Apple gửi thư cảnh cáo đến một dân mạng Trung Quốc
Apple gửi thư cho người đứng sau tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone bị đánh cắp, yêu cầu tiết lộ nguồn tin nếu không muốn báo cho cảnh sát.
Một tài khoản Twitter quảng cáo nguyên mẫu iPhone X. (Ảnh: Vice)
Cuộc chiến giữa Apple với những người rò rỉ tin tức tiếp tục leo thang. Theo Motherboard, Apple đã gửi thư cảnh báo cho một công dân Trung Quốc, người quảng cáo nguyên mẫu iPhone ăn cắp trên mạng xã hội.
Năm 2019, Motherboard từng có bài điều tra về thị trường chợ đen dành cho các nguyên mẫu Apple bị trộm. Thị trường này tồn tại được cho là nhờ có nhân viên người Trung Quốc của Apple hoặc Foxconn tuồn phần cứng ra khỏi các nhà máy. Sau đó, các đại lý mua lại thiết bị rồi bán cho những người sưu tầm hoặc hacker đang tìm kiếm lỗ hổng và khai thác lỗ hổng trên iPhone.
Thời điểm đó, Apple không bình luận về thông tin này, cũng không rõ công ty biết bao nhiêu về thị trường phi pháp nói trên. Tuy nhiên, lá thư cảnh cáo mới nhất của hãng cho thấy Apple đang truy đuổi các đại lý và muốn dập tắt thị trường chợ đen.
Video đang HOT
Fangda Partners, công ty luật của Apple tại Trung Quốc, là người gửi thư vào ngày 18/6/2021. Trong thư, Apple yêu cầu dừng thu mua, quảng cáo và bán thiết bị rò rỉ, đồng thời đề nghị cung cấp nguồn cung cấp. Cuối cùng, Apple muốn người bán ký vào văn bản cam kết tuân thủ yêu cầu trong vòng 14 ngày sau khi nhận thư.
Nội dung thư có đoạn: “Bạn đã tiết lộ trái phép một lượng lớn thông tin liên quan đến sản phẩm tin đồn và chưa ra mắt của Apple, cấu thành hành vi cố ý xâm phạm bí mật thương mại của Apple”. “Thông qua điều tra, Apple đã nắm được bằng chứng có liên quan về hành vi tiết lộ trái phép sản phẩm chưa ra mắt và tin đồn của Apple”.
Theo một nguồn tin giấu tên của Motherboard, họ cũng nhận được thư tương tự. “Apple muốn biết làm thế nào thông tin bị lộ và làm thế nào sản phẩm trong chuỗi cung ứng bán cho một vài người nhất định”.
Tài khoản Twitter của người nhận thư không còn tồn tại. Sử dụng công cụ Wayback Machine, lần cuối tài khoản hoạt động là vào ngày 11/6, chỉ vài ngày trước khi Apple gửi thư đi.
Không rõ Apple đã gửi thư cảnh cáo cho bao nhiêu người.
Trung Quốc là nước có nhiều hạn chế nhất về dữ liệu xuyên biên giới
Theo báo cáo của Tổ chức Sáng tạo và Công nghệ Thông tin (ITIF), Trung Quốc là nước có nhiều hạn chế nhất về luồng dữ liệu xuyên biên giới, với 29 chính sách địa phương hóa dữ liệu.
Sẽ rất khó để đạt được tiến bộ ý nghĩa về dữ liệu kỹ thuật số trong bất kỳ diễn đàn nào liên quan đến Trung Quốc
Báo cáo được công bố vào thời điểm nhiều chính phủ đang đưa ra các quy tắc điều chỉnh luồng dữ liệu qua biên giới. ITIF phát hiện có 62 quốc gia hiện đã áp dụng tổng cộng 144 biện pháp địa phương hóa dữ liệu, cao hơn gần gấp đôi con số ghi nhận được vào năm 2017, khi có 35 quốc gia ban hành 67 biện pháp hạn chế dữ liệu.
Việc lưu trữ dữ liệu trong nước đang trở thành xu hướng của các chính phủ trên toàn thế giới, nhưng nỗ lực này nhiều khả năng "tự chuốc lấy thất bại", vì hạn chế luồng dữ liệu sẽ gây thiệt hại cho các nền kinh tế bằng cách kìm hãm thương mại, giảm năng suất và tăng giá cho các ngành công nghiệp hạ nguồn vốn có liên kết gần nhất với người dùng hằng ngày.
Theo báo cáo, Trung Quốc thường viện dẫn vấn đề chủ quyền khi áp đặt quy định lưu trữ dữ liệu quan trọng trong biên giới. Các công ty công nghệ Mỹ, từ Apple cho đến Tesla, đều bị luật pháp Trung Quốc yêu cầu lưu trữ dữ liệu của người dùng nước này ngay tại đại lục. Trong khi đó, Washington cũng đang tăng cường giám sát đối với quyền truy cập vào dữ liệu người dùng của các ứng dụng Trung Quốc.
"Nhiều quốc gia muốn dữ liệu của họ được lưu trữ cục bộ để nó không trở thành yếu tố kinh doanh miễn phí cho các nước khác", Lu Chuanying, Giám đốc trung tâm quản trị không gian mạng quốc tế tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, nói.
Bắc Kinh gần đây đã viện dẫn lý do an ninh quốc gia để ban hành một loạt luật và quy định nhằm hạn chế việc "dữ liệu quan trọng" bị rò rỉ ra nước ngoài. Luật Bảo mật dữ liệu của quốc gia, được công bố vào tháng 6.2021, dự kiến có hiệu lực vào ngày 1.9 năm nay, đã đặt ra hình phạt nặng nề cho những vi phạm như vậy. Ví dụ, các công ty chuyển "dữ liệu cốt lõi" của nhà nước ra nước ngoài mà không có sự chấp thuận của Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với hình phạt lên tới 10 triệu nhân dân tệ (khoảng 1,5 triệu USD) và có thể bị buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, điều gì là "dữ liệu cốt lõi" vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Đầu tháng này, Trung Quốc cũng cập nhật các Biện pháp Đánh giá An ninh Mạng, một quy định được ban hành lần đầu tiên vào năm ngoái. Bản cập nhật yêu cầu tất cả các công ty công nghệ sở hữu dữ liệu cá nhân của ít nhất một triệu người dùng phải trải qua quá trình xem xét của cơ quan chức năng trước khi tiến hành IPO ở thị trường nước ngoài.
Địa phương hóa dữ liệu không chỉ diễn ra ở các quốc gia quan tâm đến kiểm soát không gian mạng như Trung Quốc và Nga, mà còn được tiến hành ở Liên minh châu Âu (EU), khiến các ông lớn công nghệ Mỹ đang thống trị tại thị trường này phải đặc biệt cảnh giác.
Năm 2016, Nghị viện châu Âu đã phê duyệt Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR), một trong những luật về quyền riêng tư nghiêm ngặt nhất trên thế giới, và Đạo luật quản trị dữ liệu được đề xuất bởi EU. Tuần trước, Tòa án Công lý EU đã vô hiệu hóa cơ chế Privacy Shield mà các công ty công nghệ như Facebook và Google sử dụng để chuyển dữ liệu thương mại từ châu Âu sang Mỹ.
Theo South China Morning Post , ngoài báo cáo trên, ITIF còn đề xuất "Công ước Geneva về dữ liệu" giữa Mỹ và các đồng minh như Canada, Anh và Nhật Bản, để hình thành một khuôn khổ chung cho việc chia sẻ dữ liệu, trừ các quốc gia và khu vực hạn chế dữ liệu như Trung Quốc, Nga và EU.
Sau khi đánh bại Apple trên toàn cầu, Xiaomi đặt mục tiêu đứng đầu tại Trung Quốc Theo báo cáo mới từ Canalys, thị phần của Xiaomi đạt 17%. Xét về doanh số từ các công ty khác, Xiaomi hiện đang ở vị trí thứ hai chỉ đứng sau Samsung, xếp trên cả Apple. Lei Jun, người sáng lập Xiaomi, đồng thời là Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn Xiaomi cho biết tính đến hiện nay, có gần 30%...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người duy nhất đánh bại AI trở thành thầy giáo

