Apple nhận bằng sáng chế về màn hình không chạm
Apple được Ủy ban thương mại và bản quyền Mỹ cấp hai bằng sáng chế liên quan đến màn hình không cần chạm và công nghệ đo nhịp tim vào ngày 24/12.
Màn hình không chạm (hover screen), được Apple đăng ký từ năm 2010 và hiện mới được phê duyệt, cho phép người sử dụng tương tác với thiết bị của Apple mà không phải nhấn hay sờ tay lên màn hình. Họ chỉ cần đưa ngón tay hoặc bút đến ứng dụng mong muốn và ứng dụng đó sẽ nhanh chóng mở ra.
Công nghệ màn hình không chạm trên Xperia Sola.
Công nghệ này đã xuất hiện trên một số sản phẩm của Samsung từ thế hệ Galaxy Note 2 hay trên điện thoại Sony Xperia Sola, như người dùng có thể vẫy tay từ trái sang phải ngoặc lên xuống để duyệt album ảnh, chuyển đổi ứng dụng, cuộn trang web… hoặc đưa bút gần màn hình để kích hoạt một số phím tắt.
Trên thực tế, iPhone, iPad sẽ rất khó phân biệt được rằng người sử dụng muốn mở một ứng dụng, hay họ chỉ vô tình để sát ngón tay ở vị trí đó. Các kỹ sư của Apple đã tìm ra cách để màn hình tính toán được thời gian người dùng để ngón tay và khoảng cách giữa ngón tay với màn hình.
Mô tả màn hình hover screen của Apple.
Video đang HOT
Bằng sáng chế thứ hai là công cụ đo nhịp tim tích hợp trong thiết bị di động. Có ý kiến cho rằng Apple đáng ra không nên được cấp bản quyền bởi dạng công nghệ này đã xuất hiện khá nhiều trong thiết bị điện tử hiện nay. Tuy nhiên, Apple khẳng định rằng hệ thống của họ có thể dò được những tín hiệu điện tử rất nhỏ và có thể sử dụng chúng để xác định và phân biệt người dùng.
Theo VNE
Có thật Lạc Việt bị "mất" 50 triệu USD trong 18 năm qua?
Một thông tin khá sốc do ông Hà Thân-CEO của Cty Lạc Việt-đưa ra trong cuộc họp báo cùng Microsoft công bố vụ kiện Cty Gold Long John mới đây là: Chỉ tính riêng thiệt hại vì Từ điển Lạc Việt bị dùng lậu dùng "chùa", Cty này đã "mất" 50 triệu USD...
Ông Hà Thân (cầm micro) cho rằng Lạc Việt bị "mất" 50 triệu USD vì Từ điển Lạc Việt bị dùng lậu
Phép tính... siêu thực tế
Theo ông Hà Thân, cơ sở để tính ra số thiệt hại 50 triệu USD là: Việt Nam hiện có khoảng 18 triệu máy tính, thiết bị cầm tay, smartphone.v.v...Từ điển Lạc Việt được ra mắt từ năm 1995, đến nay đã 18 năm. Trong khoảng thời gian trên, có năm tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam do Liên minh phần mềm doanh nghiệp (BSA) công bố đứng ở mức 99%. Tuy nhiên ông Thân cho biết chỉ lấy mức tính trên tỉ lệ vi phạm là 90%, với khoảng 10 triệu máy tính, thiết bị cầm tay và smartphone dùng "chùa" Từ điển Lạc Việt, nhân với số tiền 5USD/thiết bị, thì mức thiệt hại/tổn thất trong 18 năm qua của Lạc Việt là 50 triệu USD.
Trả lời câu hỏi cách tính cụ thể ra sao thì ông Hà Thân cho rằng con số đó là đã tính sát và dựa vào tỉ lệ vi phạm bản quyền hàng năm do BSA công bố. Thế nhưng đối với báo giới và dư luận, những con số công bố theo kiểu "định tính trong định lượng" và chỉ do một bên công bố, thì chưa có gì bảo đảm về độ chính xác và thuyết phục.
Từ điển Lạc Việt ra đời từ năm 1995, khi ấy chắc chắn số máy tính, thiết bị số cầm tay và smartphone chưa đạt tới con số 18 triệu chiếc như ngày nay, và Từ điển Lạc Việt cũng chưa được dùng rộng rãi ngay mà phải mất rất nhiều năm tháng để làm thương hiệu mới được người dùng biết đến. Trên thực tế, Từ điển Lạc Việt được dùng để khuyến mãi hay biếu tặng cũng không ít trong những năm qua.
Vài năm trở lại đây khi bùng nổ xu hướng máy tính bảng và smartphone, thì trên các kho ứng dụng dành cho Android là Google Play hay dành cho iOS là Apple App Store.v.v..., có khá nhiều phiên bản từ điển miễn phí cho tải về và cài đặt. Còn trước đó, trên nhiều website, các loại từ điển với nhiều ngôn ngữ khác nhau cũng được cho tải dùng miễn phí khá phổ biến.
Vì thế theo chúng tôi, cách tính như ông Hà Thân, vốn chỉ dựa vào tỉ lệ vi phạm bản quyền do BSA công bố-vốn cũng là một cách tính chưa có gì bảo đảm chính xác-để kết thành con số 50 triệu USD thiệt hại, e rằng quá...siêu thực tế, vì đã bỏ qua rất nhiều yếu tố về tiến trình phát triển của xã hội, thị trường, thiết bị, ứng dụng và người dùng...
