Apple, Google và Samsung: Khi nào hết “hot”?
Chỉ 5 năm trước, trung tâm thế giới di động vẫn nằm ở Phần Lan và Canada, nơi mà hai “ông vua” ngành công nghiệp là Nokia và RIM “ngự trị”. Dường như cả thế giới khi đó quá “yên phận” với sự sắp xếp trong kế hoạch kinh doanh của hai “đại gia” này.
Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn sau đó, thời đại hoàng kim của Nokia và RIM đã le lói sự sụp đổ khi Apple tung ra thế hệ iPhone đầu tiên vào năm 2007. Khái niệm về điện thoại và smartphone chính thức được định nghĩa lại sau sự ra đời của “siêu phẩm” này. Và sau khi các thiết bị Android trở nên hoàn hảo hơn để cạnh tranh với iPhone, các thiết bị Android và iOS chính thức bắt đầu cuộc “tấn công” trên quy mô lớn để duy trì thị phần. Ngày nay, phần lớn các thiết bị smartphone và tablet trên thế giới công nghệ nằm trong tay hai “thế lực” này.
Từ quan điểm của các nhà sản xuất thiết bị cầm tay, rõ ràng người chiến thắng hiện tại là Samsung với con số ấn tượng: hơn các thiết bị di động trong thế giới công nghệ thuộc về họ. Theo ngay sau không thể là ai khác ngoài Apple với thị phần hiện nay vào khoảng 18%. Không một hãng công nghệ nào khác trên toàn cầu có được thị phần gồm hai chữ số.
Từ quan điểm của các nền tảng, không có gì để phản đối việc Android của Goole đang là “nhà lãnh đạo” của thế giới, theo sau là iOS của Apple.
Từ góc độ kinh doanh, những người kiếm tiền trên các thiết bị điện thoại di động theo cách này hay cách khác, người chiến thắng rõ ràng là Apple, Google và Samsung.
Vì vậy, ngày hôm nay, chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng thị trường smartphone đang bị kiểm soát bởi 3 “thế lực” hùng mạnh, hai trong số đó cách nhau chưa đến 9 dặm trong Thung lũng Silicon, và còn lại đến từ một đất nước châu Á.
5 năm đủ để làm thay đổi hoàn toàn thế giới công nghệ. Vậy một câu hỏi được đặt ra, thế giới của những thiết bị smartphone và tablet sẽ như thế nào trong vòng 5 năm nữa?
Video đang HOT
Không phải bàn cãi về việc hệ điều hành iOS của Apple là một nền tảng tuyệt vời. iOS hiện nay vẫn đang thu hút những ứng dụng tốt nhất đến với nó trước tiên vì tính bảo mật của mình. Sự sáng tạo của những nhà phát triển iOS đã thổi vào trong nền tảng này những gì tốt đẹp nhất dành cho tín đồ của “táo khuyết”.
Nhưng mặt khác, đối thủ lớn nhất của iOS, Android, hoặc đã vượt qua, hoặc ít nhất cũng đã bắt kịp nền tảng từ Apple về cả sự đổi mới lẫn phương diện chất lượng cũng như số lượng ứng dụng. Khi bạn kết hợp những cải tiến phần mềm trên Android với “hàng cơ số” thiết bị sử dụng hệ điều hành này, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp trước những gì mà một mã nguồn mở như Android mang lại.
Tuy nhiên, có một thực tế đang diễn ra, trong khi người dùng đang ngày càng yêu thích Android nhiều hơn bởi sự phát triển của nền tảng này, các nhà phát triển phần cứng lại đang có xu hướng tạo ra những chiếc điện thoại không “dính dáng” gì đến Android, hệ điều hành đã làm nên sự thành công cho những sản phẩm của họ, dù rằng xu hướng này hiện tại vẫn khá mờ nhạt. Vấn đề bắt nguồn từ sự cạnh tranh trực tiếp với cha đẻ của Android, Google.
