Apple gặp khó, phá vỡ truyền thống tuyển dụng
Gã khổng lồ ra quyết định quan trọng để cắt giảm nhân sự do lo ngại suy thoái kinh tế.
Apple đã trở thành hãng công nghệ mới nhất thông báo giảm tuyển dụng lao động mới và cắt giảm chi phí hoạt động. Động thái này cho thấy các ông lớn trong Thung lũng Silicon đang lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế trong tương lai gần.
Chính sách được gã khổng lồ công nghệ đề ra nhằm đề phòng cho những bất trắc sắp tới trên thị trường nhưng sẽ không áp dụng trên tất cả các ban trong tập đoàn.
Phá vỡ truyền thống mọi năm
Hàng năm, Táo khuyết thường đầu tư một khoản lớn cho các lĩnh vực trọng tâm như nghiên cứu, phát triển, nguồn lực và tuyển dụng. Nhưng trong năm 2023, kinh phí cho các mảng này sẽ bị cắt giảm.
Với các phòng ban khác, tập đoàn công nghệ cũng sẽ không tuyển dụng thêm mặc dù truyền thống hàng năm là tuyển mới khoảng 5-10% nhân viên.
Video đang HOT
Nối tiếp các tập đoàn công nghệ lớn, Apple đã phải cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí hoạt động. Ảnh: Bloomberg.
Theo Bloomberg, trong những năm gần đây, nghiên cứu và phát triển (R&D) là lĩnh vực được Apple đầu tư mạnh tay bằng cách lôi kéo nhân tài từ công ty đối thủ và liên tục ra mắt những sản phẩm mới.
Nhưng khó khăn trong chuỗi cung ứng do lệnh giãn cách ở Trung Quốc đã khiến nhóm ngành này có dấu hiệu chững lại. Táo khuyết đã cảnh báo những vấn đề này sẽ làm hãng thiệt hại khoảng 8 tỷ USD trong quý trước. Trong khi đó, giới chuyên gia dự đoán doanh thu của tập đoàn trong quý III/2022 sẽ chạm mốc 83 tỷ USD, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong buổi báo cáo tài chính gần đây, CEO Tim Cook cho biết tình trạng lạm phát đã đến gần hơn với Apple và ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ suất lợi nhuận và chi phí vận hành. Hãng công nghệ còn đưa ra hàng loạt lý do khác đến từ hậu quả của đại dịch Covid-19 và chi phí vận chuyển tăng cao.
Trước đó, Apple từng vài lần cắt giảm chi phí hoạt động của mình. Hồi 2019, trước khi đại dịch xảy ra, Táo khuyết từng đóng băng hoạt động tuyển dụng do doanh số iPhone bán ra thấp hơn so với dự tính, đặc biệt là ở thị trường Trung Quốc.
Mặc dù “thắt lưng buộc bụng”, Apple vẫn giữ kế hoạch tăng lương thưởng cho nhân sự toàn công ty để cạnh tranh với thị trường lao động khắc nghiệt.
Cụ thể, gã khổng lồ công nghệ đã tăng 5-15% lương cho nhân viên bán hàng và hỗ trợ kỹ thuật. Hãng còn dự tính tung ra hàng loạt các sản phẩm mới trong nửa cuối năm nay với 4 mẫu iPhone 14, 3 mẫu Apple Watch, máy tính Mac, iPad mới…
Bước đi thận trọng của Apple
Bloomberg đánh giá việc Apple tỏ ra thận trọng rất đáng lưu tâm vì những số liệu gần đây của hãng đều vượt khỏi dự đoán của các chuyên gia Phố Wall trong đại dịch Covid-19, thậm chí còn bỏ xa các đối thủ của mình.
Đây là tình trạng chung của các tập đoàn công nghệ gần đây. Ảnh: Bloomberg.
Sau khi tin tức này được công bố, giá cổ phiếu của Apple đã giảm 2,1% xuống còn 147,07 USD, mức giảm trong ngày lớn nhất trong 3 tuần gần đây. Giống với các công ty công nghệ khác, kể từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu của Táo khuyết đã tụt dốc 17%.
Ngoài Apple, các hãng công nghệ lớn khác cũng gặp phải tình trạng tương tự. Cụ thể, tập đoàn Microsoft đã thông báo sẽ sa thải một số nhân sự nhằm cải tổ hoạt động của công ty. Kế hoạch dự tính cắt giảm khoảng 1% trong số 180.000 nhân viên hiện tại của hãng.
