Apple thời CEO Tim Cook: Rực rỡ nhưng thiếu đột phá!
Sau sự ra đi của CEO Steve Jobs vào năm 2011, không ít ý kiến lo ngại rằng liệu “quả táo khuyết” có thể tiếp tục tạo ra được những sản phẩm đột phá như iPod, iPhone và iPad hay không?
Thậm chí, Apple từng rơi vào tình trạng khó khăn khi Tim Cook tiếp quản vị trí CEO của hãng.
Song thực tế đã chứng minh, trong 9 năm qua, Tim Cook đã tạo ra một hệ sinh thái trong đó iPhone là trọng tâm với nhiều kết quả kinh doanh ấn tượng, dù rằng, đột phá thực sự vẫn chưa đạt như kỳ vọng…
Phải thừa nhận rằng, dưới thời Tim Cook, Apple không sáng chế ra những sản phẩm mới thực sự đột phá, giúp thay đổi cuộc chơi như điều mà siêu phẩm iPhone của Steve Jobsđã làm được. Tuy nhiên, thay vào đó, CEO Tim Cook vẫn rất thành công trên con đường tìm kiếm doanh thu.
Cho tới thời điểm này, khi dòng smartphone mới nhất của Apple là sản phẩm mang tên iPhone 11 đang làm mưa làm gió trên thị trường, những phiên bản iPhone đã thực sự trở thành linh hồn cho toàn bộ hệ sinh thái của Apple. Đây cũng chính là hướng đi của CEO Tim Cook khi tiếp quản Apple. Bởi mục tiêu chính của Cook là mở rộng sự hiện diện của iPhone trên toàn thế giới.
Nếu khi ở thời điểm ra mắt dòng iPhone đầu tiên, nó vốn chỉ được bán ra ở Mỹ thông qua 2 nhà mạng Verizon, AT&T và sau đó là T-Mobile. Tuy nhiên, ở thời của Tim Cook, iPhone đã được bán ra rộng rãi trên toàn cầu.
Thành công nổi bật của chính sách này đó là vào năm 2014, Apple đã hợp tác với China Mobile, nhà mạng lớn nhất tại Trung Quốc để phân phối iPhone tại quốc gia đông dân nhất thế giới này. Được biết, với chính sách phát triển rộng rãi sản phẩm iPhone, cuối năm đó, Apple đã đạt được doanh số khổng lồ trên thế giới khi phát hành hai mẫu iPhone 6. Chỉ trong quý 4/2014, Apple đã bán được 74,5 triệu máy trong quý IV. Đưa iPhone 6 trở thành mẫu iPhone bán chạy nhất của Apple.
CEO Tim Cook của Apple với bộ sản phẩm iPhone 11.
Bên cạnh việc “toàn cầu hóa” sản phẩm iPhone, CEO Tim Cook cũng đã tập trung vào các sản phẩm, dịch vụ, tạo nên một hệ sinh thái phong phú. Có thể kể tới một loạt thiết bị nổi bật của Apple hiện giờ như AirPods, AirPods Pro, Apple Watch và tai nghe Beats.
Năm 2019, Apple đã nâng cấp chiếc AirPods thường với một số cải tiến về thời lượng pin và bổ sung thêm tùy chọn vỏ sạc không dây. Đến thời điểm tháng 9 trong năm, hãng ra mắt AirPods Pro với thiết kế mới cùng khả năng chống ồn chủ động. Và giờ, hai dòng sản phẩm là AirPods và Apple Watch đã giúp Apple tạo ra được thị trường riêng với thị phần khá ấn tượng. Và trên hết, những sản phẩm này đều gắn với hệ sinh thái trong đó iPhone luôn là trọng tâm.
Video đang HOT
Trong một bài viết của TheVerge đăng tải dịp đầu năm nay, một trong những thành tựu đặc biệt khác được nhắc tới của CEO Tim Cook đó là sự phát triển vượt bậc về quy mô và lợi nhuận. Doanh thu tài khóa 2019 của hãng gấp sáu lần quy mô doanh thu trong năm tài chính 2009. Mỗi mảng trong 5 phân khúc kinh doanh của Apple đều sánh ngang với một công ty trong top Fortune 500.
Bài viết trên TheVerge cũng phân tích không phải tự nhiên mà cố CEO Steve Jobs lại trao gửi công ty cho Tim Cook. CEO Tim Cook được đánh giá là một người lãnh đạo hiểu biết về hoạt động toàn cầu của Apple và hiểu rõ về công ty hơn ai hết.
Chỉ có điều, Tim Cook không phải là một chuyên gia về sản phẩm như Steve Jobs, thêm vào đó là áp lực thị trường khiến Apple không còn tạo ra sản phẩm đột phá nào như iPhone của Steve Jobs nữa. Tim Cook và loạt lãnh đạo của Apple chỉ có thể vượt qua thách thức, áp lực của thị trường với việc nghiên cứu và tung ra thị trường những dòng iPhone sáng tạo hơn, cao cấp hơn, nhiều tính năng, tiện ích hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của fan của “quả táo khuyết” nhằm mục tiêu duy trì chuỗi sản phẩm của Apple, lợi nhuận và hệ sinh thái cùng nhu cầu ngày càng tăng của người dùng trung thành.
