bộ vi xử lý di động dựa trên kiến trúc của ARM đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là sau khi Apple ra mắt những chiếc máy tính Mac đầu tiên trang bị chip M1 dựa trên ARM.
Bộ vi xử lý di động dựa trên kiến trúc của ARM đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đặc biệt là sau khi Apple ra mắt những chiếc máy tính Mac đầu tiên trang bị chip M1 dựa trên ARM. Các nhà phát triển cũng bắt đầu trở nên hứng thú hơn với nền tảng mới này, thay vì thờ ơ như trước đây khi Microsoft ra mắt Windows 10 ARM.
Trên thị trường hiện tại cũng đã có một số mẫu máy tính sử dụng chip di động của Qualcomm và chạy hệ điều hành Windows 10 ARM. Tuy nhiên phải đến gần đây, Adobe mới phát hành một phiên bản beta của phần mềm Photoshop dành cho Windows 10 ARM.
Một người dùng có tên là "preferushuo" đã chia sẻ trên Twitter, về thử nghiệm chạy phần mềm Photoshop trên chiếc smartphone Lumia cài Windows 10 ARM của mình. Thật đáng kinh ngạc khi một phần mềm yêu cầu phần cứng mạnh mẽ như Photoshop phiên bản đầy đủ lại có thể chạy trên một chiếc smartphone Lumia khá cổ.
Mặc dù Microsoft đã từ bỏ những chiếc smartphone Lumia của mình, nhưng người dùng vẫn tiếp tục mày mò và vọc vạch với những chiếc smartphone này. Hồi đầu năm, một nhóm các nhà phát triển đã tìm ra cách để cài hệ điều hành Windows 10 phiên bản đầy đủ cho máy tính trên một chiếc smartphone Lumia 950 XL.
Có thể thấy rằng trong tương lai, các thiết bị sử dụng chip di động ARM sẽ lấn chiếm thị trường và trở thành một xu hướng mới, thay thế cho những con chip truyền thống của Intel hay AMD.
Phiên bản Google Chrome cho Mac sử dụng chip M1 gặp sự cố Google đã ra mắt phiên bản đặc biệt của trình duyệt Chrome dành riêng cho các thiết bị Mac sử dụng chip xử lý M1 của Apple. Nhưng sự cố đã xảy ra. Google hiện đang nỗ lực làm việc để khắc phục một sự cố bất ngờ khiến phiên bản trình duyệt web Chrome được ra mắt sớm cho bộ vi xử...