Apple Pay có thể “cập bến” Hàn Quốc vào cuối tháng này
Ứng dụng Apple Pay có thể “ cập bến” Hàn Quốc vào cuối tháng 11 này.
Ứng dụng Apple Pay trên điện thoại iphone. Ảnh: fmbnc.com
Sự xuất hiện được chờ đợi từ lâu của dịch vụ thanh toán di động này diễn ra giữa bối cảnh Samsung Pay đang thống trị thị trường thanh toán di động địa phương.
Theo các nguồn tin trong ngành, công ty thẻ tín dụng Hyundai Card Co., thuộc tập đoàn Hyundai Motor Group, sẽ cung cấp dịch vụ Apple Pay vào cuối tháng Mười Một theo hợp đồng độc quyền một năm với Apple Inc.
Ra mắt tại Mỹ vào năm 2014, Apple Pay cho phép người dùng các thiết bị của Apple, bao gồm cả iPhone và iPad, thanh toán trực tiếp mà không cần thẻ. Ứng dụng này khả dụng với một số thiết bị sử dụng hệ thống giao tiếp trường gần (NFC), một giao thức không dây tầm ngắn.
Apple Pay đã trở thành hệ thống thanh toán kỹ thuật số phổ biến thứ hai trên thế giới với tổng số giao dịch trị giá hơn 6.000 tỷ USD trong năm 2021, đứng sau Visa với giá trị giao dịch 10.000 tỷ USD.
Video đang HOT
Ứng dụng này có sẵn ở nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nhật Bản, song lại nằm ngoài tầm với của người dùng iPhone tại Hàn Quốc do sự thống trị mạnh mẽ của điện thoại thông minh Samsung và thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ để thanh toán NFC.
Theo dữ liệu từ công ty theo dõi thị trường Counterpoint Research, năm ngoái, Samsung chiếm 72% thị trường điện thoại thông minh Hàn Quốc, tăng từ mức 65% một năm trước đó.
Dữ liệu từ Mobile Index cho thấy dịch vụ thanh toán kỹ thuật số Samsung Pay của Samsung Electronics, dựa trên công nghệ truyền dẫn an toàn qua từ tính (MST), là ứng dụng dịch vụ tài chính được sử dụng nhiều nhất tại Hàn Quốc trong quý I với 14,8 triệu người dùng.
Theo báo cáo nửa năm của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), giá trị giao dịch tài chính điện tử trung bình hàng ngày đạt 723,2 tỷ won (535,8 triệu USD) trong khoảng thời gian từ tháng 1-6/2022, tăng 29,4% so với một năm trước đó.
Các giao dịch tài chính điện tử bao gồm tất cả các khoản thanh toán qua Internet và điện thoại di động, cũng như các giao dịch mua được thực hiện bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ điện tử.
Các chuyên gia kỳ vọng Apple Pay sẽ là nhân tố chính trong việc phá vỡ uy thế của Samsung Pay trên thị trường thanh toán di động, nhờ kinh nghiệm hàng thập kỷ của Apple trong ngành thanh toán kỹ thuật số toàn cầu và lượng người dùng iPhone tại Hàn Quốc chiếm hơn 20% thị trường.
Samsung chia tiền thưởng khi cuộc chiến nhân tài nóng lên
Tình trạng thiếu kỹ sư kinh niên đã khiến mức lương cho nhân sự ngành công nghệ bán dẫn tăng cao ở Hàn Quốc.
"Khi dịch Covid-19 lắng xuống, chúng ta hãy đi ăn trưa tại một nhà hàng Nhật Bản nổi tiếng", một người làm việc tại Samsung gần đây đưa ra lời mời. Người này vừa nhận được "tiền thưởng dịch vụ" trị giá gần ba tháng lương vào tháng trước. Tiền thưởng được phân phối cho tất cả nhân viên trong bộ phận bộ nhớ của Samsung, bộ phận đóng vai trò trung tâm trong việc giúp hãng công nghệ Hàn Quốc vượt qua Intel về doanh số bán chip vào năm 2021.
