Apple muốn độc quyền sửa chữa iPhone
Apple đang vận động hành lang chống lại dự luật “sửa chữa công bằng”. Họ muốn tự mình sửa chữa iPhone, thay vì cung cấp thông tin cho bên thứ 3 hoặc trực tiếp cho người dùng.
Một chiếc smartphone bị hỏng chẳng khác nào cắt mất một cánh tay của người dùng. Phần lớn trong số họ sẽ ngay lập tức tìm cách sữa chữa nó. Đây cũng là lý do ngành công nghiệp sửa chữa điện thoại thực sự hốt bạc.
Do đó, dễ hiểu khi những công ty hàng đầu không muốn bất cứ ai sửa chữa những chiếc di động của họ, ngoại trừ chính mình.
Apple là ví dụ. Gã khổng lồ này đang vận động hành lang tại bang New York loại bỏ dự luật yêu cầu các công ty điện tử phải cung cấp thông tin có sẵn giúp khách hàng và các doanh nghiệp bên thứ 3 dễ dàng sửa chữa điện thoại bị hư hỏng.
Apple muốn độc quyền sửa chữa các sản phẩm của mình bởi nó mang về cho họ khoản tài phú không nhỏ. Ảnh: PhoneArena.
Dự luật này có tên “Luật sửa chữa công bằng”. Mục đích của nó là “yêu cầu các nhà sản xuất người vận hành và bán thiết bị tại bang New York pải cung cấp chuẩn đoán và thông tin sửa chữa cho linh kiện hoặc thiết bị điện tử”.
Điều đó có nghĩa nhiều công ty khác có thể trở thành đơn vị ủy quyền của Apple để bán linh kiện thay thế và công cụ sửa chữa cho số đông người dùng. Trong khi đó, Táo khuyết không được sử dụng phần mềm để giới hạn sửa chữa và có trách nhiệm đưa ra hướng dẫn sửa chữa sản phẩm cho người dùng.
Apple, cùng với nhiều công ty khác như Verizon, Toyota, Johnson & Johnson đang tạo liên minh để ngăn chặn dự luật này được thông qua. Theo Motherboard, Apple cũng đang chống lại dự luật tương tự tại 11 bang khác nhưng New York là bang đầu tiên hãng này công khai vận động hành lang.
Video đang HOT
Apple có một động lưc tài chính lớn lao để làm điều đó. Người dùng Mỹ bỏ ra 4 tỷ USD để sửa chữa điện thoại trong năm 2015. Công ty có trụ sở tại Cupertino kiếm được tiền tấn từ những người mua gói bảo hành AppleCare cùng với MacBook, iPhone.
Không có con số cụ thể về việc Apple kiếm được bao nhiêu từ việc sửa chữa điện thoại. Tuy nhiên, mảng dịch vụ mang về cho họ 7,04 tỷ USD trong năm ngoái. Chỉ cần một khoản tiền nhỏ trong số đó cũng đủ để họ lên tiếng chống lại dự luật mới.
Những đơn vị sửa chữa hoặc người dùng có hiểu biết về sản phẩm sẽ không mua linh kiện đắt đỏ từ Apple. Họ có thể chọn những loại màn hình rẻ hơn, công cụ rẻ hơn để thay thế.
Apple từng thể hiện tham vọng muốn độc quyền sửa chữa iPhone nhiều lần trước đây. Chẳng hạn, họ tích hợp dữ liệu vân tay của người dùng tại một vùng riêng, kết hợp với cảm biến Touch ID riêng biệt. Do đó, nếu nút Home của máy bị hỏng, người dùng không thể thay thế linh kiện từ bên thứ 3 bởi cmar biến này không hoạt động.
Hồ sơ cho thấy, Apple và hàng loạt công ty lớn đã chi hơn 366.000 USD để chống lại dự luật này trong năm 2017.
Đức Nam
Theo Zing
Apple sắp cấm các cửa hàng ở Việt Nam sửa iPhone, iPad?
Tin đồn đang gây hoang mang cho giới kinh doanh và sửa chữa iPhone tại Việt Nam trong những ngày qua. Các cửa hàng hiện không thể thay thế nút home của iPhone 7 như trước.
Cách đây ít ngày, nhiều cửa hàng ở Hà Nội và TP.HCM nhận được "Thư thông báo và khuyến cáo" từ Công ty luật Võ Trần (VOTRA) - đại diện pháp lý trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam của Apple.
Theo đó, VOTRA yêu cầu các cửa hàng nhận được văn bản trong thời hạn 7 ngày phải chấm dứt việc sử dụng bất hợp pháp các nhãn hiệu của Apple trên biển hiệu và trên các giấy tờ, phương tiện kinh doanh, đồng thời chấm dứt việc bán hàng giả mạo nhãn hiệu Apple.
Apple sắp cấm cửa hàng sửa chữa iPhone, iPad?
Nói với Zing.vn, Nguyễn Đức Minh - chủ cửa hàng trên đường Lê Hồng Phong, quận 10, TP.HCM, cho biết anh đã gọi điện thoại đến công ty VOTRA. Sau khi giải thích về văn bản, nhân viên trực điện thoại còn cho biết Apple sẽ "cấm sửa chữa iPhone ở các cửa hàng nhỏ lẻ trong thời gian tới".
