Apple sắp bị hạ bệ tại Trung Quốc?
Số liệu thống kê mới nhất của Katar tại thị trường Trung Quốc cho thấy, Apple đang bị bám theo rất sát bởi Huawei, và có nguy cơ mất ngôi đầu tại thị trường này.
Apple đang đánh mất lợi thế tại thị trường trọng điểm – Ảnh: Reuters
Dù chỉ được coi là thị trường di động mới nổi, nhưng Trung Quốc đang đóng vai trò rất quan trọng trên bản đồ thị phần smartphone toàn cầu. Điều này giải thích tại sao, Apple đã liên tục đầu tư rất nhiều chiến dịch quảng cáo, chuỗi cửa hàng Apple Store tại đây.
Nhờ đó, thị phần các thiết bị chạy nền tảng iOS hiện vẫn chiếm khoảng 25% thị trường Trung Quốc. So với thị phần smartphone Android hiện là khoảng 75%, con số này khá ít ỏi. Nhưng nên nhớ iOS là của riêng Apple, còn Android bao gồm hàng tá nhà sản xuất khác nhau.
Nói cách khác, Apple vẫn đang ung dung thu lời từ thị trường di động đông dân nhất thế giới này. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất từ Katar, có lẽ cuộc vui của công ty có trụ sở tại Cupertino sẽ không kéo dài bao lâu nữa, nhất là tại thị trường Trung Quốc.
Bởi so với thời điểm cùng kỳ cách đây 2 năm, khi thị phần các thiết bị chạy iOS còn là 39,1%, con số này đã sụt giảm rất nhiều. Điều này cho thấy, Apple đã bắt đầu có dấu hiệu suy yếu. Rõ ràng nhất là mức tăng trưởng doanh số iPhone đang giảm dần theo thời gian.
Video đang HOT
Về phía các đối thủ tại thị trường Trung Quốc, Katar cho rằng, hãng sản xuất Huawei đang có cơ hội soán ngôi Apple ngay tại sân nhà. Theo đó, tính tới tháng 3.2016, thị phần smartphone Android mà Huawei sở hữu tại Trung Quốc đang là 24,3%, bám rất sát Apple.
Nói cách khác, sự chênh lệch thị phần hiện nay giữa 2 ông lớn này là rất ít. Nếu Huawei tiếp tục đà tăng trưởng thần kỳ, còn Apple vẫn sụt giảm như hiện nay, thương hiệu “táo Mỹ” sẽ chính thức bị hạ bệ tại thị trường trọng điểm này.
Cần nhấn mạnh, Huawei đang được mệnh danh là chú ngựa ô trong năm 2016. Nếu như thời điểm năm 2014, hãng này chỉ nắm trong tay 5% thị trường di động toàn cầu, thì sau đó 2 năm, con số đã tăng lên gần gấp ba, khoảng 14%, cho thấy tốc độ tăng trường thần tốc của nhà sản xuất Trung Quốc.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
Thị trường di động chợ đen tại Triều Tiên
Di động Trung Quốc lắp sẵn SIM được tuồn vào Triều Tiên, phục vụ nhu cầu của những người muốn liên lạc với người thân tại nước ngoài.
Triều Tiên là quốc gia bị cô lập với thế giới bên ngoài từ kinh tế, ngoại giao đến công nghệ. Chỉ khoảng 3 triệu người Triều Tiên sử dụng các thiết bị di động, tuy nhiên họ vẫn bị hạn chế khi các sản phẩm đó chỉ kết nối với mạng nội địa.
Những người sở hữu điện thoại di động đều thuộc tầng lớp tinh hoa của nước này. Vẫn có một bộ phận người Triều Tiên tìm cách liên lạc với thế giới bên ngoài thông qua thị trường di động chợ đen.
Chỉ khách du lịch đến Triều Tiên mới có thể truy cập Internet thông qua kết nối 3G.
Một báo cáo mới đây của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết di động Trung Quốc đang len lỏi vào đời sống người dân của quốc gia bí ẩn này. Chúng trở thành công cụ để họ liên lạc với người thân, gia đình, bạn bè sống ở nước ngoài.
Báo cáo chỉ ra, người thân ở nước ngoài sẽ tìm cách gửi về Triều Tiên điện thoại di động từ Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc để giữ liên lạc.
Những người Triều Tiên sẽ lắp SIM của các nhà mạng Trung Quốc vào điện thoại. Tiếp đó, họ đến những khu vực sát biên giới để bắt sóng từ nước láng giềng.
Nhân viên của nhà mạng Koryolink (Triều Tiên) đang lắp SIM cho khách du lịch.
Một người lao động Triều Tiên chia sẻ việc mua SIM Trung Quốc không chỉ khó mà còn đắt đỏ. Anh phải tốn 16 USD để sở hữu SIM, tương đương 10 tháng thu nhập.
Chính sự khép kín của Triều Tiên đã tạo điều kiện hình thành nên nghề trung gian SIM và điện thoại. Việc mang điện thoại di động về nước hợp pháp là điều không thể. Chính vì vậy, mỗi một thiết bị mang về cho người nhà thông qua trung gian có giá khoảng 500 USD.
Không chỉ có thế, những người Triều Tiên sử dụng điện thoại liên lạc ra nước ngoài có thể bị bỏ tù. Theo luật An ninh Quốc gia Triều Tiên, việc liên lạc với các cá nhân, tổ chức chống chính phủ có thể đối mặt với án phạt lên đến 10 năm tù.
Trần Tiến
Theo Zing
Hành trình 'cá chép hóa rồng' của Microsoft Chính quyết định giữ lại DOS - tiền thân của nền tảng Windows - đã giúp Microsoft trở thành một trong những gã khổng lồ công nghệ của thế giới. Năm 1980, Bill Gates đưa ra quyết định được cho là quan trọng và sáng suốt nhất đời mình khi từ chối bán bản quyền hệ điều hành đầu tiên cho gã khổng...