Bài báo cũng phân tích, việc không có những đột phá về sản phẩm không hoàn toàn là lỗi của Tim Cook, bởi ngành công nghiệp này đang trải qua giai đoạn khó khăn, thời kỳ bão hòa và chưa phải là thập kỷ chín muồi của các thiết bị tiêu dùng bom tấn mới ở quy mô mà iPhone đã từng tạo ra. Điều này vốn đúng với bất kỳ công ty công nghệ nào chứ không riêng gì Apple.
Cho tới thời điểm này, Apple vẫn giữ nguyên những gì đã có trong nhiều năm qua: Là một công ty phần cứng công nghệ tiêu dùng quan trọng nhất, một thế lực lớn không chỉ trong ngành công nghệ mà còn có ảnh hưởng lớn trong xã hội nói chung. Song trước sự thay đổi nhanh tới mức chóng mặt của công nghệ và các sản phẩm công nghệ hiện giờ, người dùng vẫn đang kỳ vọng “quả táo khuyết” Apple sẽ tạo ra một sản phẩm “thay đổi cuộc chơi” như iPhone đã làm được.
0 giờ sáng ngày mai, 23/6 theo giờ Việt Nam, Apple sẽ tổ chức hội nghị dành cho các nhà phát triển WWDC 2020 dưới dạng trực tuyến. WWDC 20 sẽ là sự kiện lớn nhất của Apple tập hợp cộng đồng nhà phát triển toàn cầu với hơn 23 triệu người theo cách chưa từng có trong thời gian một tuần để tìm hiểu về tương lai của các nền tảng Apple. Những thông tin được Apple giới thiệu tại WWDC 20 sẽ về iOS, macOS, watchOS và tvOS – những nền tảng cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị của Apple. Ngoài ra, nhiều nguồn tin cho cho hay, Apple sẽ thông báo về việc chuyển từ bộ xử lý Intel sang ARM trên toàn bộ các dòng máy Mac và MacBook.
WWDC 2020 đánh dấu hội nghị dành cho nhà phát triển lần thứ 31 mà Apple tổ chức. Bản thân Apple, CEO Tim Cook và cả người dùng, các fan của Apple cũng như cộng đồng nhà phát triển toàn cầu đều đặt kỳ vọng, WWDC 2020 sẽ là nơi để Apple chia sẻ những ý tưởng, những công cụ mới đang được hãng nghiên cứu để giúp cộng đồng các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng và dịch vụ cũng như sản phẩm đáng kinh ngạc hơn nữa cho người dùng trong tương lai.
Đây là lý do vì sao cổ phiếu Apple lên đỉnh dù vẫn ngập tràn khó khăn vì Covid-19 và bạo loạn tại Mỹ
Trị giá cổ phiếu gắn với niềm tin. Và Phố Wall có 2 lý do để tin vào một tương lai tươi sáng đang chờ đợi Apple.
Ngày 10/6, Apple chính thức trở thành công ty công nghệ đầu tiên cán mốc 1,5 nghìn tỷ USD trị giá trên sàn chứng khoán. Sau đó chỉ hơn 1 tuần, công ty của Tim Cook tiếp tục đạp đổ cột mốc tiếp theo: 345 - 390 USD/cổ phiếu, giúp Apple nới rộng khoảng cách với kỳ phùng địch thủ Microsoft - kẻ đang bám sát ở phía sau với mức trị giá đạt 1,47 nghìn tỷ USD.
Nhưng trong khi Microsoft đã duy trì đà tiến đáng kinh ngạc suốt những tháng vừa qua nhờ nhu cầu điện toán đám mây gia tăng trong mùa dịch, Apple lại đang trải qua một giai đoạn cực kỳ bất ổn. Khi nền kinh tế Mỹ vẫn chưa kịp hồi phục từ Covid-19, bạo loạn đã bùng nổ tại nhiều thành phố lớn do mâu thuẫn sắc tộc. Thậm chí, Apple còn không đưa ra dự báo kết quả kinh doanh cho quý hiện tại - một bước đi gần như chưa có tiền lệ trong lịch sử nhà Táo.
Vậy thì, điều gì đã tạo ra niềm kỳ vọng điên khùng của Phố Wall dành cho một công ty có vẻ đang chìm trong khó khăn?
Kẻ làm chủ phân khúc cao cấp
3 mẫu iPhone mới nhất chiếm tới gần một nửa lượng smartphone cao cấp (trên 400 USD) bán ra trong quý 1.
