Apple gửi thư tới Quốc hội Mỹ phủ nhận các cáo buộc bị hack bởi chip Trung Quốc
Apple khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, tuyệt đối không có bằng chứng nào cho thấy dấu hiệu của bất kỳ khía cạnh nào trong câu chuyện của Bloomberg.
Đối với một công ty nghìn tỷ USD như Apple, các lời cáo buộc và những câu chuyện bao quanh họ chắc chắn sẽ không ít. Nhưng khi lời cáo buộc về việc liên quan đến các bản mạch chủ bị rò rỉ thông tin vì các chip gián điệp của Trung Quốc – cùng với các công ty khác cũng sử dụng loại bản mạch đó – Apple đã lập tức có hành động đáp trả.
Cuối tuần vừa qua, Apple đã nói với Quốc hội Mỹ rằng tuyệt đối không có bằng chứng nào về việc họ là nạn nhân của một cuộc tấn công tinh vi vào chuỗi cung cấp của họ – khác hẳn so với những cáo buộc trong báo cáo gần đây của Bloomberg BusinessWeek.
“ Các công cụ bảo mật độc quyền của Apple đang liên tục dò quét một cách chính xác loại băng thông truyền dữ liệu ra ngoài này, khi nó chỉ ra sự tồn tại của loại malware hoặc các hoạt động độc hại khác. Không gì đã được tìm thấy.” Apple cho biết trong bức thư gửi tới Quốc hội Mỹ. Bức thư được Phó chủ tịch về Bảo mật Thông tin, George Stathakopoulos ký.
Stathakopoulos cho biết, họ chưa bao giờ tìm thấy bất kỳ lỗ hổng nào như được đề cập trong bài viết của Bloomberg, cũng như chưa từng liên hệ với FBI về những vấn đề tương tự như vậy. Ông cũng cho rằng ông sẽ có mặt trong tuần này nếu cần thiết để tóm tắt cho nhân viên Quốc hội.
Video đang HOT
Bức thư của Apple gửi tới Quốc hội không phải lần đầu tiên họ phủ nhận các cáo buộc nhắm vào mình trong báo cáo gần đây của Bloomberg. Bằng những lời lẽ phủ nhận mạnh mẽ đưa ra vào cuối tuần trước, Apple cho biết:
“ Trong khoảng thời gian một năm vừa qua, Bloomberg đã liên hệ với chúng tôi rất nhiều lần với các tuyên bố, đôi khi mơ hồ và đôi khi lại rất chi tiết, về một cáo buộc sự cố bảo mật tại Apple. Mỗi lần như vậy, chúng tôi đều tiến hành các cuộc điều tra nội bộ gắt gao dựa trên những câu hỏi của họ và mỗi lần chúng tôi đều tuyệt đối không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy dấu hiệu của chúng. Chúng tôi đã lặp đi lặp lại gửi đi các phản hồi thực tế, và theo báo cáo, chúng đã bác bỏ gần như mọi khía cạnh có liên quan đến Apple trong câu chuyện của Bloomberg.”
Amazon, một công ty khác có liên quan đến báo cáo này, cũng cho biết rằng câu chuyện của Bloomberg đầy các điểm không chính xác. Tuyên bố của hai công ty này cũng được sự ủng hộ của các cơ quan tình báo Anh và Mỹ, những tổ chức cho biết họ không có lý do gì để nghi ngờ những lời phủ nhận trên.
Vậy sự thực là gì? Reuters cho biết rằng họ đã tiếp cận với Bloomberg, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi. Toàn bộ câu chuyện này giờ đây đều xoay quanh cách Bloomberg đáp trả lại những lời phủ nhận này như thế nào? Liệu họ có thừa nhận báo cáo là không chính xác? Hay họ sẽ đưa ra các bằng chứng chính xác hơn? Câu chuyện này đang trở nên thú vị hơn nhiều trước khi nó kết thúc.
Theo Tri Thuc Tre
Hàng loạt đối tác Apple khốn khổ vì chip gián điệp Trung Quốc
Sau tiết lộ về việc công ty Trung Quốc cấy chip theo dõi vào bo mạch chủ gây ảnh hưởng hàng loạt công ty Mỹ, cổ phiếu nhiều hãng công nghệ đã giảm sâu.