Google đã 4 lần đưa sáng kiến điện thoại khi hãng công nghệ này quyết định bán điện thoại mang thương hiệu của chính mình. 4 đời Nexus với sự hợp tác cùng 3 nhà sản xuất hàng đầu, HTC, Samsung và LG, Google đã nhận ra rằng việc mình trực tiếp tham gia vào việc sản xuất và cung cấp sản phẩm sẽ có được lợi thế lớn hơn nhiều so với việc những nhà sản xuất thiết bị cầm tay tự mình làm điều đó.
Google cũng đã chính thức mua lại Motorola vào năm ngoái, bên cạnh lợi ích từ kho bằng sáng chế khổng lồ mà Motorola đang nắm giữ, “đại gia tìm kiếm” có lẽ cũng đang tìm kiếm sự khẳng định về quyền kiểm soát chỉ đạo các thiết bị Android.
Điều này càng được thể hiện rõ hơn khi Google với Motorola đang xây dựng và phát triển một sản phẩm vẫn rất “bí ẩn” mang tên Google X. Chiếc smartphone này đang được giới công nghệ mong chờ sẽ xuất hiện tại sự kiện Google I/O vào giữa tháng 5 năm nay. Chưa một thông tin hé lộ nào từ hãng công nghệ này xác nhận rằng chiếc điện thoại Google X sẽ trông như thế nào cũng như về cấu hình hay các tính năng của nó. Tuy nhiên, theo như một số gợi ý, cũng như những tin đồn và sự suy luận, Google X có thể sẽ rất khác biệt so với những chiếc smartphone Android hiện tại.
Tất cả những điều này đã đặt ra cho các nhà sản xuất thiết bị cầm tay một câu hỏi lớn: Google thực sự là bạn hay kẻ thù? Và liệu họ có thể tìm kiếm những gì tốt đẹp hơn từ một nền tảng khác thay vì Android?
Những “bất mãn” với “cha đẻ” của Android được nhìn thấy rõ ràng hơn với sản phẩm Lumia của Nokia khi sử dụng hệ điều hành Windows Phone thay vì nền tảng “robot xanh”. “Ông hoàng một thời” vừa qua đã báo cáo những con số khá ấn tượng về doanh thu của sản phẩm này. Theo đó, công ty đã bán được 4.400.000 thiết bị Lumia trên nền tảng Windows Phone, và những chiếc smartphone này đã giúp doanh thu của Nokia tăng 444% tại thị trường Mỹ quý vừa qua.
Hãng công nghệ này đang làm được rất nhiều tiền trên rất ít số lượng điện thoại nếu so với trước đây. Nói cách khác, Windows Phone 8 đã giúp đỡ tình hình kinh tế của Nokia trở nên ít giống với Google hơn (khối lượng lớn, tỉ suất lợi nhuận thấp), và ngày càng giống với Apple hơn (khối lượng ít, tỉ suất lợi nhuận cao).
Ngoài iOS, Android và Windows Phone, thế giới cộng nghệ hiện cũng đang tồn tại một số nền tảng rất khả thi đang được xây dựng bởi những nhà sản xuất thiết bị Android hiện tại. Thực tế, hệ điều hành đang được mong chờ nhất là Tizen, nền tảng này đang được phát triển bởi đối tác rất lớn của Google, Samsung. Được biết, “đại gia phần mềm” Intel cũng đang ủng hộ cho nền tảng này. Nếu Samsung chuyển từ Android sang Tizen, chắc chắn sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh lớn trong thế giới của những hệ điều hành khi Samsung đang có thị phần vô cùng lớn trên thị trường. Các thiết bị Tizen đầu tiên được dự kiến sẽ “lên kệ” trong vòng ba tháng nữa.
Bên cạnh đó, không thể bỏ qua những cái tên rất tiềm năng như Firefox của Mozilla, Ubuntu Linux, hay WebOS của HP. Tất cả những nền tảng trên điều tương đối mở so với Android. Với tất cả những điều trên, thế giới của những hệ điều hành được dự đoán sẽ rất khốc liệt trong năm 2013 này.
