Apple mất lãnh đạo cấp cao mảng ô tô vào tay Ford
Nỗ lực của Apple trong việc chế tạo một chiếc xe điện của riêng mình thêm khó khăn, sau khi một lãnh đạo bộ phận ô tô của hãng đã chuyển sang làm việc tại Ford.
Dự án Titan của Apple vừa mất đi người lãnh đạo quan trọng
Theo Engadget , hôm 7.9, Ford công bố đã thuê Doug Field – người giữ chức vụ Phó chủ tịch phụ trách các dự án đặc biệt tại Apple và giới phân tích tin rằng nhiệm vụ của ông là giám sát dự án Titan. Trước khi làm việc tại Apple, ông Field là một cựu giám đốc điều hành của Tesla, nơi ông tham gia phát triển Model 3.
Video đang HOT
Trên cương vị mới là Giám đốc công nghệ tiên tiến và hệ thống nhúng, Field sẽ báo cáo với Giám đốc điều hành và Chủ tịch của Ford là Jim Farley. Ông sẽ giám sát bộ phận phần mềm và phần cứng nhúng của Ford, trong đó ông dẫn đầu sự phát triển mục trí thông minh Blue Oval của nhà sản xuất ô tô Mỹ. Dự kiến Field sẽ có tiếng nói trong mọi thứ, từ điều khiển phương tiện đến các tính năng kết nối doanh nghiệp và công nghệ hỗ trợ người lái. Một điều thú vị là Field bắt đầu sự nghiệp của mình tại Ford vào năm 1987.
Hiện chưa rõ việc Field ra đi có ý nghĩa ra sao đối với tham vọng ô tô của Apple. Theo phóng viên Bloomberg Mark Gurman, đó là một tin xấu đối với công ty. Trong tweet của mình, Gurman nói, “Đây có lẽ là bước lùi lớn nhất trong lịch sử đầy thất bại đối với dự án xe hơi của Apple. Như tôi đã viết vào tháng 1, không có Apple Car nào có thể ra mắt, sớm nhất là 2024. Và bây giờ, thời hạn này còn xa hơn nữa”.
Apple có những giám đốc điều hành có thể đảm nhận vai trò của Field. Ví dụ, công ty gần đây đã thuê Ulrich Kranz – một cựu Giám đốc điều hành của BMW, người đã lãnh đạo sự phát triển của mẫu i3.
Vì sao Apple có đủ chip cho iPhone còn Ford thì không?
Khủng hoảng chip toàn cầu gây khốn đốn cho nhiều hãng xe hơi, trong khi các nhà sản xuất thiết bị điện tử như Apple lại báo lãi khủng. Đâu là nguyên nhân?
Cùng ngày Ford tiết lộ chỉ có thể sản xuất một nửa lượng xe so với dự kiến vì thiếu chip, Apple lại công bố doanh thu kỷ lục khi doanh số smartphone, máy tính đều tăng mạnh. Khủng hoảng chip ảnh hưởng không đáng kể tới việc kinh doanh của "táo khuyết".
Kết quả đối lập cho thấy những người chơi lớn trên thị trường điện tử, vốn đã quen thuộc với chuỗi cung ứng chip, hầu như tránh được sự gián đoạn lớn do thiếu chip. Trong khi đó, các nhà sản xuất xe hơi và nhà cung ứng của họ cùng những dây chuyền sản xuất "đúng sản phẩm - đúng số lượng - đúng nơi - đúng thời điểm" thì không.
Apple thông báo doanh thu quý này có thể giảm 3 đến 4 tỷ USD cho nguồn cung chip hạn chế. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong doanh thu dự kiến 68,94 tỷ USD, so với mức giảm 50% sản lượng của Ford.
Tuần trước, hãng xe Daimler của Đức cảnh báo khủng hoảng chip có thể tiếp diễn sang năm sau. Nút thắt cổ chai đe dọa làm trật bánh cỗ xe phục hồi kinh tế.
CEO Ford Jim Farley chỉ ra đám cháy hồi tháng 3 tại nhà máy Renesas Electronics ở Nhật Bản là yếu tố chính dẫn đến thiếu hụt chip. Dù vậy, vấn đề của Ford cũng như các hãng xe khác là kết quả từ chính quyết định của họ. Nhiều công ty cắt giảm đơn hàng từ một năm trước khi dịch bệnh bùng phát, sau đó hụt hẫng khi nhu cầu xe hơi phục hồi nhanh hơn và mạnh hơn dự tính.
Ông Farley thừa nhận ngay cả khi đang làm việc 24/7 để khắc phục, vẫn còn nhiều khó khăn phía trước.
Apple nổi tiếng với quản lý chuỗi cung ứng và sức mua mạnh hơn bất kỳ công ty nào khác. CEO Apple cho biết vấn đề mua chip công nghệ cũ sẽ được giải quyết trong quý này. Ông dự đoán chúng sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến iPad và Mac, hai sản phẩm bán chạy trong dịch bệnh nhưng doanh số vẫn thua xa iPhone. Ngược lại, Ford đối mặt với khả năng đóng cửa sản xuất sản phẩm lợi nhuận nhất, xe bán tải F-150.
Tác động chênh lệch của khủng hoảng chip thể hiện rõ nhất trong kết quả kinh doanh của nhà cung ứng chip di động Qualcomm. Công ty báo cáo kết quả bùng nổ nhờ nhu cầu chip smartphone và chip 5G. Chip di động không bị ảnh hưởng như chip xe hơi vì chúng được sản xuất bằng công nghệ hiện đại hơn. Song smartphone vẫn cần một số chip công nghệ cũ bên cạnh chip tiên tiến.
Xe tự lái có thể giúp Apple cán mốc 3.000 tỷ USD vốn hóa Apple được dự đoán sẽ đạt giá trị vốn hóa 3.000 tỷ USD nếu trình làng xe hơi tự lái đầu tiên của mình, dự kiến vào năm 2024. "Thị trường xe tự lái sẽ đạt giá trị hàng nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới và sẽ là cơ hội cho Apple", Dan Ives, nhà phân tích nổi tiếng của Wedbush, nhận...