Apple quay về Trung Quốc sản xuất iPhone
Nhà máy sản xuất iPhone của Trung Quốc đang tăng cường nhân công sau khi đối tác của Apple tại Việt Nam, Ấn Độ phải ngừng hoạt động vì Covid-19.
Theo Taiwan News , từ đầu tháng 6, nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu, Trung Quốc đã bắt đầu tuyển dụng quy mô lớn, tăng mức lương trung bình lên 5.000 nhân dân tệ (gần 18 triệu đồng). Động thái này được cho là để chuẩn bị sản xuất iPhone mới số lượng lớn. Theo mô tả cụ thể của Foxconn, những người cam kết làm việc trên 90 ngày và đã làm đủ 55 ngày trở lên, thưởng sẽ tăng lên 6.000 nhân dân tệ (21,5 triệu đồng). Danh sách thưởng sẽ được công bố hàng tháng và phát thưởng ngay trong vòng một tuần.
Tim Cook trong một chuyến thăm nhà máy sản xuất iPhone của Foxconn Trịnh Châu.
“Foxconn Trịnh Châu đang rần rần vung tiền để tuyển người làm việc trong nhà máy sản xuất iPhone”, IT Times bình luận. Một nhà máy OEM lớn của Apple là Pegatron Thượng Hải cũng bắt đầu tuyển dụng công nhân. “Kỳ tuyển dụng lớn sẽ tìm kiếm vài nghìn nhân sự mỗi ngày, ngay cả khi công nhân phải làm việc ngày đêm, nhà máy vẫn cần lượng lớn lao động. Mức lương trung bình có thể lên đến hơn 10.000 nhân dân tệ (35,7 triệu đồng)”, cơ quan tuyển dụng của Pegatron chia sẻ.
IT Times cho biết hiện tại công nhân trong nhà máy của Pegatron vẫn chưa phải tăng ca, công việc chủ yếu là lắp ráp iPhone 12, tuy nhiên, việc sản xuất thử nghiệm iPhone mới có thể đã được tiến hành.
Video đang HOT
Trước đó, Apple đã di chuyển khoảng 8 nhà máy dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Ấn Độ và Việt Nam. Các đối tác của hãng đã đầu tư hàng tỷ USD để xây dựng các nhà máy mới. Tuy nhiên khi dịch bệnh diễn ra, các nhà máy ở Ấn Độ, Việt Nam đã phải ngừng hoạt động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ ra mắt iPhone mới của Apple vào cuối năm nay.
Ngoài việc sản xuất bị ngưng trệ, một thách thức khác với các nhà máy lắp ráp iPhone ngoài Trung Quốc là chi phí vận chuyển vật liệu điện tử đã tăng vọt. Trước đây chi phí vận chuyển một kg hàng hóa khoảng 12 nhân dân tệ, nhưng khi giao thông bị hạn chế, mức phí này đã tăng lên 38 nhân dân tệ. Chi phí hậu cần từ nhà máy nguyên liệu ở Trung Quốc sang Ấn Độ và việc các nhà máy sản xuất giảm 1/3 sản lượng là nguyên nhân trực tiếp khiến các đơn hàng sản xuất iPhone đang quay lại Trung Quốc.
Một nguyên nhân khác là khả năng liên kết chuỗi giá trị mạnh mẽ của Trung Quốc. Các thị trường mới như Ấn Độ, Việt Nam có lợi thế về lao động rẻ, ổn định nhưng chuỗi cung ứng toàn ngành vẫn còn mỏng, phải phụ thuộc vào nước ngoài.
Liên quan đến tác động của Covid-19, Canalys đánh giá dịch bệnh không còn là nút thắt chính ảnh hưởng đến năng lực sản xuất smartphone toàn cầu. Việc thiếu hụt nguồn chip mới là vấn đề thế giới cần quan tâm lúc này, mức độ ảnh hưởng có thể kéo dài trong vài năm tới.