2. Các nhà sản xuất thiết bị cầm tay mới
Trong khi các nền tảng mới đang nổi lên như những đối thủ tiềm năng đe dọa thị phần của iOS và Android, tình huống tương tự cũng đang xảy ra trong thế giới của những thiết bị cầm tay.
Vào thời điểm hiện tại, Samsung và Apple đang chiếm ưu thế. Nhưng tại Trung Quốc và một số thị trường khác, các công ty đến từ quốc gia này đang phát triển nhanh hơn so với các nhà lãnh đạo toàn cầu.
Một thời điểm nào đó trong năm nay, thế giới công nghệ đã đạt đến ngưỡng mà hơn một nửa số điện thoại di động được bán ra trên toàn cầu là smartphone chứ không phải là những dòng điện thoại tính năng (feature phone). Lý do cho sự thay đổi đó, một phần bắt nguồn từ sự giảm giá của những dòng smartphone, mà nguyên nhân chính của điều này lại xuất phát từ những thương hiệu giá rẻ Trung Quốc, và cũng bao gồm cả những thương hiệu cao cấp.
Lấy bản thân Trung Quốc làm ví dụ, tại quốc gia có thị trường cực kì rộng lớn này, Samsung là nhà sản xuất hàng đầu. Tuy nhiên, vị trí thứ 2 lại là Lenovo, một công ty Trung Quốc, chứ không phải Apple. Được biết việc kinh doanh điện thoại đang mang lại một nguồn lợi nhuận khá lớn cho Lenovo. Theo một bài báo, có đến hơn 100 công ty Trung Quốc hiện đang sản xuất các thiết bị smartphone, và bất cứ ai trong số họ cũng đều khao khát trở thành Samsung thứ 2.
Một tin đồn đang được một số tờ báo tiết lộ rằng Lenovo đang có đàm phán để mua lại thương hiệu RIM. Nếu như BlackBerry 10 cùng với những chiếc smartphone trên nền tảng này mà RIM (nay là BlackBerry) vừa công bố tại sự kiện của hãng hôm 30/1 vừa qua không được như giới công nghệ kì vọng, việc phải bán lại thương hiệu cũng hoàn toàn có thể xảy ra với một công ty đang đứng cạnh “bờ vực” phá sản như RIM. Nếu điều đó thực sự xảy ra, đó sẽ là một sự phát triển, kết hợp với tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, điều này có thể đưa Lenovo vào vị thế của Samsung như một nhà sản xuất thiết bị di động toàn cầu.
Vậy còn vị trí thứ 3 tại quốc gia này là ai? Apple? Câu trả lời là Huawei. Ngay sau đó là ZTE và Coolpad. Theo đơn vị bán hàng, Apple chiếm vị trí số 6 trong tổng số hãng điện thoại ở Trung Quốc và thị phần của hãng công nghệ này đang thu hẹp lại. Dù biết rằng “táo khuyết” phải chịu sự cạnh tranh không được bình đẳng cho lắm dưới sức ép và sự bảo hộ của chính phủ Trung Quốc, tuy nhiên, một thực tế rõ ràng là các thương hiệu tại quốc gia này đang phát triển mạnh mẽ không ngừng.
Các công ty này, đặc biệt là Huawei và ZTE, đang mang lại cuộc cách mạng smartphone tới thị trường mới nổi, ở cả 2 phân khúc: giá rẻ và cao cấp. Và bây giờ họ đang muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ và châu Âu. Huawei và ZTE từng có một sự hiện diện lớn tại triển lãm thương mại quốc tế tại Las Vegas vừa qua, CES 2013, và đã gây được những tiếng vang nhất định đối với giới công nghệ bởi những sản phẩm như Huawei Ascend Mate hay ZTE Grand S.
Theo Genk