Apple nộp đơn kháng án cấm bán iPhone ở Trung Quốc
Hãng Mỹ Apple vừa đệ đơn kháng án, hy vọng thay đổi quyết định cấm nhập khẩu và bày bán hầu hết các mẫu iPhone tại Trung Quốc.
Ảnh: Reuters
Theo CNBC, lệnh cấm bán nhiều mẫu iPhone ở Trung Quốc được tòa án thành phố Phúc Châu đưa ra hôm 10.12, thể theo yêu cầu từ phía Qualcomm, công ty đã và đang rơi vào cuộc chiến pháp lý nhiều năm với Apple.
Nhà sản xuất chip cáo buộc hãng “táo khuyết” vi phạm hai bằng sáng chế về tính năng cho phép người dùng định dạng lại kích thước, diện mạo hình ảnh và tính năng quản lý nhiều ứng dụng trên màn hình cảm ứng khi điều hướng qua các ứng dụng điện thoại. Apple cho hay hãng không vi phạm các bằng sáng chế này và lệnh cấm vượt quá phạm vi quyết định của tòa án.
“Nỗ lực của Qualcomm trong việc cấm các sản phẩm của chúng tôi là động thái tuyệt vọng được một doanh nghiệp chịu nhiều cuộc điều tra của giới chức toàn cầu thực hiện. Tất cả những mẫu iPhone của chúng tôi vẫn có sẵn để bán cho khách hàng ở Trung Quốc. Qualcomm đòi quyền lợi về ba bằng sáng chế họ chưa từng nhắc đến trước đây, trong đó có một bằng đã hết hiệu lực. Chúng tôi sẽ theo đuổi tất cả lựa chọn pháp lý mình có trên tòa”, Apple tuyên bố.
Video đang HOT
Nhà sản xuất iPhone tuyên bố các bằng sáng chế đang đứng giữa tranh chấp không bao gồm hệ điều hành mới nhất của doanh nghiệp, vốn được cài đặt trên tất cả các iPhone mới.
Theo Reuters, quyết định ban đầu của tòa án Trung Quốc ảnh hưởng đến các mẫu từ iPhone 6S đến iPhone X, cụ thể là: iPhone 6S, iPhone 6S Plus, iPhone 7, iPhone 7 Plus, iPhone 8, iPhone 8 Plus and iPhone X. Cổ phiếu Apple hôm 10.12 có giảm ngay sau tin này, nhưng sau đó đã phục hồi một chút. Hiện giá cổ phiếu Apple vào khoảng 169,5 USD.
Theo Báo Mới
"Lệnh cấm bán iPhone tại Trung Quốc sẽ buộc Apple phải ngồi vào bàn đàm phán với Qualcomm"
Lệnh cấm bán iPhone của một toà án tại Trung Quốc có khả năng sẽ tạo ra một bước tiến mới đến thoả thuận dàn xếp trong cuộc chiến pháp lý trường kỳ giữa Apple và Qualcomm.
Hôm thứ Hai vừa qua, Toà án Nhân dân Trung cấp Phúc Châu vừa đưa ra quyết định cấm bán nhiều mẫu iPhone tại Trung Quốc, khiến Apple - từ các nhà đầu tư, lẫn giới phân tích - lần đầu cảm nhận trái đắng của cuộc xung đột pháp lý liên quan các bằng sáng chế smartphone vô cùng phức tạp kéo dài đã hai năm qua. Apple gội đây là một "động thái điên rồ" và cho biết công ty sẽ đấu tranh đến cùng.
Apple và Qualcomm đã và đang có một cuộc chiến cực kỳ gay cấn liên quan quyền sở hữu trí tuệ nhiều thiết bị và mạng không dây. Apple cáo buộc Qualcomm thu phí bản quyền nhiều vượt mức cho phép. Trong khi hãng sản xuất chip thì lợi dụng các bằng sáng chế khác liên quan một số phương thức hoạt động của smartphone để tấn công ngược lại Apple. Qualcomm còn dùng một chiến thuật phổ biến trong ngành công nghiệp di động là tìm cách thuyết phục toà ban hành lệnh cấm bán các sản phẩm vi phạm nhằm buộc đối thủ phải đi đến một thoả thuận dàn xếp. Phán quyết hôm thứ Hai là ví dụ đầu tiên cho thấy chiến thuật này đang mang đến những kết quả thực sự.
