Apple kiện ứng dụng nấu ăn vì có logo quả lê giống quả táo
Apple được cho là đã có quyết định pháp lý nhằm chống lại một doanh nghiệp nhỏ lẻ vì cho rằng, logo quả lê của hãng quá giống với logo quả táo của Apple.
Macrumors dẫn nguồn tờ iPhone ở Canada cho biết, Apple đang thực hiện hành động pháp lý nhằm chống lại các nhà phát triển của ứng dụng “ Prepear” do logo của ứng dụng này quá giống logo “nhà Táo”.
Prepear là một ứng dụng cung cấp cho người dùng các công thức nấu ăn, lập kế hoạch cho bữa ăn, lập danh sách ghi nhớ các món cần mua.
Logo quả lê của Prepear và logo quả táo của Apple.
Ứng dụng này được phát triển bởi “Super Healthy Kids” và những người sáng lập nền tảng này vừa cho biết rằng, họ đang phải đối mặt với vụ kiện tụng từ Apple. “Táo Khuyết” được cho là có vấn đề với logo của Prepear, cụ thể là nó quá giống với logo của hãng.
Thông qua một bài đăng trên Instagram, những nhà phát triển Prepear cho biết rằng Apple “đã quyết định có hành động pháp lý nhằm chống lại doanh nghiệp nhỏ lẻ của chúng tôi vì cho rằng, logo quả lê của chúng tôi quá giống với logo quả táo của họ và điều này được cho là làm tổn hại đến thương hiệu của Apple”.
Video đang HOT
Prepear là một ứng dụng cung cấp cho người dùng các công thức nấu ăn, lập kế hoạch cho bữa ăn, lập danh sách ghi nhớ các món cần mua.
Bài đăng mô tả hành động này như “một đòn đau đối với chúng tôi, những người tại Prepear” và cho biết sẽ giữ lại logo ban đầu và “gửi thông điệp đến các công ty công nghệ lớn rằng việc bắt nạt các doanh nghiệp nhỏ sẽ gây ra hậu quả.”
Công ty đã đưa ra một bản kiến nghị Change.org trong nỗ lực thuyết phục Apple “từ bỏ việc phản đối Prepear dùng logo và điều này giúp ngăn chặn các công ty công nghệ lớn lạm dụng quyền lực của họ bằng cách kiện các doanh nghiệp nhỏ như Prepear, những người vốn đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.”
Prepear cho biết rằng, họ chỉ là một “doanh nghiệp rất nhỏ” chỉ với năm thành viên trong nhóm.
Prepear cho biết rằng, họ chỉ là một “doanh nghiệp rất nhỏ” chỉ với năm thành viên trong nhóm. Đồng thời cho biết các chi phí pháp lý hiện cho vụ kiện chống lại Apple đã lên tới hàng nghìn USD và phải sa thải một thành viên trong nhóm.
“Apple đã phản đối thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp nhỏ lẻ của chúng tôi, Prepear, yêu cầu chúng tôi thay đổi biểu tượng hình quả lê. Rõ ràng, nó chỉ được sử dụng để đại diện cho thương hiệu của chúng tôi trong việc quản lý công thức và lập kế hoạch cho bữa ăn … Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ lẻ không đủ khả năng chi trả hàng chục nghìn USD để chống lại Apple”, kiến nghị cho biết.
Prepear cho biết sẽ không nhượng bộ Apple và vẫn giữ logo quả lê.
“Đó là một trải nghiệm rất đáng sợ khi bị một trong những công ty lớn nhất thế giới có hành động pháp lý chống lại mình, ngay cả khi chúng tôi rõ ràng không làm gì sai và chúng tôi hiểu tại sao hầu hết các công ty chỉ nhượng bộ và thay đổi logo của họ”, kiến nghị cho biết thêm.
Hiện, bản kiến nghị đã đạt gần 9.000 chữ ký và những người sáng lập hy vọng nó sẽ đạt được 10.000 chữ ký.
Apple từng kiện một con đường đạp xe tại Đức vì có biển báo giống logo của hãng.
Prepear cho rằng Apple “đã phản đối hàng chục thủ tục đăng ký nhãn hiệu khác của các doanh nghiệp nhỏ có biểu tượng liên quan đến trái cây,” ngay cả trong trường hợp logo hoặc ngành của doanh nghiệp đó khác với của Apple. Trước đây, Apple từng hiện một vụ kiến chống lại một con đường đạp xe của Đức cũng vì logo.
Apple Store đóng cửa lần 2
Một số cửa hàng Apple Store tại Mỹ đã bị đóng cửa lần 2 trước lo ngại về virus corona đang có diễn biến xấu.
Theo Reuters, Apple đã xác nhận việc tạm thời đóng 11 cửa hàng tại các bang như Florida, Arizona, nam Carolina và bắc Carolina (Mỹ), vì số ca nhiễm virus corona liên tục tăng ở nước này.
Apple đã mở lại khoảng 100 cửa hàng ở Mỹ vào cuối tháng 5 khi tình hình phong tỏa có dấu hiệu được nới lỏng. Theo chia sẻ của "Táo khuyết", việc công ty đóng 11 cửa hàng sẽ giảm 0,5% doanh số.
Một số cửa hàng Apple Store đóng cửa lần 2 tại Mỹ.
Các trường hợp nhiễm virus corona ở Mỹ có xu hướng tăng. Hiện tại, quốc gia này có hơn 2,2 triệu người bị nhiễm bệnh và ít nhất 118.396 người chết.
Giữa tháng 3, Apple cũng phát đi thông báo đóng tất cả cửa hàng bên ngoài Trung Quốc để giảm nguy cơ lây lan virus corona chủng mới.
"Để giảm thiểu rủi ro lây lan virus là giảm mật độ và tối đa hóa khoảng cách xã hội. Khi tỷ lệ nhiễm bệnh mới gia tăng ở những nơi khác, chúng tôi thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ nhân viên và khách hàng của mình", Tim Cook, CEO Apple viết.
CEO Apple cũng cho biết tập đoàn đã khử trùng tất cả văn phòng, triển khai kiểm tra sức khỏe và thân nhiệt cho nhân viên. Ngoài ra, các nhân viên làm việc theo giờ vẫn được trả tiền phù hợp với hoạt động kinh doanh như thông thường.
Ngày 11/6, Apple chính thức trở thành công ty đầu tiên của Mỹ đạt được 1,5 nghìn tỷ USD vốn hóa thị trường. Cổ phiếu của công ty này tăng mạnh ngay cả khi các nhà đầu tư bắt đầu rút lui ra khỏi nhiều lĩnh vực đang biến động của nền kinh tế Mỹ.
Chuyển biến tích cực về giá trị vốn hóa của Apple trái ngược hoàn toàn với đa số công ty khác ở thị trường Mỹ, khi các nhà đầu tư cho thấy thái độ thận trọng vì đại dịch Covid-19 và những cuộc biểu tình chưa có dấu hiệu dừng lại ở quốc gia này.
Apple đã giải quyết nhược điểm của AirPower? Tấm thảm sạc được hiển thị bởi chuyên gia rò rỉ Jon Prosser mới đây cho thấy Apple dường như đã giải quyết vướng mắc lớn nhất có trên AirPower mà công ty phải khai tử trước đó. Hình ảnh cho thấy nguyên mẫu AirPower đã có khả năng sạc pin cho Apple Watch Theo BGR, Prosser từng cho biết vấn đề lớn...