Apple sắp gặp rắc rối nghiêm trọng nếu luật mới được thông qua
Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ gần đây xem xét Đạo luật Thị trường Mở, và nếu được thông qua nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến các công ty như Apple và Google.
Theo GizChina, dự luật này cấm các hạn chế sideloading (thuật ngữ đề cập đến việc chuyển một tập tin giữa hai thiết bị cục bộ mà không cần sử dụng internet) đối với các cửa hàng ứng dụng, và Apple sẽ là công ty bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Ngoài ra, dự luật sẽ cấm các cửa hàng ứng dụng lớn ép các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng hệ thống thanh toán của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả Apple và Google, điều mà nhiều người dùng smarpthone cho rằng nó sẽ mang lợi ích cho họ bởi giúp họ có nhiều lựa chọn thanh toán hơn.
Để dự luật thông qua và gây khó cho Apple cũng cần một khoảng thời gian dài
Ngoài ra, dự luật cũng có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời đảm bảo người tiêu dùng có sự lựa chọn công bằng và giúp khôi phục sự cạnh tranh trên thị trường kỹ thuật số.
Về vấn đề này, Apple một lần nữa lên tiếng phản đối việc mở sideloading. Công ty tiếp tục nhấn mạnh rằng việc sideloading sẽ dẫn đế gian lận và khai thác dữ liệu trên diện rộng. Trong bức thư được một lãnh đạo Apple của châu Mỹ gửi cho các thành viên Ủy ban Tư pháp Thượng viện liên tục nhấn mạnh về sự nguy hiểm của việc mở sideloading. Vị lãnh đạo này cho biết “Việc sideloading ứng dụng sẽ cho phép những kẻ xấu trốn tránh các biện pháp bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của Apple bằng cách phân phối các ứng dụng mà không có các kiểm tra bảo mật và quyền riêng tư quan trọng. Các quy định này sẽ cho phép phần mềm độc hại, lừa đảo và khai thác dữ liệu phát triển mạnh mẽ”.
Được biết, dự luật yêu cầu iOS cho phép người dùng tải và cài đặt ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng thay thế. Vì Google đã cho phép sideloading nên điều này sẽ ảnh hưởng đến Apple nhiều hơn là Google.
Người dùng iPhone có thể bị theo dõi qua camera, micro mà không hay biết: Cẩn thận kẻo bạn trở thành nạn nhân!
Chỉ với một kỹ thuật, bất kỳ mẫu iPhone nào chạy bất kỳ phiên bản iOS nào cũng có thể bị theo dõi qua camera, micro mà chủ nhân không hay biết!
Video đang HOT
Trong hầu hết các trường hợp, khi một thiết bị iOS bị nhiễm mã độc, người dùng có thể dễ dàng loại bỏ chúng bằng cách gỡ cài đặt ứng dụng và khởi động lại máy. Thao tác này sẽ xóa bỏ phần mềm độc hại khỏi bộ nhớ của thiết bị.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu bảo mật tại ZecOps mới đây đã phát triển thành công một kỹ thuật tấn công có thể khiến người dùng iPhone bị theo dõi qua camera, micro mà không hề hay biết.
Người dùng iPhone cần nâng cao cảnh giác
Bóc giá chiếc ốp iPhone đắt đỏ của trai đẹp Song Kang, vô tình tiết lộ tâm hồn ăn uống cũng rất mãnh liệt?Tất tần tật những điều có thể bạn chưa biết về các mẫu xe điện mới của VinFastTỷ phú tiền điện tử đưa ra dự đoán gây "choáng" về Bitcoin, nhà đầu tư hoảng loạn
Apple Insider đưa tin, các nhà nghiên cứu gọi kỹ thuật này là "NoReboot", hoạt động dựa vào một giao diện tắt/khởi động iPhone giả mạo được sao chép cực kỳ giống với giao diện tắt/khởi động lại của Apple. Nếu người dùng bị mắc bẫy, phần mềm độc hại sẽ âm thầm theo dõi họ qua camera và micro, dù màn hình hiển thị thì đã tắt.