Nikkei: Apple gấp rút chuyển sản xuất iPhone, iPad tới Ấn Độ, Việt Nam
Đây là bước đi mới nhất trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng của Apple và các đối tác Táo khuyết.
Apple đang gấp rút dịch chuyển các dây chuyền sản xuất iPhone, iPad và Mac từ Trung Quốc sang Ấn Độ, Việt Nam. Theo Nikkei , đây là bước đi mới nhất để đa dạng hóa dây chuyền sản xuất của Táo khuyết, dù căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể hạ nhiệt dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Các nguồn tin của Nikkei xác nhận iPad sẽ được sản xuất tại Việt Nam từ giữa năm nay. Đây là lần đầu tiên sản phẩm này được làm ngoài Trung Quốc. Apple cũng đẩy nhanh các dây chuyền sản xuất iPhone tại Ấn Độ, cứ điểm sản xuất lớn thứ hai của công ty. Dòng iPhone 12 có thể được lắp ráp tại Ấn Độ ngay từ quý I.
Apple đang gấp rút chuyển dây chuyền sản xuất iPhone, iPad sang Việt Nam và Ấn Độ.
Trong chiến lược mới, Apple sẽ đẩy mạnh sản xuất các mẫu loa thông minh, tai nghe và máy tính tại Đông Nam Á. Cụ thể, tại Việt Nam Apple sẽ mở rộng dây chuyền sản xuất mẫu loa thông minh mới nhất là HomePod mini. Thiết bị này đã được sản xuất tại Việt Nam từ thời điểm ra mắt vào năm ngoái. Sản lượng AirPods tại Việt Nam cũng sẽ tăng lên trong năm nay.
Trong khi đó, Malaysia được chọn để sản xuất Mac mini, và một phần dây chuyền MacBook được chuyển về Việt Nam trong năm nay. Mặc dù vậy, phần lớn dây chuyền sản xuất MacBook vẫn đặt ở Trung Quốc.
"Apple đặt mục tiêu chuyển dịch nhà máy sản xuất các thiết bị của họ sang một địa điểm mới - chủ yếu là ở Đông Nam Á. 2 năm trước, thật khó để tưởng tượng ra điều này nhưng giờ đây, nó đã trở thành hiện thực. Không có gì là không thể", Nikkei viết.
Để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch của Apple, các đối tác của họ sẽ phải khá vất vả. Chẳng hạn, đối tác sản xuất cho Apple là Foxconn đã phải đầu tư 270 triệu USD để mở rộng hệ thống tại Việt Nam vào năm ngoái. Luxshare Precision Industry, đối tác lắp ráp iPhone mới cũng phải mở rộng nhà máy ở phía Bắc Việt Nam để sản xuất HomePod mini.
Dây chuyền sản xuất thiết bị Apple đang được chuyển dịch về Việt Nam, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.
Trước đó, Goertek, đối tác lắp ráp AirPods từng yêu cầu toàn bộ nhà cung ứng của mình đánh giá về khả năng chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam từ cuối 2018. Goertek cũng là đối tác đầu tiên của Apple xác nhận chuyển dịch sản xuất.
Năm 2019, Apple yêu cầu hàng loạt đối tác nghiên cứu chi phí chuyển dịch 15-30% dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc cho các sản phẩm của hãng. Các dòng AirPods - vốn có doanh số khoảng 90 triệu chiếc/năm, lần đầu tiên được sản xuất thử tại Việt Nam vào mùa hè 2019 và sản xuất chính thức vào 2020.
Apple không đưa ra bình luận về thông tin này.
Hình ảnh nhà máy sản xuất iPhone đầu tiên thu hút chú ý cộng đồng Hình ảnh bên trong nhà máy sản xuất iPhone từ 13 năm trước được một cựu kỹ sư Apple đăng tải đang lan truyền khắp các mạng xã hội trên thế giới. Ngày 24/12, tài khoản Bob Burrough, cựu kỹ sư của Apple đăng bốn ảnh chụp bên trong nhà máy iPhone từ năm 2007. Những bức ảnh này ngay lập tức lan...