Cần nhớ lại rằng, vào tháng 5/2010 khi BSA và IDC cùng công bố tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam năm 2009 đứng ở mức 85%, không có thay đổi gì từ năm 2007, đã khiến cho dư luận cũng như giới truyền thông phản ứng gay gắt, mà trong đó vấn đề được soi xét nhiều nhất là phương pháp luận, các tiêu chí.v.v...trong cách tính của BSA và IDC vốn chưa bao giờ được công bố. Khiến cho BSA, vào năm sau đó, đã công bố, theo đó tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm tại Việt Nam của năm 2010 đã hạ xuống còn 83%.
Tỉnh táo trước những công bố về con số vi phạm
Theo một quan chức chính phủ, cách tính của một số hiệp hội nước ngoài không phải lúc nào cũng xác thực, nhưng vì tổ chức đó thuộc Hoa Kì nên thường được Chính phủ Hoa Kì sử dụng kết quả đó để áp đặt chính sách đối ngoại, thương mại đối với các quốc gia khác. Thế nhưng đáng tiếc là, nhiều phóng viên khi thông tin các con số kiểu như thế lên mặt báo, cứ như đã mặc nhiên thừa nhận mà thiếu sự xem xét, phản biện, gây ra dư luận không hay về môi trường thương mại và đầu tư tại Việt Nam.
BSA dù muốn phớt lờ truyền thông Việt Nam trong vụ tranh cãi năm 2010 cũng không thể một khi giới truyền thông và các hiệp hội phía Việt Nam cùng đồng lòng phản bác bằng lập luận sắc xảo và tiếng nói mạnh mẽ. Cơ quan chức năng, dù không chính thức xuất đầu lộ diện nhập cuộc nhưng cũng không muốn mãi mãi bị áp đặt nhiều kiểu tính vô lí và thiếu thực tế từ bên ngoài. Không lẽ Lạc Việt lại muốn trượt theo cách tính đó?
Những hành vi vi phạm bản quyền phần mềm chẳng có gì đáng tự hào mà ngược lại, chúng ta cần luôn có giải pháp mạnh mẽ hơn để giảm thiểu. Tuy nhiên, một quốc gia còn kém phát triển như Việt Nam, không thể trong một vài năm là có thể đẩy tỉ lệ vi phạm xuống thấp ngang bằng với thế giới và khu vực, mà phải có lộ trình. Và một quốc gia còn nghèo như Việt Nam, cũng không thể móc hết hầu bao ra để mua bản quyền phần mềm của Microsoft hay của Lạc Việt được, bởi chính phủ và người dân còn rất nhiều thứ để lo toan và chi tiêu. Ngay cả Hoa Kì, quốc gia đi trước Việt Nam cả trăm năm về văn minh xã hội và thương mại, thì tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm vẫn còn trên dưới 25% đấy thôi.
Trong khi ông Tarun Sawney- Giám đốc phụ trách công tác chống vi phạm bản quyền khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của BSA-bình luận rằng: "Việc vi phạm bản quyền phần mềm không phải do giá phần mềm quá đắt, bởi trường hợp Từ điển Lạc Việt chỉ có 5USD thôi". Quá dễ để thấy lời bình luận này thiếu thực tế đối với những quốc gia kém phát triển mà chỉ với 5USD, nhiều người-trong đó có rất nhiều đối tượng là sinh viên học sinh-có thể sống được vài ngày, thì sao có thể bảo họ phải chịu đói để "nâng cao nhận thức" về bản quyền phần mềm?
Thêm nữa, mỗi một chiếc máy tính nếu phải cài đặt tương đối đầy đủ các phần mềm để phục vụ cho công việc, thì trong trường hợp phổ dụng chi phí cho phần mềm Microsoft là lớn nhất, có thể lên đến hàng trăm USD, còn những phần mềm tiện ích như Từ điển Lạc Việt..., thì mỗi máy tính có khi phải cài từ vài chục đến cả trăm thứ, chi phí lúc đó tăng lên hàng trăm USD chứ không chỉ là 5USD cho tất cả như cách ông Tarun nói!
Theo ông Vũ Ngọc Hoan-Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, các hãng phần mềm cũng cần tìm ra những giải pháp hạ giá sản phẩm để người dùng dễ tiếp cận hơn. Điều này hoàn toàn hợp lí.
Đơn cử, gần đây khi Microsoft Office 365 dùng trên đám mây được đưa ra có gói dịch vụ dùng cả năm chỉ vài USD. Chính hướng đi này sẽ góp phần rất lớn giảm thiểu dần sự vi phạm bản quyền phần mềm Microsoft, chứ không thể nhờ vào cách hiểu và cách nói cứng như ông Tarun.
Sử dụng Microsoft Office 365 có chi phí giảm đi rất nhiều
Bởi nếu các hãng cứ giữ quan điểm cứng như thế để làm thương mại tại các quốc gia nghèo, thì tỉ lệ vi phạm bản quyền chưa chắc đã giảm, sản phẩm khó đến với người dùng theo kênh chính thống, và thậm chí họ không tranh thủ được thiện cảm của giới truyền thông, cơ quan chức năng cũng như người dùng tại quốc gia đó.
Chính vì thế, khi công bố những con số thiệt hại tiền triệu USD, điều trước tiên là nên đưa ra những con số đầy trách nhiệm.
Theo Laodong
Mở ứng dụng iPhone, iPad sẽ không cần "chạm" màn hình Apple vừa mua 2 bản quyền sáng chế mới hôm 24/12 - một bản quyền liên quan đến màn hình "chạm và giữ nguyên", giống với công nghệ trong các sản phẩm của Samsung như the Galaxy Note 2, và sáng chế theo dõi nhịp tim để đọc dữ liệu EKG của bạn. Màn hình giữ nguyên (hover) cho phép bạn tương tác...