Apple, Google, Facebook lưu trữ dữ liệu ở đâu?
Các công ty công nghệ lớn thường xây dựng trung tâm dữ liệu của riêng mình ( Cloud Campus), nơi tập trung sức mạnh lưu trữ và xử lý khổng lồ.
Cloud Campus được coi là biểu hiện vật chất của Internet, thường được xây dựng ở khu vực xa trung tâm, nơi có chi phí mặt bằng thấp, giá điện rẻ, thoáng mát. Khi điện toán đám mây phát triển theo đà của mạng xã hội, Big Data (dữ liệu lớn) hay Internet of Things (Internet của vạn vật)… thì quy mô của các trung tâm dữ liệu ngày càng được mở rộng.
Dưới đây là Cloud Campus của một số công ty công nghệ hàng đầu hiện nay.
Trung tâm dữ liệu của Facebook được coi là sự mở đầu cho việc phát triển hạ tầng phần cứng tại Prineville, bang Oregon (Mỹ). Cloud Campus của mạng xã hội lớn nhất thế giới gồm hai trung tâm dữ liệu khổng lồ, diện tích mỗi điểm gần 28 nghìn mét vuông, phục vụ cho khoảng 2 tỷ người dùng. Facebook còn có kế hoạch xây một trung tâm dữ liệu lớn ở Prineville, rộng hơn 45 nghìn mét vuông.
Cloud Campus của Facebook đã giúp phát triển kinh tế khu vực khi công ty đầu tư hơn 780 triệu USD vào đây và thu hút các công ty công nghệ khác cùng đặt hệ thống máy chủ.
Apple
Video đang HOT
Hãng sản xuất iPhone, MacBook khá chậm chân trong việc xây dựng trung tâm dữ liệu và mãi đến năm 2009 thì Apple vẫn chỉ sở hữu một trung tâm nhỏ. Tuy nhiên sau đó công ty đầu tư 1 tỷ USD để tạo nên một Cloud Campus rộng hơn 46 nghìn mét vuông ở Maiden, Carolina (Mỹ).
Ngoài ra, Apple hiện nay còn có trung tâm dữ liệu ở Oregon, Nevada, Ireland và Đan Mạch để cung cấp cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ như iTunes và iCloud.
Gã khổng lồ lĩnh vực Internet đã và đang đi tiên phong trong việc tạo ra một loạt trung tâm dữ liệu trên khắp thế giới để phục vụ dịch vụ tìm kiếm, quảng cáo, điện toán đám mây hay các công nghệ mới. Công ty hiện chi hơn 2 tỷ USD mỗi quý để phát triển cơ sở hạ tầng Cloud Campus đặt tại Council Bluffs (Mỹ).
Microsoft có nhiều cụm máy chủ nhưng tập trung chủ yếu ở Virginia (Mỹ). Nó được triển khai từ năm 2011 với tổng mức đầu tư vào khoảng 1,7 tỷ USD. Cơ sở hạ tầng của Microsoft được thiết kế dạng mô-đun, cho phép hoạt động trong nhiều môi trường, cắt giảm chi phí và khả năng tản nhiệt hiệu quả.
Là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực điện toán đám mây, Amazon đã xây dựng những “trang trại” bao gồm các cụm máy chủ thay vì xây tập trung thành một khuôn viên rộng lớn. Nó nhằm mục đích giảm các tác động khi có sự cố xảy ra. Các cụm máy chủ này nằm trong các trung tâm dữ liệu tách biệt nhau, nhưng phải đủ gần để đường truyền có tốc độ trễ thấp.
Điểm lớn nhất nằm trong cụm máy chủ của Amazon được đặt ở Đông Nam Mỹ, trải dài trên 20 trung tâm dữ liệu thuộc Northern Virginia.
Bảo Anh
Theo VNE
Apple xây dựng trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc để đáp ứng đạo luật mới
Apple sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Trung Quốc, nhằm tuân thủ các điều luật về an ninh mạng mới được chính phủ nước này công bố.
Sau Đan Mạch, Apple sẽ mở thêm trung tâm dữ liệu mới ở Trung Quốc. ẢNH: REUTERS
Theo Reuters, trung tâm dữ liệu của Apple sẽ nằm ở phía nam Quý Châu (Guizhou) cùng hợp tác với công ty quản lý dữ liệu Guizhou-Cloud Big Data Industry Co Ltd (GCBD). Trung tâm này cũng sẽ nằm trong kế hoạch đầu tư trị giá 1 tỉ USD của Apple ở tỉnh này.
Trung tâm dữ liệu mới sẽ giúp Apple nâng cấp tốc độ cũng như độ tin cậy của các sản phẩm và dịch vụ trong khi vẫn tuân thủ các điều luật mới được chính phủ Trung Quốc thông qua. Những điều luật mới này yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ đám mây phải do các công ty Trung Quốc điều hành, điều này buộc Apple phải hợp tác với GCBD để cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến iCloud.
Các công ty nước ngoài kinh doanh điện toán đám mây như Amazon.com Inc và Microsoft Corphiện đã có trung tâm dữ liệu ở Trung Quốc.
Trong khi đó các nhóm doanh nghiệp ở nước ngoài nói rằng những yêu cầu về giám sát và lưu trữ dữ liệu nghiêm ngặt còn quá mơ hồ, đem đến gánh nặng cho các công ty và đe dọa an toàn dữ liệu. Đáp lại, các nhà chức trách nói rằng đạo luật này không nhằm gây bất lợi cho các công ty nước ngoài và được soạn thảo nhằm phản ứng lại những mối đe dọa của các cuộc tấn công mạng và khủng bố.
Về phần mình, Apple cũng cho biết họ có sự bảo mật riêng tư và bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ, không cho phép bất kỳ xâm nhập nào từ cửa sau.
Đạo luật mới này cũng xuất hiện trong bối cảnh các công ty điện toán đám mây của Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng ở các thị trường nước ngoài. Chỉ tính riêng Alibaba Group Holding Ltd đã có đến có 17 trung tâm dữ liệu trên khắp Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Úc, Đông Nam Á và Trung Đông.
Hiếu Trung
Theo Thanhnien
Sẽ sớm có điện thoại dung lượng 512 GB Trong năm 2018, công nghệ mới có thể giúp điện thoại sở hữu bộ nhớ trong lên tới 512 GB kèm theo tốc độ ghi dữ liệu cực nhanh và tiết kiệm pin vượt trội so với hiện tại. Người dùng đã quá quen với những bước tiến dài trong công nghệ điện thoại thông minh và trong tương lai, công nghệ vẫn...