Apple thắng kiện Chính phủ Mỹ
Apple đang trong một cuộc đấu pháp lý mang tính lịch sử với Bộ Tư pháp Mỹ xung quanh vấn đề mã hóa và bảo mật…
Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của Apple.
Chính phủ Mỹ không thể buộc Apple phải mở khóa chiếc điện thoại iPhone liên quan đến một vụ buôn lậu ma túy ở New York – một quan tòa ở Brooklyn ra phán quyết ngày 29/2.
Theo Reuters, phán quyết này giúp “quả táo” củng cố vững chắc những lập luận của mình trong cuộc đấu pháp lý mang tính lịch sử với Bộ Tư pháp Mỹ xung quanh vấn đề mã hóa và bảo mật.
Chính phủ Mỹ đòi Apple phải mở khóa chiếc iPhone nói trên trong một vụ án ma túy ở Brooklyn, New York hồi tháng 10 năm ngoái. Mới đây, Washington yêu cầu Apple có các biện pháp đặc biệt để cơ quan chức năng có thể truy cập vào một chiếc iPhone được sử dụng bởi một trong những tay súng thực hiện vụ thảm sát ở thành phố San Bernardino, bang California.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quan tòa James Orenstein ở Brooklyn ra phán quyết rằng ông không có thẩm quyền pháp lý để ra lệnh Apple phá bảo vệ an ninh của chiếc iPhone bị tịch thu trong cuộc điều tra ma túy ở Brooklyn.
Phán quyết này ủng hộ những lập luận mà Apple đã đưa ra trong vụ San Bernadino. Một phát ngôn viên của Apple nói phán quyết của quan tòa Orenstein là sự báo trước khả quan cho Apple trong vụ San Bernadino.
Thời gian gần đây, vụ Chính phủ Mỹ đòi Apple mở khóa chiếc iPhone trong vụ thảm sát đã làm dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt ở nước này về sự cân bằng giữa một bên là chống tội phạm và một bên là bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên kỹ thuật số.
Theo phát ngôn viên trên, những yêu cầu mà Chính phủ Mỹ đưa ra cho Apple trong vụ San Bernardino, bao gồm Apple phải điều chỉnh hệ điều hành của mình, thậm chí còn phức tạp hơn nhiều trong vụ Brooklyn.
Tài liệu của tòa cho biết, khi kháng lệnh của Chính phủ Mỹ về mở khóa chiếc điện thoại iPhone, Apple lập luận rằng làm vậy “có thể đe dọa niềm tin giữa Apple và khách hàng của hãng, cũng như ảnh hưởng xấu tới thương hiệu Apple”.
Hàng loạt tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Amazon.com, Alphabet, Facebook, Microsoft, và Twitter đều đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với Apple.
Theo Bình Minh/Vneconomy
Tòa án Mỹ: Không thể bắt Apple mở khóa iPhone
Vụ kiện xoay quanh việc Bộ Tư pháp Mỹ bắt Apple phải mở khóa chiếc iPhone 5s của trùm ma túy Jun Feng năm ngoái đã có kết luận mới nhất từ New York.
Apple đang phải chịu nhiều sức ép mở khóa iPhone.
Thẩm phán liên bang ở quận Brooklyn, New York (Mỹ) đã ra phán quyết: Chính phủ không thể ép buộc Apple phá vỡ mật khẩu cũng như lấy dữ liệu từ các mẫu iPhone bị khóa. Tuy nhiên, phiên xét xử này không liên quan đến trường hợp của kẻ giết người hàng loạt Syed Farook ở San Bernardino, California (Mỹ), vụ việc cũng bị FBI đưa ra yêu cầu tương tự gây nhiều tranh cãi thời gian qua.
Thay vào đó, thiết bị lần này thuộc về Jun Feng, một trùm ma túy bị bắt vào năm ngoái. Chính phủ khi đó cũng đã sử dụng đạo luật "All Writs Act" để yêu cầu Apple giúp truy cập dữ liệu điện thoại của Feng. "All Writs Act" là đạo luật có từ thế kỷ 18 cho phép tòa án liên bang ra bất cứ phán quyết và trát đòi nào nếu cảm thấy cần thiết và hợp pháp.
Các đơn vị thực thi pháp luật khi bắt Jun Feng đã tìm thấy chiếc iPhone 5s của y. Dù đã nhận tội, tên này tuyên bố đã quên mật khẩu để mở máy khiến Cục điều tra liên bang Mỹ gặp khó khăn trong việc thu thập các dữ liệu.
Theo Business Insider, một lãnh đạo của Apple giấu tên cho biết trường hợp về vụ án Jun Feng cũng giống như những gì hãng đang phải đối mặt ở San Bernardino, California (Mỹ). Phán quyết của tòa án sẽ giúp Apple đưa ra một "dẫn chứng thuyết phục" trong các buổi làm việc với FBI.
Tương tự như Jun Feng, Syed Farook - kẻ cùng với vợ mình đã giết 14 người ở San Bernardino, California (Mỹ) cuối năm ngoái cũng sở hữu một chiếc iPhone. FBI muốn Apple tạo một vài tính năng riêng trên hệ điều hành giúp các nhà điều tra vượt qua cơ chế bảo mật thông thường của Apple trong một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên, Apple lo ngại trong tương lai, nếu phần mềm này rơi vào tay kẻ xấu thì chúng có thể mở khóa bất cứ chiếc iPhone nào mà chúng có được.
Tuấn Hưng
Theo VNE
Apple và FBI sẽ đối mặt tại phiên điều trần Quốc hội ngày 1/3 Các hãng công nghệ như Microsoft, Facebook, Google... cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các hồ sơ để ủng hộ Apple trong cuộc chiến liên quan đến mở khóa iPhone. Tuần này, Apple đệ đơn đề nghị tòa án thay đổi lệnh trước đó là yêu cầu Apple hỗ trợ Cục Điều tra liên bang Mỹ FBI truy cập vào chiếc iPhone 5c...