Các cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam xôn xao vì thông tin Apple sắp cấm sửa chữa iPhone, iPad. Ảnh minh hoạ: Technews.
Thông tin này hiện gây xôn xao trong giới kinh doanh mặt hàng Apple tại Việt Nam. Về phía VOTRA, công ty này từ chối trả lời báo chí về vụ việc. Liên lạc với một đại diện của Apple tại Việt Nam, Zing.vn cũng không nhận được bình luận nào về thông tin trên.
Gần đây, các quy định về bảo hành, sửa chữa Apple mới cập nhật tại một số quốc gia như Mỹ và Canada cũng không có điều mục nào cấm các bên thứ ba (cửa hàng nhỏ lẻ không được Apple uỷ quyền). Thậm chí, Apple cũng thoáng hơn khi vẫn tiếp nhận bảo hành những chiếc iPhone, iPad từng thay màn hình "ngoài luồng", với điều kiện linh kiện này không gây hại đến tổng thể tình trạng của iPhone lúc mới tiếp nhận bảo hành. Người dùng cũng phải chịu thêm chi phí phát sinh nếu linh kiện đó gây hư hỏng cho iPhone trong quá trình được Apple sửa chữa.
Cách đây ít ngày, một số trung tâm được uỷ quyền tại Việt Nam cũng từ chối bảo hành, sửa chữa iPhone xách tay nếu không có giấy tờ hợp lệ khi mua máy ở nước ngoài. Trước đây, các trung tâm như FPT Services, Thakral và Futureworld nhận bảo hành các mẫu iPhone 7 & 7 Plus mang mã hiệu A1778 và A1784 (trùng với mã máy chính hãng bán ở Việt Nam).
Các cửa hàng có thể 'dẹp tiệm' vì không sửa được iPhone mới?
Trong khi thông tin chưa được xác nhận, một số trung tâm sửa chữa iPhone nhỏ lẻ tại TP.HCM cho biết hiện iPhone 7 và 7 Plus không thể sửa chữa hoặc thay thế nút home vì bị Apple khoá mã.
"Khác với phím home trên những mẫu iPhone cũ trước đây, iPhone 7 dùng phím home cảm ứng, tạo rung bằng taptic engine. Nó phức tạp hơn và được Apple quản lý bằng phần mềm bên trong iPhone nên không dễ để thay thế ở những cửa hàng nhỏ lẻ nữa. Chỉ có các hệ thống được uỷ quyền mới có thể tiếp nhận", Nguyễn Thành Trung - một kỹ thuật viên ở quận 10, TP.HCM cho biết.
Cách đây ít ngày, blog của iFixit - website nổi tiếng chuyên hướng dẫn mổ xẻ, sửa chữa iPhone - cũng đăng một thông tin buồn cho các cửa hàng nhỏ lẻ. Nút home của iPhone 7 và 7 Plus không còn là thứ mà các tay "thợ vườn" có thể động tới.
Nếu iPhone 7 chẳng may bị hỏng nút home, người dùng chỉ có thể mang máy đến các quầy Genius Bar bên trong Apple Store để được bảo hành. Nếu có mua bảo hiểm Apple Care , người dùng sẽ được thay nút home với giá 99 USD. Nếu không, chi phí thay phím home sẽ lên đến 349 USD (khoảng 8 triệu đồng).
Nếu không sửa nút home, iPhone 7 vẫn có thể hoạt động bằng phím home ảo trên Assistive Touch, nhưng Touch ID, Apple Pay và chức năng về lại màn hình chính của phím home sẽ không hoạt động. Nói cách khác, nếu không đến trung tâm bảo hành của Apple, người dùng chỉ còn cách sống chung với một phím Home chết.
Hiện iFixit và các công ty sửa chữa độc lập tại Mỹ chưa tìm ra cách để thay thế phím home trên iPhone 7 và 7 Plus. Nếu Apple vẫn kiên trì với quyết định của mình, ngành dịch vụ sửa chữa iPhone độc lập có thể sụp đổ, khiến hàng chục ngàn kỹ thuật viên ở Mỹ thất nghiệp, theo MotherBoard.
Tại Việt Nam, bi kịch này hoàn toàn có thể xảy ra. Trước mắt, giới thợ và các cửa hàng vẫn sẽ sống nhờ iPhone đời cũ. Nhưng chỉ sau 1-2 năm tới, việc không thể sửa chữa iPhone 7, 8 hoặc 9 sẽ khiến người tiêu dùng không dám mua hàng xách tay, mà chỉ chọn máy chính hãng để được hỗ trợ bảo hành.
Duy Tín
Theo Zing
Tự sửa nút Home có thể làm hỏng iPhone 7 Việc sửa chữa nút Home của những chiếc iPhone 7 có thể khiến chiếc điện thoại gặp vấn đề bởi phần mềm Apple cài sẵn sẽ tự động kích khi mạch chính chạy qua nút home bị gián đoạn. Táo khuyết vẫn khuyến cáo người dùng không sửa chữa những chiếc iPhone tại nhà hoặc các cửa hàng không chuẩn mà nên mang...