Apple phát triển công nghệ mở khóa ôtô bằng Face ID
Apple đưa kỹ thuật mở khóa xe lên cấp độ mới bằng cách tích hợp tính năng này vào hệ điều hành iOS.
Mở khóa xe tưởng chừng là việc đơn giản nên dường như không được chú ý nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, sáng chế mới của Apple có thể khiến người ta có cái nhìn khác khi công nghệ này cho phép mở và khởi động xe bằng điện thoại và khuôn mặt.
Mặc dù vừa được công bố nhưng thực tế concept của Apple không mới. Lần đầu Apple nộp xin bằng sáng chế này là năm 2017.
iFan hy vọng Apple sẽ tích hợp sáng chế mới lên xe Quả táo. Ảnh: Inverse.
Ngày nay, khởi động xe bằng điện thoại hoặc ứng dụng riêng khá thông dụng. Ford cho phép chủ xe dùng hệ sinh thái Sync để khởi động xe từ xa. Model 3 của Tesla cho phép dùng smartphone mở cửa xe. Trong khi đó, công nghệ sinh học mới nhất của Hyundai cho phép khởi động xe bằng vân tay.
Hướng tiếp cận của Apple có đôi chút khác biệt. Tính năng này trở thành một phần không thể tách rời của hệ điều hành iOS trên iPhone thay vì là một ứng dụng.
Mô tả cho thấy công nghệ này sử dụng cảm biến và thiết bị hình ảnh xác nhận chủ xe từ xa. Khi chủ xe tới gần, xe sẽ tự động mở cửa. Điều đó liên quan tới sử dụng FaceID hoặc các kỹ thuật sinh trắc khác nhận diện bằng iPhone.
Ngay cả khi không có iPhone, vấn đề vẫn được giải quyết dễ dàng. Sáng chế của Apple sẽ tích hợp hệ thống giống Face ID ngoài thân xe giúp thực hiện các tác vụ tương tự như nhận diện khuôn mặt và xác định danh tính chủ xe.
Công nghệ mở khóa xe của Apple mở ra nhiều ứng dụng hữu ích. Ảnh: Motor1.
Chưa hết, sáng chế của Apple còn đề cập tới việc sử dụng nhiều hồ sơ người lái tùy thuộc vào điện thoại hoặc cá nhân nào được xác nhận đang tiếp cận xe. Các cài đặt như chỉnh ghế, điều khiển nhiệt độ, chọn cài đặt radio sẽ dựa vào hồ sơ người lái để tùy chỉnh phù hợp.
Video đang HOT
Apple thậm chí còn mô tả cách thức chia sẻ chìa khóa ảo cho người giúp việc hoặc chỉ cho phép tiếp cận khu vực nhất định trên xe như cốp để đồ hoặc hộp đựng găng tay. Cách này hữu dụng khi cần chuyển hàng tự động, giống phương thức giao hàng mới nhất của Amazon.
Apple cho biết phương pháp này không thể bị bẻ gãy bằng kiểu tấn công “man-in-the-middle”, trong đó kẻ gian khai thác sơ hở đoạt chìa khóa phương tiện, thậm chí có thể lái xe đi mà không cần chạm vào chìa khóa.
Apple muốn nâng cấp Face ID lên cấp độ mới, đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái đa dạng hơn.
Chưa rõ khi nào và ở đâu công nghệ mới của Apple sẽ được ứng dụng. Có thể một ngày nào đó, công nghệ mở khóa thông minh sẽ xuất hiện trên xe Apple tương lai, dù cho dự án này vẫn chưa rõ ràng.
Apple vừa sa thải 200 nhân công của dự án Project Titan chịu trách nhiệm phát triển xe tự hành. Project Titan là dự án bí mật, gần như chưa hé lộ bất cứ thông tin liên quan nào.
Sáng chế mới của Apple, nếu được triển khai, sẽ là cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực xe hơi, giới chuyên môn nhận định.
Theo Zing
Huawei và các công ty TQ gặp khó, đối thủ hưởng lợi
Nhiều công ty công nghệ của Trung Quốc đang vấp phải phản ứng tiêu cực từ chính phủ Mỹ và nhiều nước khác khiến tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Trong nhiều ngành công nghệ, sản phẩm Trung Quốc đang chiếm thị phần vượt trội. Tuy nhiên làn sóng phản ứng với Trung Quốc trong vài năm trở lại đây đang khiến các doanh nghiệp nước này gặp khó.
Những ngành công nghệ nhạy cảm bị ảnh hưởng
Tại Australia, hai hãng sản xuất camera an ninh của Trung Quốc là Hikvision và Dahua chiếm phần lớn thị phần. Tuy nhiên vào tháng 9/2018, một bài báo của ABC đặt ra vấn đề an ninh khi sử dụng những camera của Trung Quốc ở các hệ thống, nhất là doanh trại quân đội tại Australia.
Hai công ty cung cấp camera an ninh của Trung Quốc Hikvision và Dahua đều đang bị phản đối tại Australia vì lý do an ninh.
"Sử dụng những camera loại này ở các cơ sở an ninh là rất vô lý", ông Fergus Hanson, người đứng đầu trung tâm an ninh mạng quốc gia tại Viện nghiên cứu chính sách Australia nói với ABC.
Nắm lấy cơ hội này, một công ty đã ngay lập tức triển khai kinh doanh các camera an ninh từ các nhà cung cấp Hàn Quốc.
