Apple giải thích lý do gỡ bỏ các ứng dụng theo dõi thời gian sử dụng máy bên thứ ba khỏi App Store
Tất cả đều nhằm bảo vệ sự riêng tư và bảo mật của người tiêu dùng?
Hôm 27/4 vừa qua, tờ New York Times đã đưa tin rằng Apple đang tùy tiện gỡ bỏ các ứng dụng theo dõi thời gian sử dụng thiết bị (Screen Time) do các nhà phát triển bên thứ ba phát hành lên App Store, nhằm tạo lợi thế cho ứng dụng Screen Time mà hãng đã giới thiệu trên iOS 12. Theo sau bản tin của NYT, trong đó đề cập đến việc nhiều nhà phát triển các ứng dụng nói trên chỉ trích hành vi chống cạnh tranh của Apple, một bản tin khác cho thấy Apple đã thực hiện việc gỡ bỏ các ứng dụng theo dõi thời gian sử dụng thiết bi của bên thứ ba trong nhiều năm trời.
“ Trong nhiều năm qua, Apple đã gỡ bỏ hoặc giới hạn ít nhất 11 trong số 17 ứng dụng screen-time và parental-control (cho phép phụ huynh giám sát thời gian sử dụng thiết bị của con em) được tải về nhiều nhất, theo một phân tích của The New York Times và Sensor Tower, một công ty phân tích dữ liệu ứng dụng. Apple còn triệt hạ nhiều ứng dụng ít tên tuổi khác. Trong một số trường hợp, Apple buộc các công ty phải loại bỏ những tính năng cho phép phụ huynh kiểm soát các thiết bị của con em, hoặc chặn truyền truy cập của con em đến những ứng dụng nhất định và đến nội dung người lớn. Trong những trường hợp khác, họ đơn giản là gỡ bỏ các ứng dụng khỏi App Store” – trích nguyên văn bản tin trên tờ NYT.
Một số nhà phát triển thậm chí quyết định đối đầu với Apple bằng cách đệ trình đơn khiếu nại chống cạnh tranh và độc quyền lên EU.
Video đang HOT
Phản hồi ban đầu của Apple đối với bản tin của NYT là những ứng dụng bên thứ ba “ có thể thu thập quá nhiều thông tin từ các thiết bị của người dùng”. Tuy nhiên, cần chú ý rằng những ứng dụng kia thực ra đã tồn tại trong hệ sinh thái iOS của Apple từ lâu rồi.
Sau khi bản tin của NYT được đăng lên MacRumors, một đọc giả của trang này đã viết thư cho Tim Cook để “ bày tỏ quan ngại về tình hình”. Kết quả, người này nhận được một phản hồi khá chi tiết từ Phil Schiller, Phó Chủ tịch Marketing toàn cầu của Apple. Trong thư, Schiller nói rằng các ứng dụng Screen Time bên thứ ba tận dụng công nghệ Mobile Device Management, vốn sẽ cho phép các nhà phát triển truy cập đến mọi hoạt động trên smartphone của người dùng.
“ Có rất nhiều ứng dụng tuyệt vời cho các bậc phụ huynh trên App Store, như ‘Moment – Balance Screen Time’ bởi Moment Health và ‘Verizon Smart Family’ bởi Verizon Wireless” – ông nói.
“Tuy nhiên, trong năm ngoái, chúng tôi phát hiện ra rằng một số ứng dụng cho phép phụ huynh quản lý thời gian sử dụng thiết bị lại sử dụng một công nghệ gọi là Mobile Device Management, hay MDM, và cài đặt một MDM Profile nhằm giới hạn và kiểm soát quá trình sử dụng thiết bị. MDM là một công nghệ cho phép truy cập đến và kiểm soát nhiều thiết bị, được tạo ra để một công ty sử dụng trên chính các thiết bị di động của họ như một công cụ quản lý, tức công ty sẽ có toàn quyền đối với dữ liệu và quá trình sử dụng thiết bị. Công nghệ MDM không nên cho phép một nhà phát triển truy cập và kiểm soát dữ liệu lẫn thiết bị của người tiêu dùng, nhưng các ứng dụng chúng tôi đã gỡ bỏ khỏi App Store lại làm điều đó” – Schiller giải thích.
Nói một cách ngắn gọn: Apple khẳng định lý do họ gỡ bỏ các ứng dụng đã đề cập đến ở đầu bài khỏi App Store là để bảo vệ quyền riêng tư và bảo mật của người tiêu dùng!
Tham khảo: Digit
Apple, Google 'cấm cửa' TikTok tại Ấn Độ
Ứng dụng TikTok đã biến mất khỏi kho ứng dụng của Google và Apple tại Ấn Độ sau khi tòa án tối cao Madras đề nghị chính phủ cấm TikTok.
Ứng dụng video TikTok không còn có mặt trên kho ứng dụng Google và Apple tại Ấn Độ do lệnh cấm của tòa án tối cao Madras, ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực tiếp cận thị trường của Bytedance, công ty đứng sau TikTok.
TikTok là ứng dụng cho phép người dùng tạo và chia sẻ video ngắn với hiệu ứng đặc biệt. Ứng dụng vô cùng phổ biến tại Ấn Độ song một số người cho rằng nội dung của nó không phù hợp. Ngày 3/4, tòa án tối cao Madras đề nghị chính phủ cấm TikTok với lý do ứng dụng khuyến khích việc xấu về dục và cảnh báo những kẻ ấu dâm lợi dụng nó để nhằm vào người dùng là trẻ nhỏ. Sau đó, chính phủ đã gửi thư đến Apple và Google, yêu cầu thi hành lệnh của tòa án.
Một nguồn tin của Reuters cho biết Google đã chặn truy cập TikTok trên Play Store nhằm tuân thủ yêu cầu từ tòa án, trong khi TikTok cũng không còn xuất hiện trên App Store của Apple hôm 17/4.
Theo hãng phân tích ứng dụng Sensor Tower, TikTok đã được tải về hơn 240 triệu lượt tại Ấn Độ. Hơn 30 triệu người cài đặt ứng dụng vào tháng 1/2019. TikTok cho biết sẽ kháng án.
Theo The Hindu
Facebook, Instragram, WhatsApp lại gặp sự cố, mất truy cập Chiều tối nay theo giờ Việt Nam, loạt ứng dụng của Facebook tiếp tục gặp sự cố khiến hàng nghìn người không thể truy cập. Chiều tối nay theo giờ Việt Nam, trang mạng xã hội Facebook, cùng ứng dụng chia sẻ ảnh miễn phí Instagram và ứng dụng nhắn tin WhatsApp đã gặp sự cố khi người dùng tại miền Đông Bắc...