Apple phát hành macOS 10.13 High Sierra với nhiều cải tiến
Bản cập nhật tập trung cho trình duyệt Safari, Photos, định dạng ổ lưu trữ mới và cải thiện hiệu suất.
Vào 0 giờ ngày 26/9 (giờ Việt Nam), Apple đã chính thức cho phép người dùng tải về phiên bản mới của hệ điều hành cho máy mac, phiên bản 10.13 High Sierra với nhiều cải tiến. Tuy nhiên, hệ điều hành mới chỉ tập trung vào các tính năng bên trong thay vì giao diện bên ngoài.
Phiên bản macOS High Sierra bổ sung một số tính năng và cải thiện hiệu suất.
Với bản cập nhật mới, trình duyệt Safari sẽ được bổ sung thêm khá nhiều tính năng, trong đó có chặn tự động mở nhạc và video trên trang web – vốn gây phiền phức cho nhiều người. Bên cạnh đó, trình duyệt cũng cho tốc độ duyệt web nhanh hơn tới 80% khi xử lý JavaScript so với Google Chrome, hay được tích hợp trí tuệ nhân tạo để chặn một số website theo dõi người dùng.
Photos trên High Sierra cũng được nâng cấp. Nếu người dùng sử dụng tính năng nhận diện khuôn mặt để gom nhóm ảnh trên máy Mac, nó cũng sẽ được đồng bộ với các thiết bị Apple khác như iPhone hay iPad, giúp tiết kiệm thời gian hơn. Việc sửa ảnh cũng dễ dàng, khi Apple bổ sung khá nhiều công cụ mới chuyên nghiệp hơn.
Với các phiên bản Mac trước, Apple sử dụng định dạng ổ lưu trữ HFS . Tuy nhiên, Táo khuyết sẽ chuyển sang định dạng mới mang tên APFS có khả năng hỗ trợ ổ SSD đọc/ghi nhanh hơn, không làm tăng dung lượng, tăng cường khả năng phục hồi dữ liệu khi máy tắt đột ngột (hư hỏng hoặc mất điện). Đây là định dạng đã xuất hiện trên iPhone, iPad chạy iOS 11 và Watch chạy watchOS 4.
Thiết bị chạy High Sierra sẽ tương thích với các công nghệ và thiết bị thực tế ảo mới (đầu tiên là HTC Vive), ứng dụng Mail được tích hợp thêm Spotlight, Metal 2 cải thiện hiệu suất đồ họa, video chuẩn HEVC (H.265)… Ngoài ra, hệ điều hành mới sẽ tập trung chủ yếu vào cải tiến hiệu năng cho máy Mac, bao gồm tăng tốc xử lý, thao tác mượt mà, tiết kiệm năng lượng…
Video đang HOT
Hiện người dùng có thể tải về trong iTunes, với dung lượng 4,8 GB. Trước khi cập nhật, cần sao lưu dữ liệu để tránh sự cố xảy ra, cũng như đảm bảo đủ không gian bộ nhớ để cài đặt.
Bảo Lâm
Theo MacRumors
Cách kiểm tra ứng dụng 32 bit ngưng hoạt động trên macOS High Sierra
Không chỉ iOS 11 ngưng hỗ trợ các ứng dụng 32 bit mà cả macOS High Sierra cũng quay lưng với các ứng dụng này. Dưới đây là cách kiểm tra các ứng dụng sẽ ngưng hoạt động trên phiên bản macOS sắp tới.
Kể từ năm 2017, Apple bắt đầu xử lý các ứng dụng 32 bit lạc hậu
Thời điểm ngưng hỗ trợ ứng dụng 32 bit
Khác với iOS 11, macOS 10.13 High Sierra vẫn tiếp tục hỗ trợ các ứng dụng 32 bit bình thường và không có gì thay đổi. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 1.2018, tất cả các ứng dụng mới và bản cập nhật ứng dụng hiện tại được gửi tới Mac App Store phải là 64 bit. Không chỉ có Mac App Store, phiên bản kế tiếp của macOS sau High Sierra sẽ cảnh báo người dùng khi họ chạy ứng dụng 32 bit. Trong tương lai, phiên bản macOS sẽ ngừng chạy các ứng dụng 32 bit.