"Hiện nay, do sự phản ứng đối với các công ty Trung Quốc, chúng tôi cung cấp cả sản phẩm từ Hàn Quốc. Chúng tôi vẫn đưa ra mọi sự lựa chọn, nhưng tại Australia, chúng tôi nhận thấy mình cần nhạy cảm hơn, do đó chúng tôi cũng cung cấp nhiều sản phẩm từ Hàn Quốc hơn. Với những người thực sự cần giá rẻ, thì sản phẩm Trung Quốc vẫn là lựa chọn hợp lý", CEO Paul Chong của công ty Certis cho biết.
Theo SCMP, rất nhiều ngành công nghiệp tiêu dùng của Trung Quốc đạt mức cạnh tranh cao nhờ thị trường nội địa quá rộng lớn, nhân công rẻ và hệ thống chuỗi cung ứng khắp thế giới. Một số ngành mới, như xe điện, nhận được chính sách ưu đãi từ chính phủ để các công ty có thể đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các công nghệ mới.
Thị trường nội địa của Trung Quốc cũng rất cạnh tranh, do vậy các công ty khi vươn ra nước ngoài đều đã có kinh nghiệm vượt qua hàng chục, thậm chí hàng trăm đối thủ hoạt động trong cùng ngành.
Theo số liệu từ Dell'Oro Group, Huawei chiếm tới 28% thị phần thiết bị viễn thông toàn cầu trong quý III/2018. DJI chiếm 74% thị phần máy bay không người lái gắn camera (drone) trong khi Hikvision cũng chiếm 21,4% thị phần thiết bị theo dõi, giám sát.
Không chỉ có viễn thông và camera giám sát, đến những công ty cung cấp máy bay không người lái như DJI cũng gặp khó vì lo ngại an ninh.
Sự áp đảo từ các công ty Trung Quốc đồng thời đem tới sự lo ngại. Tuy nhiên làn sóng phản đối sản phẩm công nghệ Trung Quốc chỉ tăng cao sau khi chính phủ Mỹ cấm các cơ quan cũng như các nhà thầu của chính phủ sử dụng các thiết bị viễn thông và giám sát từ Trung Quốc. Quân đội Mỹ cũng cấm sử dụng máy bay không người lái của DJI vào năm 2017 do lo ngại về an ninh.
Sức ép với Huawei trước thềm MWC 2019
Cuối năm 2018, Giám đốc tài chính của Huawei bị bắt tại Canada. Ngay sau đó, nhiều nhà mạng và chính phủ tại các nước châu Âu lên tiếng về việc tẩy chay các thiết bị viễn thông có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong tuần này, Mỹ có thể thông qua đạo luật cấm hoàn toàn các thiết bị viễn thông từ Trung Quốc, ngay trước thềm hội nghị về viễn thông lớn nhất thế giới MWC 2019. Thậm chí Mỹ còn đe dọa các quốc gia châu Âu muốn sử dụng các thiết bị của Trung Quốc.
"Tôi không thấy có một lý do hợp lý nào để hợp tác với các công ty Trung Quốc, khi họ còn có thể kiểm soát hoặc theo dõi chính khách hàng của họ. Những quốc gia mù quáng tích hợp công nghệ của Trung Quốc mà không cân nhắc những rủi ro có thể sẽ chịu nhiều bất lợi từ Mỹ", đặc phái viên của Mỹ tại Liên minh châu Âu Gordon Sondland nói trên Bloomberg.
Theo Bloomberg, các quan chức của chính phủ Mỹ sẽ xuất hiện tại MWC vào cuối tháng này và thuyết phục những quốc gia khác về việc không sử dụng thiết bị viễn thông Huawei. Cisco, Ericsson và Nokia sẽ là những công ty hưởng lợi khi cái tên của họ được chính đội ngũ này khuyên dùng để thay thế cho Huawei.
Huawei có thể gặp khó tại MWC 2019, khi các quan chức chính phủ Mỹ tới đây và thuyết phục các quốc gia Châu Âu sử dụng thiết bị của Cisco, Ericsson, Nokia.
Với sức ép từ Mỹ, rất có thể Huawei sẽ còn bị quay lưng nhiều hơn tại châu Âu. Đây sẽ là một vấn đề lớn, bởi châu Âu là thị trường lớn nhất của Huawei ngoài Trung Quốc. Canada, Australia và New Zealand có thể cũng sẽ học tập Mỹ và cấm hoặc hạn chế thiết bị từ Trung Quốc.
Khi được hỏi về vấn đề này, nhà sáng lập của Huawei, ông Nhậm Chính Phi cho rằng công ty này không cần lo ngại vì họ vẫn có lợi thế cạnh tranh.
"Khi mà sản phẩm của anh vượt trội thì không cần phải lo lắng đến người mua. Tôi chưa bao giờ lo cả.
Tất nhiên họ có thể mua hay không tùy thích, nhưng nếu không dùng thiết bị của Huawei thì họ sẽ phải trả giá cao hơn nhiều", ông Nhậm nói trong một cuộc phỏng vấn trên CCTV.
Theo zing
Instagram tung ra 'màn hình nhạy cảm' sau các vụ tự tử của giới trẻ Instagram tuyên bố mạng chia sẻ ảnh này đang thực hiện các thay đổi mà họ hy vọng sẽ ngăn người dùng trẻ tiếp xúc với nội dung không phù hợp liên quan đến tự tử. Ảnh minh họa. (Ảnh: iStock) Người đứng đầu Instagram, Adam Mosseri, ngày 5/2 tuyên bố mạng chia sẻ ảnh này đang thực hiện các thay đổi mà...