Apple sẽ gửi iPhone ‘bẻ khóa’ cho chuyên gia bảo mật
Những chiếc iPhone đã bị bẻ khóa ( jailbreak) sẽ được Apple gửi cho những người tham gia nghiên cứu bảo mật.
Nhiều nhà nghiên cứu bảo mật SRD sẽ nhận được iPhone đã jailbreak
Apple được cho là đang chuẩn bị gửi các thiết bị iPhone đã jailbreak cho những người tham gia đầu tiên của chương trình Security Research Device (SRD), nhằm tạo điều kiện cho việc nghiên cứu bảo mật của nền tảng iOS.
Video đang HOT
Chương trình SRD tập trung vào các iPhone có cấu hình đặc biệt cho phép các nhà nghiên cứu bảo mật dễ dàng tìm ra các lỗ hổng bảo mật hơn. Chương trình được công bố vào tháng 8.2019 và Apple bắt đầu nhận đơn đăng ký vào tháng 7.2020. Theo MacRumors , Apple bắt đầu thông báo cho những người nộp đơn đầu tiên về việc họ sẽ nhận được iPhone chuyên dụng phục vụ việc nghiên cứu bảo mật. Và Apple cũng nói thiết bị sẽ được gửi đi ngay lập tức.
Mục tiêu của chương trình SRD là cho phép các nhà nghiên cứu dễ dàng tìm thấy và báo cáo các lỗ hổng bảo mật trong nền tảng của Apple. Chương trình cũng đóng vai trò liên kết đối với các nhà nghiên cứu bảo mật, những người từ lâu phàn nàn về các chính sách bảo mật và chương trình săn tiền thưởng từ việc tìm kiếm lỗi trên nền tảng của các thiết bị Apple.
Bên cạnh quyền truy cập vào SRD, người tham gia cũng sẽ được cấp quyền truy cập vào một diễn đàn cộng tác đặc biệt với các kỹ sư của Apple và tài liệu phong phú về các nền tảng của Apple.
Ngoài SRD, Apple cũng thông báo họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho các lỗ hổng được tìm thấy trong phần mềm của mình.
Chuyên gia bảo mật của Google được Facebook thưởng 60.000 USD
Natalie Silvanovich, nhà nghiên cứu bảo mật tại Google Project Zero, đã phát hiện ra lỗ hổng khi người dùng thực hiện cuộc gọi trên ứng dụng Messenger của nền tảng Android.
Natalie Silvanovich cho biết lỗ hổng nằm trong Giao thức mô tả phiên (SDP) của WebRTC. Đây là một định dạng chuẩn hóa được sử dụng trong việc trao đổi dữ liệu hình ảnh và âm thanh giữa hai điểm.
Chuyên gia bảo mật Natalie Silvanovich.
Những kẻ tấn công có thể đã khai thác lỗ hổng này bằng cách gửi một loại thông báo đặc biệt có tên SdpUpdate. Nó sẽ khiến cuộc gọi ngay lập kết nối với thiết bị của nạn nhân trước khi họ ấn trả lời. Theo Silvanovich, nếu thông báo này được gửi đến thiết bị của nạn nhân trong khi đang đổ chuông, nó sẽ giúp hacker nghe được âm thanh xung quanh như người ở đầu dây bên kia đã nhấc máy. Như vậy, việc nghe lén trở nên dễ dàng. Lỗ hổng được Natalie Silvanovich tìm thấy ở phiên bản Messenger 284.0.0.16.119.
Silvanovich đã mô phỏng từng bước cuộc tấn công trong báo cáo gửi tới Facebook ngày 6/10. Việc khai thác lỗi chỉ mất vài phút, nhưng kẻ tấn công sẽ phải là bạn bè với nạn nhân trên mạng xã hội để có quyền thực hiện cuộc gọi. Trong một bài đăng hôm 19/11 kỷ niệm 10 năm chương trình tìm kiếm lỗ hổng có thưởng Bug Bounty của mình, Facebook đã công bố mức thưởng 60.000 USD cho Silvanovich vì đã tìm ra một trong những lỗi nghiêm trọng nhất trên Messenger từ trước tới nay. Đây cũng là một trong ba phần thưởng săn lỗi cao nhất từng được Facebook trao. Silvanovich cho biết cô đã quyên góp toàn bộ tiền thưởng cho tổ chức phi lợi nhuận GiveWell.
"Sau khi khắc phục được lỗ hổng của Messenger, các nhà nghiên cứu bảo mật của chúng tôi đã áp dụng bổ sung một số biện pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn vấn đề tương tự xảy ra trên các ứng dụng khác có sử dụng cùng giao thức thoại", Dan Gurfinkel, Giám đốc kỹ thuật bảo mật của Facebook viết trong bài đăng.
Facebook gần đây đã thay thế và mở rộng chương trình Bug Bounty bằng một chương trình khác có tên Hacker Plus, nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu tìm ra lỗ hổng trong nền tảng của hãng. Chỉ tính trong năm nay, Facebook cho biết mạng xã hội này đã được thông báo về gần 1.000 lỗ hổng bảo mật và chi hơn 1,98 triệu USD để thưởng cho các hacker từ hơn 50 quốc gia. Ngoài giải thưởng tiền mặt, các hacker này cũng được cung cấp quyền truy cập vào nhiều sản phẩm và tính năng mới của Facebook cũng như thư mời tham gia các sự kiện hàng năm của mạng xã hội này.
Silvanovich và nhiều nhà nghiên cứu tại Google Project Zero gần đây cũng đã xác định được nhiều lỗ hổng nghiêm trọng khác trong đó có lỗ hổng zero-day xuất hiện trên trình duyệt Chrome và các thiết bị di động của Apple và Microsoft Windows.
Những vụ hack sản phẩm lịch sử Apple không bao giờ muốn nhớ lại Kế hoạch unlock thành công iPhone để chạy các mạng khác bởi một cậu nhóc 17 tuổi hay lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng của iOS được phát hiện bởi Charlie Miller là hai trong số những vụ hack sản phẩm kinh điển mà Apple không bao giờ muốn nhớ lại. Năm 1982, Skrenta tạo ra 1 loại virus có tên Elk Kloner...