Apple lập hẳn một đội ngũ chỉ để chống rò rỉ tin tức iPhone
Sau sự cố rò rỉ thông tin về chiếc iPhone 5C, Apple đã thành lập bộ phận New Product Security nhằm giám sát các nhà cung cấp và đối tác lắp ráp của công ty tại Trung Quốc.
Rò rỉ thông tin đang dần trở thành điều phổ biến trong thế giới công nghệ. Tuy nhiên, trong 6 năm qua, Apple luôn cố gắng tìm mọi cách để hạn chế tình trạng trên.
The Information cho biết sau sự việc rò rỉ thông tin về chiếc iPhone 5C, Apple đã thành lập một bộ phận bảo mật thông tin nội bộ với tên gọi New Product Security (NPS). Nhóm này có nhiệm vụ giám sát các nhà cung cấp và đối tác lắp ráp của công ty tại Trung Quốc, nhằm hạn chế tình trạng công nhân tại nhà máy tiết lộ thông tin về sản phẩm mới.
Chiếc iPhone 5C bị một công nhân tại Jabil làm lộ thiết kế. Ảnh: Getty Images.
Video đang HOT
Chiếc iPhone 5C bị rò rỉ thiết kế bởi nhân viên tại Jabil, một trong những nhà cung cấp linh kiện cho Apple. Người này đã bí mật lấy đi vỏ của chiếc iPhone 5C, sau đó đưa nó ra ngoài và chụp ảnh, đăng tải lên Internet. Chính điều này đã làm tiết lộ thiết kế vỏ nhựa nhiều màu sắc của chiếc 5C.
Thậm chí, các thông tin từ NPS cũng cho biết một người công nhân khác đã cố gắng đào đường hầm dưới lòng đất để đưa linh kiện của chiếc iPhone 5C ra bên ngoài. Tuy nhiên, kế hoạch của người này đã thất bại.
Chưa dừng lại ở đó, trong một vụ việc khác, 2 công nhân tại Jabil đã đánh cắp 160 chiếc iPhone 6 bằng cách điều chỉnh hệ thống theo dõi hàng tồn kho. Sau đó, họ bán chúng ra ra thị trường chợ đen. Apple đã phát hiện ra sự việc và mua lại tất cả thiết bị đã bị đánh cắp.
Apple thường không kết hợp với các cơ quan chức năng để điều tra những vụ việc trên. Bởi vì điều đó sẽ khiến giới truyền thông chú ý và những sản phẩm mới của công ty chưa được ra mắt sẽ bị lộ.
Thêm vào đó, tại Trung Quốc, những kẻ trộm các thành phần linh kiện iPhone thường chỉ bị xử phạt theo giá trị của tài sản đánh cắp, thay vì giá trị tài sản trí tuệ. Điều này không mang tính răn đe đủ mạnh để ngăn chặn tình trạng trên tiếp diễn.
Có vẻ như, đội ngũ NPS của Apple làm việc không thực sự hiệu quả khi hiện tại, những thông tin về thế hệ iPhone 2019 vẫn liên tục bị rò rỉ. Dù chưa chính thức ra mắt nhưng người dùng gần như đã biết được toàn bộ thiết kế và tính năng mới trên sản phẩm.
Theo Zing
Căng thẳng Nhật - Hàn, iPhone sắp phải sử dụng màn hình OLED từ Trung Quốc?
Hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản đối với Hàn Quốc có thể khiến Apple lo lắng.
Điều này có thể làm gián đoạn việc sản xuất tấm nền màn hình OLED tại Hàn Quốc, ảnh hưởng đến cả Samsung và LG. Đây rõ ràng là tin xấu cho kế hoạch sử dụng OLED trên tất cả iPhone 2019 của Apple.
iPhone OLED trong thời gian tới sẽ sử dụng công nghệ màn hình từ BOE?
Mặc dù Japan Display Inc (JDI) sẽ cung cấp tấm nền OLED nhỏ cho Apple Watch tiếp theo nhưng công ty này chưa sẵn sàng để tạo ra những tấm nền OLED lớn. Chính vì điều này, đã có tin đồn rằng Apple đang nói chuyện với BOE của Trung Quốc để giảm sự phụ thuộc vào Samsung (công ty đã tạo ra tấm nền OLED cho loạt iPhone XS).
BOE hiện là nhà cung cấp tấm nền OLED chính cho Huawei Mate 20 Pro và đã tạo ra màn hình có thể gập lại cho Mate X. Thêm vào đó, BOE cũng đã sản xuất màn hình LCD cho iPad và MacBook của Apple.
Một số nguồn tin cho rằng hai cơ sở sản xuất mới của BOE sẽ sớm đi vào hoạt động, bao gồm B11 vào cuối năm nay và B12 vào năm 2020. Các cơ sở này sẽ tập trung vào các tấm nền OLED dẻo.
Theo Dân Việt
Apple dời nhà máy sản xuất màn hình iPhone khỏi Trung Quốc vì lý do bất ngờ này Lý do Apple chuyển một số nhà máy sản xuất LCD ra khỏi Trung Quốc không chỉ bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Theo nguồn tin Phone Arena, vào tháng trước Apple đã phải gửi một gói cứu trợ cho Japan Display để giải quyết một số rắc rối. Công ty này chịu trách nhiệm sản xuất màn hình Liquid Retina...