Câu trả lời là vị thế đặc biệt của Táo. Dựa theo thống kê mới nhất của Counterpoint Research, Apple đang là kẻ đứng đầu phân khúc smartphone cao cấp với thị phần lên tới 59%. Với mức thị phần này, Apple đang đè bẹp 2 đối thủ Samsung và Huawei: gã khổng lồ Hàn Quốc chỉ chiếm 19% và công ty Trung Quốc chỉ chiếm 12% thị phần smartphone có giá trên 400 USD.
Trong top 5 các mẫu smartphone cao cấp bán chạy nhất, Apple chiếm tới 4 vị trí dẫn đầu. Riêng doanh số của chiếc iPhone XR cũ kỹ vẫn cao gấp đôi tên tuổi Android duy nhất lọt vào top 5 (Huawei Mate 30 Pro), trong khi bộ 3 iPhone 11 đang chiếm gần một nửa tổng lượng smartphone cao cấp bán ra trên toàn thế giới trong quý 1 vừa qua.
Những con số thống kê này đang vẽ ra một bức tranh đặc biệt tươi sáng về triển vọng tương lai của Apple. Rõ ràng, dù bị các đối thủ Android đè bẹp về thị phần nói chung, Apple lại là kẻ thống trị tuyệt đối phân khúc cao cấp.
Đứng sau về lượng smartphone bán ra nhưng Apple lại đang đứng đầu về lượng tiền thu về.
Đây chính là phân khúc màu mỡ nhất, phân khúc mà bất kỳ ai cũng phải thèm muốn. Một báo cáo của Strategy Analytics cho biết Apple chiếm tới 37,5% doanh thu của toàn bộ thị trường smartphone, bỏ xa Samsung (22,1%) ở phía sau. Trong quý này, lượng iPhone bán ra trên toàn cầu thậm chí chỉ bằng 2/3 smartphone Galaxy, cho thấy Apple chẳng cần thị phần "khủng" để đánh bại Samsung trên khía cạnh kinh doanh quan trọng nhất - lượng tiền thu về.
Hy vọng lớn trong tương lai
Doanh số nhỏ nhưng doanh thu lớn còn vẽ nên một đặc điểm quan trọng khác về tình hình kinh doanh của Apple: bất chấp nghịch cảnh, người dùng iPhone, Mac và Apple Watch vẫn rất "chịu chi". Ngay cả trong một quý khó khăn như quý 1 vừa qua, lượng iPhone bán ra vẫn chỉ suy giảm có 3 triệu máy, cho thấy sức mua từ người dùng Apple không bị ảnh hưởng quá lớn bởi Covid-19. Cùng kỳ, Samsung bị giảm 13 triệu, Huawei 10 triệu máy.
Sức mua bền bỉ này sẽ tạo ra nguồn thu quan trọng trên 2 mảng kinh doanh đang ngày một cốt lõi của Apple: dịch vụ số và phụ kiện wearables. Quý 1 vừa qua, dịch vụ số tiếp tục củng cố vai trò là dòng tiền đứng thứ 2 của Apple, chỉ sau iPhone. Các "phụ kiện" như AirPods và Apple Watch cũng đã chứng kiến doanh thu quý 1 cao kỷ lục, ngay cả khi doanh số Watch bị ảnh hưởng vào cuối quý do Covid-19.
Mảng phụ kiện/wearables vẫn lập kỷ lục trong quý 1 dù chịu ảnh hưởng của Covid-19.
Sự kỳ vọng vào mảng dịch vụ cũng là hoàn toàn có lý khi mảng này đem về doanh thu cao gấp đôi Xiaomi.
Tổng cộng, thị phần AirPods và Apple Watch cao hơn thị phần của 2 đối thủ tiếp theo là Xiaomi và Samsung cộng lại. Tính riêng trên thị trường smartwatch, thị phần của Apple Watch cao hơn thị phần của toàn bộ các tên tuổi còn lại trong top 5. Mảng dịch vụ số của Apple trong quý vừa qua của Apple có doanh thu 13,35 tỷ USD, gần gấp đôi tổng doanh thu của Xiaomi trên tất cả các mảng kinh doanh.
Chính vì thế, ngay trong hoàn cảnh khó khăn như hiện tại, các nhà đầu tư của Apple đang tràn trề hy vọng về một tương lai tươi sáng cho nhà Táo. Với vị thế vững chắc trên phân khúc cao cấp cũng như triển vọng to lớn cho 2 mảng dịch vụ và wearable, Apple có đủ sức để chống chọi với những khó khăn hiện tại. Và, sau khi Covid-19 lùi xa, chắc chắn những chiếc iPhone 12 sẽ tiếp tục đưa Apple lên đỉnh cao còn chói lọi hơn cả hiện tại.
Apple bớt phụ thuộc vào iPhone Số lượng người mua iPhone đang giảm, nhưng Apple sẽ không lo do đã đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ. Trong thập kỷ qua, câu chuyện về doanh thu của Apple gần như chỉ liên quan đến iPhone. Tuy nhiên, những năm gần đây, hãng điện tử Mỹ đã tham gia vào nhiều lĩnh vực hơn, bao gồm thiết bị di...