Giống iOS, Apple muốn tiến lên và ngừng hỗ trợ các ứng dụng 32 bit để chuyển sang 64 bit mới hơn. Các nhà phát triển đang nhận được cảnh báo và cần phải một vài năm để di chuyển hoàn toàn. Tuy nhiên cũng có một số ứng dụng không còn được phát triển và ngừng hoạt động trên macOS, giống như một số ứng dụng cũ hơn ngừng hoạt động khi Apple bỏ hỗ trợ Rosetta PowerPC trong Mac OS X 10.7.
Cách kiểm tra ứng dụng 32 bit
Hiện tại bạn có thể kiểm tra các ứng dụng 32 bit đã cài đặt trên máy Mac. Để làm điều này, nhấn vào trình đơn Apple> About This Mac. Nhấp vào nút System Report trong cửa sổ hiện ra.
Nhấn System Report trong cửa sổ thông tin máy Mac
Cuộn xuống trong khay bên trái và nhấp vào Applications dưới Software. Mac sẽ mất vài giây để tạo danh sách các ứng dụng đã cài đặt.
Mục Applications trong phần Software là nơi hiển thị các ứng dụng có trên máy Mac
Di chuyển sang phải và tìm cột 64 bit. Bạn sẽ thấy "Yes" hoặc "No" xuất hiện dưới cột này tùy thuộc vào việc ứng dụng đó có phải là 64 bit hay không. Bạn có thể sắp xếp danh sách các ứng dụng 64 bit bằng cách nhấn vào cột tiêu đề 64 bit. Kiểm tra danh sách các ứng dụng No trong cột này để biết được ứng dụng nào trên hệ thống là 32 bit.
Dựa vào thông tin này, bạn có thể xem liệu có vấn đề nào trong quá trình chuyển đổi sang ứng dụng 64 bit hay không. Ví dụ, trong bài viết có khá nhiều phần mềm của Adobe còn là 32 bit.
Các ứng dụng 64 bit sẽ ở trạng thái Yes, còn 32 bit ở trạng thái No trong cột 64 bit
Mặt khác, nếu có ứng dụng 32 bit mà bạn thực sự quan tâm, bạn nên kiểm tra xem liệu nó có còn được phát triển và nhận bản cập nhật hay không. Nếu không, bạn có thể tìm kiếm và xem liệu có sự thay thế trong danh mục ứng dụng không.
Có một lưu ý là những ứng dụng này sẽ hoạt động bình thường ở High Sierra, sẽ chỉ hiển thị các cảnh báo trong bản phát hành sau High Sierra trước khi ngừng làm việc trong bản phát hành sau High Sierra. Điều này có nghĩa, ít nhất đến cuối năm 2019 thì các ứng dụng này mới không làm việc.
Ngay cả khi ngày đó đến mà không tìm thấy ứng dụng thay thế và thực sự quan trọng, bạn có thể tiếp tục sử dụng phiên bản macOS hiện tại và từ chối cập nhật hệ điều hành.
Thành Luân
Ảnh chụp màn hình
Theo Thanhnien
Microsoft: Office for Mac 2011 không chạy được trên macOS 10.13 High Sierra Sau khi Apple ra mắt phiên bản macOS 10.13 High Sierra, Microsoft đã xác nhận nếu người dùng còn đang sử dụng Office for Mac 2011, sẽ không thể dùng được trên hệ điều hành mới này. Office for Mac 2011 sẽ không dùng được trên macOS 10.13 High Sierra. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Theo Neowin, Office for Mac 2011 được Microsoft tung...