" Apple sẽ phải ngồi vào bàn đàm phán với Qualcomm" - theo lời Timothy Lesko, quản lý quỹ tại Granite Investment Advisors.
Ngoài Trung Quốc, Qualcomm còn đệ đơn chống lại Apple ở Munich và Mannheim (Đức), đồng thời còn gửi một đơn khác lên Uỷ ban Thương mại Quốc tế Mỹ ở Washington. Cả 3 nơi này, nếu thành công, đều có thể ban hành các lệnh cấm hoặc giới hạn số iPhone bán ra, vốn là một sản phẩm tạo ra phần lớn lợi nhuận của Apple.
Dù các lệnh cấm này sẽ xuất hiện dày đặc trên các trang báo với những dòng tít gây sốc, buộc các công ty phải tìm một hướng tiếp cận mang tính xây dựng hơn đối với việc đàm phán, chúng hiếm khi dẫn đến các lệnh cấm bán mở rộng khác.
" Mối nguy này khiến người ta nghiêm túc hơn trong việc cố dàn xếp mọi thứ" - Paul Berghoff, một luật sư về bằng sáng chế cho biết. Liệu có đúng như vậy không " còn phụ thuộc vào những tác hại của nó gây ra với Apple".
Apple sẽ làm gì trước lệnh cấm bán iPhone tại Trung Quốc?
Vào tháng 12/2011, Motorola Mobility đã giành chiến thắng trong một phiên toà tại Đức, buộc Apple phải ngừng bán nhiều mẫu iPhone và iPad đang được bán trong khu vực. Bản án này đi vào hiệu lực vào tháng 2/2012, và quả thực Apple đã gỡ bỏ các thiết bị này khỏi cửa hàng trực tuyến ở Đức. Nhưng sau đó, lệnh cấm này đã được gỡ bỏ và Apple đã thoát khỏi bản án ban đầu kia.
Các toà án ở Đức cho đến lúc này từ chối đưa ra quyết định tương tự như Toà án Nhân dân Trung cấp Phúc Châu. Tại Mỹ, một thẩm phán về thương mại khuyến nghị không áp dụng lệnh cấm nhập khẩu đối với Apple, ngay cả khi hãng sản xuất iPhone vi phạm các bằng sáng chế của Qualcomm. Thực vậy, quyết định hôm thứ Hai tại Trung Quốc không bao gồm các mẫu iPhone mới nhất, và Apple cho biết các thiết bị của hãng vẫn đang được bán bình thường ở nước này.
Nhưng lệnh cấm này, có thể không ảnh hưởng đến Apple về mặt thương mại, lại gây ra những nguy cơ ngày càng tăng về mặt chính trị, làm rối thêm cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Aaron Rakers tại Well Fargo Securitites cho rằng quyết định của Toà án Phúc Châu có động cơ chính trị. Trung Quốc hiện chiếm đến 18% tổng doanh số iPhone bán ra trên toàn cầu.
Qualcomm cần phải đạt được thoả thuận dàn xếp trong vụ tranh chấp bằng sáng chế hơn là đối thủ của mình. Apple đã ngừng trả phí bản quyền - vốn là nguồn thu nhập chính của hãng sản xuất chip - và không còn sử dụng chip của Qualcomm trên iPhone nữa. Chính điều này đã góp phần vào chuỗi sụt giảm doanh thu thường niên rất đáng quan ngại đối với Qualcomm
Theo GenK
iPhone bị cấm bán bởi tòa án Trung Quốc, theo sau vụ kiện trị giá hàng tỷ USD với Qualcomm Liệu đây sẽ là kết cục không thể thay đổi áp đặt lên ông lớn công nghệ top đầu thế giới - Apple? Tòa án Trung Quốc vừa chính thức có lệnh cấm buôn bán, phân phối cũng như nhập khẩu đối với hầu hết các mẫu iPhone trên lãnh thổ của mình. Đây là quyết định khiến rất nhiều người bất ngờ...