Apple phụ thuộc vào Thượng Hải ra sao?
Chuỗi cung ứng của Apple có triển vọng tươi sáng hơn của Android khi xét tới khả năng hồi phục hậu Covid-19 tại Trung Quốc.
Đây là nhận định trong báo cáo mới của các chuyên gia đến từ hãng tài chính Credit Suisse. Thượng Hải, thành phố tập trung các hoạt động sản xuất cao cấp, bắt đầu mở cửa trở lại từ ngày 1/6 sau hai tháng phong tỏa để kiểm soát Covid-19. Các thành phố lân cận cũng tạm ngừng kinh doanh để kiềm chế sự lây lan của virus.
Nhà phân tích Edmond Huang nhận xét, sản xuất phần cứng nói chung sẽ dần phục hồi về trạng thái bình thường vào tháng 6/7, triển vọng đối với chuỗi cung ứng của Apple tươi sáng hơn Android. Đánh giá riêng của Credit Suisse cho thấy lịch trình phát triển iPhone 14 vẫn như cũ, song khối lượng ban đầu sẽ nhỏ hơn, có thể vì thiếu hụt một số nguồn cung linh kiện hay chip.
Trung Quốc đại lục, bao gồm Hong Kong, chiếm khoảng 19% doanh số của Apple.
Hồi cuối tháng 4, Apple cho biết, gần như tất cả nhà máy lắp ráp tại Thượng Hải đã khôi phục hoạt động, song phong tỏa sẽ ảnh hưởng đến doanh số trong quý hiện tại từ 4 đến 8 tỷ USD. Công ty cũng nhắc tới một yếu tố khác là khủng hoảng chip.
Video đang HOT
Tuần trước, đối tác Foxconn của Apple chia sẻ ảnh hưởng từ các biện pháp phòng chống Covid-19 của Trung Quốc không tệ như dự báo. Triển vọng cả năm của Foxconn tốt hơn so với dự tính vào đầu năm.
Theo Foxconn, hoạt động của họ diễn ra bình thường tại các địa bàn sản xuất quan trọng ở Trung Quốc, nơi công ty có hơn 30 nhà xưởng. Tuy nhiên, do tình hình Covid-19 còn phức tạp, hãng lên kế hoạch cải thiện khả năng vận hành trong bong bóng khép kín.
Nhà chức trách Trung Quốc cho phép các nhà sản xuất hoạt động trong khu vực bị phong tỏa do Covid-19, nếu nhà máy giữ nhân viên ở lại. Dù vậy, các doanh nghiệp cho hay, hạn chế đi lại khiến cho xe tải không thể vận chuyển linh kiện từ nhà máy đến khách hàng.
Các nhà phân tích của Bank of America tin rằng chuỗi cung ứng của Apple có tính linh hoạt cao hơn so với Android do Foxconn, đối tác chính, phân bổ công suất đa dạng hơn. Chỉ 5% công suất của Foxconn nằm ở Thượng Hải, 10% đến 20% nằm tại Khu vực Vịnh lớn (Greater Bay Area) xung quanh Hong Kong và Thâm Quyến, ngoài ra còn hai khu vực khác thuộc Trung Quốc và nước ngoài.
Ngược lại, 80% năng lực sản xuất Android đặt tại Vịnh lớn và phía Đông Trung Quốc, đặc biệt là Thượng Hải và Tô Châu. Nhiều thương hiệu smartphone lớn của Trung Quốc sử dụng hệ điều hành Android do Google phát triển.
Các chuyên gia của Bank of America và Credit Suisse có chung quan điểm rằng, vấn đề lớn hơn đối với các nhà cung ứng Android là sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và nhu cầu smartphone trong nước sụt giảm. Lượng smartphone xuất xưởng tại Trung Quốc giảm 18% so với một năm trước, cao hơn mức giảm 11% của toàn cầu, theo Canalys.
Nếu Apple vẫn tăng trưởng 17% trong quý, các đối thủ như Oppo và Vivo lại ghi nhận sụt giảm nghiêm trọng, tương ứng 44% và 34%.
Apple ngày càng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam
Apple đang thể hiện sự quan tâm rất lớn đối với thị trường Việt Nam. Điều đó khiến nhiều người kỳ vọng rằng ông lớn này sẽ sớm mở cửa hàng Apple Store chính thức tại Việt Nam.
Theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, lượng smartphone bán ra tại Việt Nam trong quý IV/2021 đã tăng 104% so với quý trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, Apple xếp ở vị trí thứ 5 về thị phần, nhưng lại có mức tăng trưởng cao nhất với 119%.
iPhone 13 là dòng sản phẩm giúp doanh số của Apple tăng mạnh tại thị trường Việt Nam
"Apple luôn có một vị trí tốt trong lòng người tiêu dùng tại Việt Nam. Năm 2021, hãng đã thúc đẩy hàng loạt chiến lược phân phối tại Việt Nam. Công ty này đã hợp tác với các sàn thương mại điện tử để đẩy mạnh doanh số bán hàng trực tuyến, đồng thời kết hợp với các nhà bán lẻ để phát triển các cửa hàng Mono Store. Tại Việt Nam, mức độ quan tâm của người dùng đối với smartphone hỗ trợ 5G ngày càng tăng, điều đó giúp cho doanh số của iPhone 13 trở nên ấn tượng hơn", Ivan Lam, chuyên viên phân tích cấp cao của Counterpoint Research, chia sẻ.
Trao đổi với Dân trí, nhiều hệ thống bán lẻ cho biết trong những năm gần đây, thị trường sản phẩm Apple chính hãng liên tục tăng trưởng mạnh. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ phát triển nằm trong top đầu của các thị trường mới nổi, bên cạnh Ấn Độ và khu vực Mỹ Latinh.
Khoảng 2 năm trở lại đây, Apple đã liên tục triển khai hàng loạt chiến dịch nhằm đẩy mạnh sự hiện diện của hãng tại thị trường Việt Nam. Ông lớn này cũng hợp tác với nhiều đại lý ủy quyền tại Việt Nam như Thế Giới Di Động và Shopdunk để mở hàng loạt Apple Mono Store.
Sự bùng nổ về doanh số của các nhà bán lẻ đã kéo theo nhu cầu ngày càng tăng cao đối với dịch vụ sau bán hàng, đó là bảo hành và sửa chữa. Bên cạnh các đối tác quen thuộc như Thakral One, FPT, Thuận Mỹ hay Vietcomindo, Apple mới đây cũng đã hợp tác với Điện Thoại Vui để mở cửa thêm 3 trung tâm bảo hành ủy quyền - Apple Authorised Service Provider tại Việt Nam.
Đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa, thay thế cho toàn bộ các sản phẩm chính hãng của Apple tại Việt Nam, bao gồm iPhone, iPad, Mac, Watch, Airpods và các phụ kiện chính hãng khác. Ngoài ra, tại đây, khách hàng cũng có thể mua thêm gói bảo hành mở rộng Apple Care cho các sản phẩm iPad, Mac.
Apple đang ngày càng gia tăng sự hiện diện ở cả mảng bán lẻ và dịch vụ sửa chữa
Việc vận hành trung tâm sửa chữa của Apple sẽ có đôi chút khác biệt so với các đại lý bán lẻ. Ở mảng bán lẻ, các đại lý có thể chủ động trong hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ khách hàng và đạt mục tiêu về doanh số. Trong khi đó, tại các trung tâm bảo hành, toàn bộ quy trình vận hành đều nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của hãng.
Thông qua những hoạt động như mở cửa hàng Mono Store chuyên biệt hay bổ sung thêm các trung tâm bảo hành ủy quyền, Apple đang cho thấy sự hiện diện và sức ảnh hưởng của hãng tại thị trường Việt Nam ngày càng lớn. Điều đó khiến cho nhiều người dùng kỳ vọng rằng ông lớn này sẽ sớm mở cửa hàng Apple Store chính thức tại Việt Nam.
Nội bộ Apple đang nổi sóng Trái ngược với quy định của ban lãnh đạo, ngày một nhiều nhân viên Apple tỏ thái độ bất bình và phản kháng về chính sách bí mật của công ty. Kể từ năm 1976, gã khổng lồ công nghệ đã luôn vận hành theo cùng một cách: ban lãnh đạo đưa ra quyết định về cách thức hoạt động, nhân viên có...