Vì sao iPhone sản xuất tại Mỹ mãi 'chỉ là giấc mơ'?

Apple lỡ hẹn với AI, người dùng Việt chịu thiệt?

Jack Ma muốn AI phục vụ, không phải 'chúa tể' con người

'Chìa khoá' để Apple không tăng giá iPhone 17 Pro

12 tháng, Apple lắp ráp 22 tỷ USD iPhone tại Ấn Độ

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô
Có thể bạn quan tâm

Lý do VinFast VF 5 trở thành ô tô bán chạy tháng 3
Ôtô
22:26:49 15/04/2025
Nhóm ép khách mua 3 cây nhang 1,6 triệu đồng ở miếu Bà Chúa Xứ phải ngồi tù
Pháp luật
22:18:29 15/04/2025
Đen Vâu, Hoà Minzy, Thanh Thuỷ và các nghệ sĩ tham dự Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc
Sao việt
22:11:51 15/04/2025
50.000 người xem sao nam hạng A công khai quấy rối "nữ thần sexy xứ Hàn"?
Sao châu á
22:04:58 15/04/2025
Lấy chồng hơn 14 tuổi, cô gái Quảng Nam tổ chức đám cưới 'lạ lùng' giữa rừng
Netizen
21:24:20 15/04/2025
Nỗi lo thất nghiệp tăng cao nhất ở Mỹ kể từ sau đại dịch
Thế giới
21:20:29 15/04/2025
Vụ mỹ nhân bạc mệnh qua đời chỉ 4 ngày sau vụ tấn công tình dục: Điều gì thực sự xảy ra trong căn phòng 1219?
Sao âu mỹ
21:19:37 15/04/2025
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc
Tin nổi bật
20:55:03 15/04/2025
Kawasaki trình làng 'ngựa máy' bốn chân: Vừa là robot vừa là mô tô địa hình
Đồ 2-tek
20:54:19 15/04/2025