Trong khi đó, hãng xe điện của tỷ phú Elon Musk đã phải đóng cửa một văn phòng ở California và cắt giảm hàng trăm nhân công của mình. Vị CEO còn khẳng định Tesla sẽ cắt giảm khoảng 10% lực lượng lao động toàn thời gian trong 3 tháng tới do lo ngại về nền kinh tế bấp bênh.
Meta, công ty mẹ của Facebook, cũng cắt giảm chi tiêu và hoãn tuyển dụng đối với các nhân sự cấp cao. Hồi tháng 4, hãng còn cho hay sẽ thận trọng hơn với các khoản đầu tư bằng việc cắt giảm chi phí vận hành xuống còn 3 tỷ USD, đồng thời tạm dừng phát triển dòng smartwatch của mình để tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp thay vì người dùng thông thường.
Một số công ty khác như Amazon lại quyết định hoãn kế hoạch mở rộng quy mô của mình thay vì cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy, nguồn nhân công dồi dào trước đây đã trở nên thừa thãi.
Amazon cho biết hãng đang sở hữu nhiều nguồn lực và mặt bằng hơn mức cần thiết, khiến nhiều nhân viên trở nên “vô công rỗi nghề” dù trước đây đảm nhiệm rất nhiều công việc thi công.
Những thất bại lớn nhất của Apple
Trong lịch sử Apple, không ít lần các sản phẩm của hãng bị người dùng phàn nàn, tẩy chay.
Là hãng công nghệ hàng đầu trên thế giới, Apple luôn nổi tiếng với những sản phẩm cao cấp, bền bỉ cùng với những tính năng sáng tạo. Bên cạnh những sản phẩm thành công như iPhone, máy tính Mac, Táo khuyết cũng không thiếu những thất bại đáng nhớ như nhiều dòng iPod, chuột USB... Ảnh: The New York Times.
Apple Newton: Ra mắt năm 1993, Apple Newton là dòng sản phẩm trợ lý số cá nhân (PDA) đầu tiên trên thế giới. Newton còn được mệnh danh là "ông tổ" của iPad khi sở hữu màn hình cảm ứng và bút điều khiển đi kèm. Khi ra mắt, thiết bị được kỳ vọng sẽ hoạt động như máy tính bỏ túi, sổ địa chỉ, hộp email, bản đồ và thậm chí là nhận diện chữ viết. Tuy nhiên, Newton đã hoàn toàn thất bại về doanh số, buộc Apple khai tử dòng sản phẩm vào năm 1998. Ảnh: Mashable.
Apple USB Mouse: Sở hữu vỏ nhựa hình tròn và trong suốt, Apple USB Mouse là một trong những sản phẩm có thiết kế tai tiếng nhất Táo khuyết. Con chuột USB đầu tiên của Apple có một nút bấm duy nhất ở chính giữa thân và dây kết nối ngắn thay vì làm theo hình dạng truyền thống. Điều này khiến người dùng khó cầm nắm, điều hướng chuột theo ý muốn nên đã bị hãng "khai tử" chỉ sau 2 năm ra mắt. "Khi sử dụng Apple USB Mouse, tôi có cảm giác như mình đang chơi khúc côn cầu", phóng viên Sam Rutherford của Gizmodo bình luận. Ảnh: Creative Commons.
Apple Pippin: Ít ai biết rằng Apple từng thử sức với thị trường game bằng cách sản xuất máy chơi game console của riêng mình mang tên Bandai Pippin Atmark. Lúc mới ra mắt, sản phẩm được Apple quảng cáo là "bản rút gọn của máy tính Macintosh", có thể sử dụng để học tập, làm PC hoặc cổng kết nối các thiết bị ngoại vi. Tuy nhiên, vì giá thành cao, ít tương thích các tựa game và khó cạnh tranh với các ông lớn đã có chỗ đứng trên thị trường Sony, Sega và Nintendo nên máy chơi game console này đã thất bại thảm hại.
Amazon độc quyền thế nào để bị phạt gần 1,3 tỷ USD? Tập đoàn Mỹ sử dụng vị thế thống trị trên thị trường để khuyến khích các nhà bán hàng trên trang amazon.it sử dụng dịch vụ vận chuyển của hãng. Amazon và nhiều tập đoàn công nghệ lớn đang chịu sự quản lý ngày càng gắt gao từ chính quyền Ngày 9/12, cơ quan chống độc quyền của Italy (AGCM) phạt gã khổng...