Theo thông tin từ CNBC, giá cổ phiếu của một loạt công ty công nghệ, trong đó có nhiều đối tác của Apple, đã giảm mạnh trong ngày giao dịch cuối cùng của tuần. Giá cổ phiếu của công ty Trung Quốc Lenovo đã giảm tới 15% trong ngày hôm nay,
Trước đó, Lenovo đã đưa ra thông báo họ không hề hợp tác với Supermicro, tuy nhiên công ty này vẫn bị "vạ lây" vì scandal của Supermicro. Theo nhà phân tích Leo Sun của Motley Fool, nguyên nhân cổ phiếu Lenovo mất giá là do đây là công ty Trung Quốc.
ZTE cùng Lenovo bị ảnh hưởng nhiều nhất sau thông tin Trung Quốc cài chip theo dõi nhiều công ty Mỹ.
Một công ty Trung Quốc khác là ZTE cũng phải chứng kiến cổ phiếu mất giá tới 11% trong ngày hôm nay. ZTE là nhà cung cấp hạ tầng, thiết bị viễn thông lớn, nhưng từng bị chính phủ Mỹ cấm vận vào đầu năm nay do dính dáng tới những thương vụ của Iran, Bắc Triều Tiên.
Không chỉ có các công ty của Trung Quốc, nhiều hãng công nghệ châu Á khác cũng gặp khó khăn ngày hôm nay. Đối tác gia công chip của Apple TSMC đã mất 1,57% giá trị, và một đối tác khác là Largan Precision, chuyên cung cấp ống kính cũng mất 7,28%.
Cổ phiếu của TSMC cùng hàng loạt đối tác của Apple cũng giảm mạnh trong ngày hôm nay.
Samsung Electronics không bị ảnh hưởng, nhưng công ty đồng hương tới từ Hàn Quốc LG Display đã mất 1,84% giá trị. Tại Nhật Bản, cổ phiếu của công ty điện tử TDK bị tụt 4,79%, còn Murata mất 3,9%.
Tuy nhiên, Leo Sun cho rằng đây chỉ là sự sụt giảm trong ngắn hạn, không gây ảnh hưởng lâu dài. Ông nói rằng đây chỉ là sự phản ứng tức thời của giới đầu tư trước thông tin xấu từ châu Á, còn các công ty sẽ không bị ảnh hưởng nhiều vì lỗi nằm ở bo mạch của máy chủ chứ không phải các thiết bị công nghệ khác.
Ngoài ra, các đối tác của Apple cũng có thể yên tâm hơn bởi Apple đã chấm dứt hợp tác với Supermicro từ năm 2016.
Con chip siêu nhỏ được hàn vào bảng mạch của các máy chủ Supermicro làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tấn công, lấy cắp dữ liệu của Trung Quốc.
Bài điều tra của Bloomberg một lần nữa dấy lên lo ngại đối với giới công nghệ và các nhà cầm quyền của Mỹ trước nguy cơ tấn công, lấy cắp dữ liệu từ Trung Quốc. Việc chuyển quá trình gia công trở lại Mỹ sẽ lại được đem ra bàn tán, trong đó công ty được quan tâm nhất chính là Apple. Tuy vậy, Sun tin rằng khó có khả năng Apple sản xuất iPhone tại Mỹ.
"Tôi không nghĩ Apple sẽ chấp nhận điều này, bởi làm vậy sẽ khiến chi phí tăng vọt. Dù vậy thì thông tin vừa rồi cũng có thể khiến các nhà đầu tư e ngại hơn với các đối tác của Apple tại châu Á, ít nhất là đến khi vụ việc được kết luận".
Nguồn: Zing
Chip gián điệp 'hạt gạo' từ Trung Quốc gây rúng động Apple, Amazon Amazon và nhiều hãng công nghệ lên tiếng bác bỏ phóng sự gây chấn động của Bloomberg. Nếu câu chuyện gián điệp là sự thật, đây có thể coi như vụ hack lớn nhất thập kỷ. Hôm thứ 5 (4/9), Bloomberg đăng tải phóng sự điều tra Trung Quốc cài cắm phần cứng đánh cắp thông tin của các công ty, tổ chức...