Theo Nikkei, chỉ vài tuần trước đó, tất cả nhân viên của Samsung đã nhận được một khoản thưởng đặc biệt khác tương đương với hai tháng lương, bên cạnh khoản tiền thưởng liên kết lợi nhuận thông thường trị giá nửa năm tiền lương.
Thu nhập cao ngất ngưởng của Samsung Electronics đã giúp túi tiền của nhân viên tăng lên
Lương thưởng tăng cao cho thấy một cuộc chiến ngầm về tranh giành nhân tài đang không ngừng nóng lên trong ngành bán dẫn. Theo báo cáo hằng năm của Korea Exchange, Samsung đã tuyển dụng 109.490 người tại Hàn Quốc tính đến ngày 31.12.2020, với mức lương thưởng trung bình hằng năm là 127 triệu won (khoảng 106.000 USD). Con số này thể hiện mức tăng 26% so với năm năm trước đó, và mức trung bình có thể còn tăng cao hơn nữa trong năm 2021 do thu nhập của năm cao.
Tuy nhiên, lương thưởng chưa phải toàn bộ câu chuyện vì Samsung cũng cung cấp những lợi ích hào phóng khác. Nhân viên có thể ăn sáng, ăn trưa và ăn tối miễn phí tại nhiều nhà ăn trong khuôn viên công ty. Nhà sản xuất chip Hàn Quốc còn đài thọ hầu hết chi phí đi học cho con cái của những nhân viên này. Chính sách lương thưởng của Samsung bắt nguồn từ triết lý trả công do cố lãnh đạo lâu năm Lee Kun-hee đưa ra vào năm 2001, đó là kết quả làm việc nên được đền đáp thông qua việc trả công. Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tiên giới thiệu hệ thống cho phép nhân viên chia sẻ lợi nhuận của công ty.
Không chịu thua kém, nhà sản xuất chất bán dẫn SK Hynix hồi tháng 1.2022 cũng thưởng cho tất cả nhân viên số tiền tương đương với 10 tháng lương, sau một năm 2021 tăng trưởng mạnh mẽ. Sự hào phóng về lương thưởng từ các nhà sản xuất chip hàng đầu được thúc đẩy bởi tình trạng thiếu hụt kỹ sư kinh niên. Giữa lúc nhu cầu bán dẫn tăng đều đặn trên toàn thế giới, các nhà sản xuất chip càng phải cạnh tranh để có được nguồn nhân lực có thể phát triển công nghệ mới, hoặc bổ sung nhân viên để mở rộng các cơ sở chế tạo.
Nhân tài ngành công nghệ đang bị thu hẹp bởi sự phổ biến ngày càng tăng của các công ty trò chơi và internet như Naver, Kakao. Những công ty này hiện được xem là điểm đến lý tưởng cho người thuộc chuyên ngành khoa học và kỹ thuật. Mức lương trung bình hằng năm tại Naver đã tăng gấp rưỡi trong vòng 5 năm, lên gần 86.000 USD vào năm 2020. Trong khi đó, Samsung, công ty từ lâu luôn dẫn đầu danh sách nơi làm việc phổ biến nhất Hàn Quốc, lại bị tụt hạng.
Chính phủ Hàn Quốc nhận thấy thiếu hụt nhân tài là nguy cơ nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp cốt lõi, nên đã thực hiện các bước để thúc đẩy việc phát triển nhiều nhân tài hơn, chẳng hạn như khuyến khích các trường đại học hàng đầu thiết lập chương trình về chất bán dẫn. Tuy nhiên, nỗ lực đào tạo thêm nhân viên có trình độ nhiều khả năng không theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường chip.
Khi đại gia Intel lỡ chân trong cuộc cách mạng di động Intel đã giúp khai sinh Silicon Valley nhưng rồi sự tự mãn và bỏ lỡ chuyến tàu di động đã khiến họ tụt lại rất xa đối thủ. Intel từng là viên ngọc quý của ngành sản xuất Mỹ từ cuối thập niên 60, khi Robert Noyce và Gordon Moore sáng lập công ty tại Moutain View, California và giúp tạo ra ngành...