Apple phải trả 1,9 triệu USD cho nhà xuất bản Trung Quốc vì vi phạm bản quyền
Một tòa án Trung Quốc mới đây yêu cần Apple phải trả 1,9 triệu USD cho nhà xuất bản trực tuyến ở nước này vì vi phạm bản quyền trong App Store.
Theo China Securities Journal, Apple đã nhận lệnh phải trả 12 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,9 triệu USD) cho một nhà xuất bản trực tuyến Trung Quốc dựa trên phán quyết ban đầu của Tòa án nhân dân Tân Hải, TP.Thiên Tân hôm 1.11. Khoản tiền phạt này được đưa ra chỉ vài tháng sau khi tòa án tối cao Trung Quốc quyết định chống lại gã khổng lồ công nghệ Mỹ trong một vụ kiện khác.
Phán quyết có lợi cho công ty con Thiên Tân của Tập đoàn xuất bản kỹ thuật số COL, vốn đã bị kẹt trong cuộc chiến pháp lý với Apple suốt một thập niên, phát hiện ra rằng một số ứng dụng không có tên trên App Store trực tuyến của Apple ở đại lục đã xuất bản nội dung không được cấp phép, bao gồm cả tiểu thuyết nổi tiếng chỉ có thể được phân phối bởi nhà xuất bản trực tuyến.
Cuộc chiến pháp lý của Apple và COL Digital Publishing dự kiến sẽ tiếp tục, vì vụ kiện của nguyên đơn còn liên quan đến 83 sự cố riêng biệt và 460 tài sản trí tuệ khác nhau
Tòa án tại Thiên Tân đã kết luận Apple không tiến hành thẩm định để ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền của một số ứng dụng bên thứ ba. Cuộc chiến pháp lý của Apple và COL Digital Publishing dự kiến sẽ tiếp tục, vì vụ kiện của nguyên đơn còn liên quan đến 83 sự cố riêng biệt và 460 tài sản trí tuệ khác nhau, với tổng số tiền thiệt hại được yêu cầu lên tới hơn 70 triệu nhân dân tệ. Apple từ chối yêu cầu bình luận hôm 4.11. Trong khi đó, một luật sư của COL Digital Publishing xác nhận phán quyết của tòa án tại Thiên Tân, nhưng từ chối chia sẻ thêm vì vụ việc vẫn đang diễn ra.
Video đang HOT
Đây không phải là lần đầu tiên COL Digital Publishing kiện Apple ra tòa. Công ty này đã kiện Apple bốn lần khác nhau kể từ năm 2012 trong các vụ việc liên quan đến tác phẩm kỹ thuật số. Tháng 4.2021, tòa án Sở hữu Trí tuệ Bắc Kinh đã từ chối yêu cầu của Apple về việc kháng cáo phán quyết trước đó của họ, rằng Apple đã vi phạm quyền của COL Digital Publishing để truyền thông các tác phẩm tới công chúng. Apple đã phải trả 368.000 nhân dân tệ tiền bồi thường cho nhà xuất bản trực tuyến.
Apple từ lâu luôn tự hào về một hệ sinh thái công bằng và an toàn, nhưng áp lực pháp lý từ người dùng và các bên khác đã cho thấy một số vấn đề bên trong hãng công nghệ Mỹ. Theo You Yunting, đối tác cấp cao của công ty luật Shanghai Debund Law Firm, việc quản lý App Store của Apple ở đại lục không đáp ứng yêu cầu của luật Bản quyền của nước này. “Các tòa án Trung Quốc đã thiết lập tiêu chuẩn khá cao, điều đó có nghĩa là bạn không thể thoái thác trách nhiệm khi vi phạm xảy ra trên nền tảng của mình”, ông You Yunting nói.
Các cửa hàng ứng dụng Android ở Trung Quốc, bao gồm các cửa hàng thuộc Baidu, Tencent Holdings, Qihoo 360 và Alibaba Group Holding, “tất cả đều chấp nhận sự giám sát của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc”, ông You Yunting cho biết.
Đồng sáng lập Apple bị tố ăn cắp ý tưởng
Business Insider đưa tin người đồng sáng lập Apple - ông Steve Wozniak đang đối mặt với vụ kiện trị giá hàng triệu USD vì ăn cắp ý tưởng từ người khác để thành lập trường công nghệ.
