Apple lại thắng kiện trước HTC
ITC đã quyết định rằng Apple không vi phạm bằng sáng chế S3.
S3 Graphics – công ty được HTC mua lại đã kiện Apple vi phạm bằng sáng chế của hãng từ khá lâu, tuy nhiên hôm nay ITC đã tuyên bố họ không phát hiện ra bất kỳ vi phạm nào của Apple.
HTC đã mua lại S3 hồi tháng 7 năm nay nhằm tăng cường kho bằng sáng chế của hãng đồng thời cũng đề phòng Apple mua S3 để chống lại mình. HTC hi vọng rằng bằng sáng chế của S3 có thể giúp hãng đấu lại Apple, tuy nhiên với phán quyết của ITC hôm nay thì hi vọng này của HTC đã tan biến.
Tuy nhiên S3 không phải là hi vọng duy nhất của HTC. Hãng vẫn còn 1 số bằng sáng chế khác được Google chuyển giao. Nhưng điều quan trọng là những bằng sáng chế mà Apple đưa ra trong cuộc chiến với HTC rất có thể không chỉ ảnh hưởng đến riêng nhà sản xuất Đài Loan này mà còn ảnh hưởng đến cả hệ điều hành Android nữa.
Gần đây ITC đã phán quyết rằng HTC vi phạm 2 bằng sáng chế của Apple. 1 trong số đó là bằng sáng chế 6.343.263 về “API thời gian thực” không chỉ là 1 yếu tố trong thiết bị của HTC và là 1 yếu tố không thể thiếu trong các thiết bị Android. Nếu ITC ra quyết định cấm thì không chỉ HTC và tất cả các thiết bị Android sẽ đều bị ảnh hưởng.
Khi được hỏi về vấn đề này, HTC cho biết: “Mặc dù kết quả không như chúng tôi mong đợi, nhưng chúng tôi sẽ nghiên cứu lại phán quyết và sẽ cân nhắc mọi hành động, bao gồm cả kêu gọi xét xử lại”.
Thất bại này thực sự là 1 cú shock lớn với HTC và có thể ảnh hưởng lớn để toàn cuộc chiến pháp lý này. Hiện vẫn còn có hơn 20 vụ kiện liên quan đến Apple và HTC đang diễn ra.
Theo ICTnew
TQ thắng kiện EU vụ áp thuế chống phá giá giày
Cuối tuần qua, Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết bác bỏ các biện pháp chống phá giá chủ chốt mà Liên minh châu Âu (EU) áp dụng đối với mặt hàng giày nhập khẩu từ Trung Quốc.
Phán quyết trên nhận thấy Điều 9 (5) trong Quy định Chống bán phá giá Cơ bản của EU không phù hợp với các quy định của WTO.
Phán quyết cũng ủng hộ tuyên bố của Trung Quốc rằng các quy định của WTO đã ghi rõ trong trường hợp nhập khẩu từ các quốc gia chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường, một biên độ và mức thuế riêng phải được định rõ cho mỗi nhà sản xuất và xuất khẩu cụ thể chứ không được áp đặt chung đối với cả quốc gia xuất khẩu.
Một xưởng sản xuất giày tại Jinjiang, Trung Quốc
Ngoài ra, phán quyết khẳng định EU đã vi phạm Hiệp định chống phá giá ở một số khía cạnh như điều tra nguồn gốc hàng hóa hay việc xem xét lại thời điểm dừng việc áp dụng thuế chống bán phá giá.
Trung Quốc và EU bắt đầu gặp nhau để bàn về các biện pháp chống bán phá giá mà EU áp dụng từ tháng 3/2010, song đã không tìm được tiếng nói chung và một tháng sau đó, Trung Quốc yêu cầu WTO thành lập Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc hoan nghênh phán quyết trên và hy vọng EU sẽ không tiếp tục vi phạm Hiệp định chống phá giá, khi thời hạn áp thuế chống phá giá đã kết thúc ngày 31/3/2011. Theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO, hai bên vẫn còn thời hạn 60 ngày để kháng cáo lên cơ quan phúc thẩm.
Tháng 7/2011, Trung Quốc từng giành một chiến thắng tương tự trong vụ kiện EU áp thuế mặt hàng bulông và đinh vít của Trung Quốc mà EU cho rằng bán rẻ một cách bất hợp lý. Trong vụ này, Cơ quan giải quyết tranh chấp cũng lên án cách thức mà EU áp biểu thuế chống lại các nước mà EU coi là chưa có nền kinh tế thị trường như Việt Nam, Trung Quốc và Cuba.
Năm 2006, EU đã áp thuế chống bán phá giá đối với giày da của Trung Quốc và Việt Nam trong 3 năm cho đến tháng 12/2009 và tiếp tục gia hạn thêm 15 tháng. Điều này đã gây những phản ứng trái ngược ở khu vực Nam Âu vốn có thế mạnh về sản xuất và Bắc Âu vốn thiên về bán lẻ.
Các nhà sản xuất châu Âu nói họ không thể cạnh tranh với giày giá rẻ nhập khẩu từ châu Á, trong khi các nhà bán lẻ phàn nàn về việc khách hàng của họ phải mua giày với giá cao hơn.
Theo PLXH
"Ô-sin" tại Hồng Kông chiến thắng trong vụ kiện mang tính bước ngoặt Một toà án ở Hồng Kông hôm nay đã ra phán quyết rằng một nữ giúp việc gia đình từ Philippines được phép nộp đơn cư trú lâu dài tại đặc khu hành chính này. Cô Evangeline Banao Vallejos. Vụ kiện này được trình lên toà án bởi Evangeline Banao Vallejos, người đã sống tại Hồng Kông kể từ năm 1986. Theo phán...