Thông thường, nếu muốn tắt nguồn hoặc khởi động lại iPhone, bạn sẽ phải nhấn và giữ nút nguồn cùng nút âm lượng cho tới khi giao diện tắt/khởi động lại máy xuất hiện. Sau đó, bạn sẽ phải chờ khoảng 30 giây để tác vụ được hoàn tất.
Khi iPhone đã tắt nguồn, màn hình của thiết bị sẽ không còn hiển thị, camera cũng không hoạt động, phản hồi xúc giác 3D, âm thanh từ cuộc gọi, thông báo, rung cũng bị tắt hoàn toàn.
Giao diện tắt/khởi động lại iPhone của Apple
Dựa trên các đặc điểm này, các nhà nghiên cứu bảo mật tại ZecOps đã phát triển một phương thức tấn công có thể dễ dàng đánh lừa người dùng rằng iPhone của họ đã bị tắt nguồn.
Theo đó, khi người dùng nhấn và giữ nút nguồn cùng với nút âm lượng - giao diện tắt/khởi động lại giả mạo sẽ xuất hiện. Giao diện giả mạo này sẽ xuất hiện sớm hơn giao diện tắt/khởi động lại thật của máy nhằm đánh lừa nạn nhân (Trong trường hợp người dùng vẫn nhấn và giữ nút nguồn cùng với nút âm lượng lâu hơn thì giao diện tắt nguồn thật của iOS sẽ xuất hiện).
Giao diện tắt/khởi động lại giả mạo được sao chép y như thật
Khi người dùng thực hiện thao tác gạt để tắt nguồn trên giao diện giả mạo, các hoạt ảnh đã được sao chép không khác gì giao diện thật sẽ hiện ra và khiến nạn nhân tưởng rằng iPhone đã thật sự đã tắt. Mọi thứ của iPhone sẽ bị vô hiệu hóa ngoại trừ camera và micro vẫn hoạt động với mục đích theo dõi nạn nhân.
Nạn nhân sẽ tưởng rằng thiết bị đã tắt nguồn nhưng thực tế camera và micro vẫn hoạt động với mục đích theo dõi nạn nhân
Khi nạn nhân muốn khởi động lại nguồn, một giao diện khởi động giả mạo lại tiếp tục hiển thị để tránh bị người dùng nghi ngờ. Trong suốt quá trình đó camera và micro vẫn tiếp tục hoạt động mà không hề bị ảnh hưởng gì.
Giao diện lúc khởi động lại cũng được sao chép giống thật
Mặc dù "NoReboot" chỉ là một kỹ thuật tấn công và không phải phần mềm độc hại, nhưng nó có thể được tích hợp vào các ứng dụng độc hại như một cách để tránh bị phát hiện và duy trì hoạt động trên thiết bị iOS.
Và vì nó không khai thác bất kỳ lỗ hổng nào trên iOS nên cũng không thể vá được. ZecOps cho biết rằng, kỹ thuật này có thể được thực hiện trên bất kỳ mẫu iPhone nào chạy bất kỳ phiên bản iOS nào.
Để bảo vệ mình, người dùng iPhone được khuyên là chỉ tải xuống các ứng dụng uy tín từ App Store. Ngoài ra cũng có các công cụ, bao gồm cả một công cụ do ZecOps phát triển, có thể giúp kiểm tra xem iPhone của bạn có bị xâm phạm hay không.
Apple: "iOS an toàn hơn Android hàng chục lần" Apple cho biết trong 4 năm qua, các thiết bị Android nhiễm phải phần mềm độc hại cao hơn gấp 15 đến 47 lần so với iPhone. Apple vừa ra một báo cáo với tiêu đề "Xây dựng hệ sinh thái đáng tin cậy cho hàng triệu người dùng". Nội dung của báo cáo này đề cập đến những mối đe dọa mà...