Apple loay hoay giữa cuộc khủng hoảng chip toàn cầu
Sự khan hiếm về nguồn cung linh kiện đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến iPad, khiến doanh thu của dòng sản phẩm này giảm 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trang Nikkei Asia đã theo dõi thời gian giao hàng các sản phẩm của Apple tại 25 quốc gia, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản… kể từ đầu tháng 11/2021.
Theo đó, khách hàng đặt mua iPad thế hệ mới (phiên bản 64 GB) trên trang web của Apple sẽ phải chờ trung bình 50 ngày mới có thể nhận máy. Thời gian chờ để nhận iPhone mới đã được rút ngắn đáng kể, giảm từ hơn một tháng xuống còn khoảng 10 ngày đối với một số mẫu máy.
Thời gian người dùng phải chờ đợi để nhận iPad tại một số thị trường vẫn dao động khoảng 2 tháng (Ảnh: Nikkei Asia).
Trong một cuộc họp với các nhà đầu tư, CEO Apple Tim Cook cho biết iPad là sản phẩm duy nhất không tăng trưởng trong quý IV/2021 do những hạn chế liên quan đến nguồn cung. Cook nói thêm rằng tình trạng này có thể sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, phân tích mới nhất của Nikkei Asia cho thấy một số thị trường châu Á vẫn phải đối mặt với thời gian chờ đợi kéo dài. Ví dụ, người dùng ở Philippines sẽ phải chờ 63 ngày khi đặt mua iPad 256 GB màu xám. Đối với người dùng ở Malaysia, thời gian chờ đợi khoảng 54 ngày.
Video đang HOT
Apple cho biết sự khan hiếm về nguồn cung linh kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến iPad, khiến doanh thu của dòng sản phẩm này giảm 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
“iPad có màn hình lớn nên chúng cần rất nhiều trình điều khiển màn hình. Đây đang là nút thắt trong chuỗi cung ứng, gây ra tình trạng thiếu hụt linh kiện”, Wayne Lam, Giám đốc cấp cao tại CCS Insight, chia sẻ.
Mặc dù nổi tiếng với việc quản lý chuỗi cung ứng, Apple vẫn không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng chip trên toàn cầu. Thậm chí, công ty đã buộc phải phân bổ lại một số thành phần linh kiện từ iPad để sử dụng cho iPhone 13, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Điều đó đã giúp rút ngắn thời gian giao iPhone 13, nhưng lại khiến cho quá trình sản xuất iPad trở nên khó khăn hơn.
"Táo Cắn Dở" liệu có đạt được giấc mộng của mình?
Báo cáo mới đây nhất đã diễn tả đầy đủ và chi tiết về sự "hỗn loạn" của chuỗi cung ứng gây ảnh hưởng đến mục tiêu sản xuất iPhone của Apple.
Giờ đây, cuộc khủng hoảng chip toàn cầu chưa từng có tiền lệ đã gây ra làn sóng chấn động trong toàn bộ ngành công nghiệp di động trong năm nay, khiến các công ty như Samsung hầu như không thể bám vào lịch trình ra mắt sản phẩm "bình thường". Đồng thời, Apple cũng đang gồng mình để đáp ứng đủ nhu cầu điện thoại thông minh trước và trong kỳ nghỉ lễ cuối năm.
"Gia đình" iPhone 13.
Do quy mô, sức mạnh tuyệt đối và tầm ảnh hưởng đối với một số lượng lớn các nhà sản xuất chip và nhà cung cấp linh kiện hàng đầu thế giới, "Nhà Táo" tất nhiên không bị ảnh hưởng mạnh như các "đối thủ" của mình. Nhưng theo Nikkei Asia, các vấn đề trong toàn ngành cuối cùng đã khiến "gã khổng lồ" công nghệ có trụ sở tại Cupertino lao đao không ít.
iPhone và iPad đều thiếu hàng
Báo cáo mới nhất của Nikkei nêu lên những rối loạn bên trong chuỗi cung ứng trong vài tháng qua đồng thời cũng nhấn mạnh về mức độ rắc rối của Apple. Những bất ổn nhỏ ban đầu đã nhanh chóng trở thành một mớ hỗn độn lớn do đại dịch Covid- 19.
Chính đại dịch đã khiến các nhà máy liên tục phải đóng cửa và hạn chế nghiêm trọng hoạt động lắp ráp ở Việt Nam và Malaysia. Đây cũng là lý do gián tiếp khiến số lượng iPhone 13 được sản xuất trong tháng 9 và tháng 10 ít hơn 20% so với kế hoạch ban đầu.
Lượng iPhone và iPad xuất xưởng tại các thị trường.
Tình hình của việc lắp ráp iPad còn bị ảnh hưởng tồi tệ hơn, thấp hơn khoảng 50% so với mục tiêu ban đầu của Apple trong cùng thời kỳ. Trong khi đó, các thế hệ iPhone "cũ" bao gồm iPhone 12 và iPhone SE đã bị ảnh hưởng khá xấu ở mức 25%, và tình hình hầu như không có sự cải thiện nào trong tháng 11. Đây cũng là lý do cho việc iPhone 13 Pro và iPad không thể vận chuyển kịp dịp Giáng sinh ở nhiều quốc gia.
"Táo Khuyết" thiệt hại bao nhiêu?
Câu trả lời là "rất nhiều tiền". Apple ước tính sẽ "bỏ lỡ hàng tỷ USD doanh thu" trong quý nghỉ lễ này. Bù lại, lợi nhuận tổng thể của hãng sẽ không bị ảnh hưởng ở mức độ quá lớn, đặc biệt là về lâu dài.
Ít nhất một phần nhu cầu không được đáp ứng của người tiêu dùng trong vài tháng qua sẽ chuyển sang quý đầu tiên của năm 2022. Khi đó, doanh số bán hàng dự kiến giảm liên tục và các nhà cung cấp linh kiện có thể bắt đầu đáp ứng kịp đơn đặt hàng.
Loạt iPhone 13 có thời gian giao hàng quá lâu.
Mặt khác, đại dịch vẫn đang hoành hành ở nhiều quốc gia, và trong khi các nhà sản xuất chip có kế hoạch rất chắc chắn và đầy tham vọng để mở rộng năng lực sản xuất, các kế hoạch này có thể không thành hiện thực sớm nhất cho đến năm 2023. Điều đó có nghĩa là Apple có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lớn khác sau khi ra mắt iPhone SE 5G (2022) trong quý đầu tiên hoặc sau khi "gia đình" iPhone 14 công bố vào mùa thu năm sau.
Hiện tại, công ty đang ước tính tổng sản lượng iPhone năm 2021 là 230 triệu chiếc, giảm khoảng 15 triệu so với mục tiêu đặt ra vào đầu năm. Trong đó, khoảng 83 - 85 triệu thiết bị sẽ là dòng iPhone 13. Trong năm sau, hãng đặt mục tiêu bán ra khoảng 300 triệu chiếc iPhone, nếu tình hình dịch bệnh không được cải thiện, mục tiêu này khó lòng thực hiện.
Apple có thể đón mùa Giáng sinh buồn Nguồn cung linh kiện của Apple đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãng khó có thể đạt doanh thu dự kiến tại châu Á vào dịp cuối năm. Nikkei đưa tin Apple sẽ không thể giao iPad mới cho người tiêu dùng ở các nước tại thị trường châu Á vào dịp Giáng sinh sắp tới. Nguồn cung của các công ty công...