Apple nhất quyết không mở khóa iPad của người đã mất
Apple đã tỏ ra khá ngặt nghèo trong các chính sách bảo vệ người dùng của mình.
Đây là trường hợp của Josh Grant, người được thừa kế chiếc iPad mà mẹ anh để lại khi qua đời sau 5 năm chiến đấu với bện ung thư. Trong di chúc, bà mẹ này muốn tài sản của mình phải được chia đều giữa 5 người con trai và chiếc iPad đã thuộc về Josh Grant. Tuy nhiên, vì không hề biết Apple ID và mật khẩu mở khóa trên iPad của mẹ mình nên Josh đã phải liên hệ nhờ Apple mở khóa giúp.
Tuy nhiên, Táo Khuyết đã thẳng thừng từ chối yêu cầu của anh vì lý do bảo vệ nghiêm ngặt người dùng ngay cả khi gia đình đã đưa ra giấy chứng tử, di chúc và thư của luật sư nhưng Apple yêu cầu phải có lệnh của tòa án. Điều này đã gây nên tình thế tiến thoái lưỡng nan cho người được thừa kế iPad bị khóa vì chi phí để mời luật sư cho tòa án là rất đắt đỏ, thậm chí vượt qua cả giá trị của chiếc iPad này.
Trường hợp của Josh lại một lần nữa dấy lên những lợi bất cập hại trong tính năng Activation Lock của iOS. Chính vì thế nếu muốn bán lại hoặc cho các thiết bị iOS của mình thì người mua và người bán nên đảm bảo rằng máy không bị khóa bởi Activation Lock.
Video đang HOT
Theo Tri thức trẻ
iPad thừa kế 'vô dụng' vì không có tài khoản Apple
Josh Grant, một thanh niên người Anh phàn nàn rằng các nguyên tắc bảo mật của Apple quá hạn chế khi anh không thể sử dụng được chiếc iPad thừa kế từ người mẹ vì bà không để lại tài khoản Apple.
Khi qua đời, đừng quên để lại tài khoản Apple (Apple ID) trong di chúc. Bởi lẽ, khi để lại quyền thừa kế một thiết bị Apple cho những người thân mà không có tài khoản Apple, nó sẽ chỉ là một khối kim loại và kính vô dụng. Ít nhất là cho tới thời điểm này, khi chúng ta được nghe câu chuyện của Josh Grant.
Khi bạn qua đời đừng quyên viết lại tài khoản Apple trong di chúc.
Đó là một câu chuyện buồn. Hai năm trước, mẹ của Josh mua một chiếc iPad sau khi bà bị chẩn đoán mắc ung thư. Sau đó không lâu, bà qua đời. Trong bản di chúc của mình, bà nói rằng, muốn chia đều số tài sản của mình cho 5 đứa con trai.
Sau khi bàn bạc, 5 anh em nhà Grant quyết định người con cả sẽ nhận được chiếc iPad. Tuy nhiên, Josh và những người anh em của anh không có tài khoản Apple của mẹ và cũng không có password. Anh đã yêu cầu Apple trợ giúp mở khóa thiết bị để sử dụng.
Cách đây không lâu, Apple đã cho ra mắt tính năng gọi là Activation Lock ngăn chặn việc các thiết bị iPhone bị đánh cắp. Không có tài khoản và mật khẩu Apple, bạn không thể restore lại iPad và thiết bị có thể sẽ bị khóa vĩnh viễn.
"Chúng tôi không thể có được sự cho phép bằng văn bản khi mẹ tôi đã qua đời. Em trai tôi đã tới gặp Apple nhiều lần, họ yêu cầu phải đưa ra những giấy tờ chứng mình rằng, cậu ấy là người có quyền sử dụng chiếc iPad đó", Grant nói.
"Chúng tôi đã cung cấp cho họ giấy chứng tử, thư của luật sư tuy nhiên họ nói vẫn chưa đủ. Bây giờ họ lại yêu cầu chúng tôi phải cung cấp lệnh của tòa án chứng minh rằng mẹ của chúng tôi là người sở hữu chiếc iPad và các tài khoản trên iTunes".
Phải cần tới lệnh của tòa án để mở khóa một chiếc iPad? Điều này nghe có vẻ khó tin nhưng đáng tiếc nó là cách giải quyết duy nhất trong trường hợp này.
Sau khi câu chuyện được đăng tải trên BBC, rất nhiều người đã chia sẻ những câu chuyện tương tự với câu chuyện của anh em nhà Grant khi họ bị khóa thiết bị của Apple do các điều khoản bảo mật của hãng này.
Đây có thể nói là một trường hợp điển hình của những chương trình chống trộm đã bị đẩy đi quá xa và các công ty thì không xử lý một cách cứng nhắc theo các quy tắc.
Theo Gizmodo
Giá của LG G Pro 2 đắt hơn Galaxy Note 3 LG G Pro 2 có giá tương đương với chiếc G Flex cong cũng mới được ra mắt, và cùng là những sản phẩm có giá cao nhất của LG từ trước đến nay. Thậm chí, mức giá của LG G Pro 2 còn cao hơn siêu phẩm Galaxy Note 3 của Samsung. LG G Pro 2 vừa được lên kệ tại Hàn...