Năm 2011, Steve Wozniak từng bắt tay với đối tác để thành lập học viện mang tên ông
Ralph Reilly - một giáo sư kinh doanh ở Connecticut (Mỹ) cho biết ông và Wozniak đã đồng ý thành lập một trường đại học công nghệ và đi đến thỏa thuận vào năm 2011. Ngôi trường này được xây dựng dựa trên tên tuổi của Wozniak và Apple, hướng đến việc dạy máy tính và kỹ năng cho người lớn.
Dù thỏa thuận là vậy, mối quan hệ hợp tác giữa họ đã không thể bắt đầu. Năm 2017, Wozniak tạo một ngôi trường với ý tưởng tương tự những gì đã bàn với Reilly, nhưng lại hợp tác cùng công ty Coder Camps. Reilly nhanh chóng liên hệ Wozniak qua email với mong muốn được tham gia vào liên doanh này.
Ông viết trong mail: "Đó chính xác là những gì tôi hình dung về Học viện Công nghệ Woz khi tôi trình bày ý tưởng này với ông".
Wozniak trả lời: "Ông nói đúng. Tôi biết tất cả những thứ này sẽ không thành hiện thực nếu không có ý tưởng ban đầu của ông".
Sau đó, người đồng sáng lập Apple im lặng khi Reilly yêu cầu tham gia vào dự án. Thế nên ông quyết định tố Wozniak với cáo buộc ăn cắp tài sản trí tuệ và vi phạm bản quyền, mong được bồi thường thiệt hại ít nhất 1 triệu USD. Các cáo buộc khác mà Reilly đưa ra chống lại Wozniak như vi phạm hợp đồng đã bị thẩm phán bác bỏ.
Theo Business Insider, Reilly lần đầu trình bày ý tưởng thành lập học viện công nghệ vào tháng 9.2010. Sau vài tháng trao đổi, Wozniak gửi mail đồng ý với những gì Reilly đưa ra và đặt bút ký vào hợp đồng năm 2011. Tấm hình chụp cả hai bắt tay nhau trong buổi ký hợp đồng cũng được báo chí ghi lại. Đơn kiện của Reilly có kèm theo chữ ký trên bản hợp đồng của cả hai.
Thỏa thuận không đi tới đâu vì cả hai bận theo đuổi nhiều dự án khác vào lúc đó. Đến khi Reily tung ra website cho dự án Học viện Công nghệ Woz năm 2013, đội ngũ của Wozniak yêu cầu ông gỡ trang web và ngừng liên hệ với nhà đồng sáng lập Apple. Trang web của Reilly hiện là trung tâm vụ kiện bản quyền trị giá hàng triệu USD này.
Về phần mình, đội ngũ của Wozniak tuyên bố cả hai chưa bao giờ đạt được thỏa thuận, còn cú bắt tay với Reilly chỉ là hoạt động giao lưu chụp ảnh như Wozniak vẫn thường làm với người hâm mộ.
Luật sư của Wozniak cho biết ông thường để cho đội ngũ của mình đàm phán hợp đồng, ngay cả việc hợp tác với Coder Camps cũng vậy. Do đó, khi bị hỏi về việc Coder Camps có trả cho ông 1 triệu USD để thành lập trường Woz U hay không, ông bảo "không nhớ", dù quản lý của ông xác nhận đã nhận được số tiền đó.
Người đồng sáng lập Apple cho biết: "Tôi tránh né bất cứ điều gì liên quan đến tiền bạc trong cuộc sống. Tôi không nhìn vào chúng... Tôi không biết có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng của công ty. Cuộc sống tôi rất khác so với hầu hết mọi người".
Vụ việc vi phạm bản quyền sẽ được đưa ra xét xử vào tháng tới ở Arizona (Mỹ), bắt đầu vào ngày 7.6.
Sức ép từ Mỹ vẫn quá lớn, Huawei có thể sắp phải bán bộ phận kinh doanh máy chủ Các lệnh trừng phạt khiến Huawei tiếp tục gặp khó khăn trong việc mua bộ vi xử lý từ các nhà sản xuất chip của Mỹ. Huawei được cho là đang tiến hành các cuộc đàm phán nâng cao để bán bớt mảng kinh doanh máy chủ của mình, sau khi họ gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung các bộ...