Apple, Facebook, Google dính scandal cấp thông tin người dùng cho chính phủ
Báo Washington Post (Mỹ) và The Guardian (Anh) đưa tin, một tài liệu bí mật bị rò rỉ cho thấy 9 hãng công nghệ hàng đầu đã đồng ý cho chính phủ Mỹ truy cập trực tiếp vào máy chủ của họ để lấy thông tin cần thiết. Tuy nhiên, tất cả đều từ chối liên quan.
Chương trình tuyệt mật này có tên mã PRISM, ra đời từ năm 2007 dưới thời Tổng thống George W. Bush và tiếp tục duy trì sau khi Barack Obama nhậm chức, cho phép Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Cục điều tra liên bang (FBI) có thể tiếp cận máy chủ trung tâm của các công ty Internet hàng đầu nước Mỹ để lấy những dữ liệu như file âm thanh, video chat, ảnh, e-mail, tài liệu, nhật ký kết nối để giúp các nhà phân tích theo dõi một đối tượng hoặc một mạng lưới nào đó. Chín công ty này là Microsoft, Yahoo, Google, Facebook, PalTalk, AOL, Skype, YouTube, Apple.
NSA và FBI có thể trích xuất các dữ liệu như e-mail, chat, ảnh… từ máy chủ của 9 công ty Mỹ.
Theo tài liệu mật 41 trang dưới dạng thuyết trình PowerPoint đang nằm trong tay Washington Post và The Guardian, PRISM đã tìm kiếm đối tác đầu tiên là Microsoft năm 2007, tiếp đến là Yahoo năm 2008, Google, Facebook, PalTalk gia nhập năm tiếp theo, YouTube năm 2010, Skype và AOL vào năm 2011 và cuối cùng là Apple vào tháng 10/2012.
Video đang HOT
Thời điểm gia nhập của các hãng theo tài liệu.
Tuy nhiên, các công ty này đã nhanh chóng khẳng định họ không biết gì đến sự tồn tại của PRISM hay bất cứ chương trình tương tự nào. Họ cũng không bao giờ đồng ý tham gia nếu được đề nghị. “Nếu thực sự có chuyện như thế xảy ra, thì chúng đã diễn ra bí mật mà chúng tôi không hề hay biết”, một đại diện tuyên bố.
“Google quan tâm sâu sắc tới bảo mật dữ liệu người dùng. Chúng tôi sẽ chỉ tiết lộ thông tin người dùng trong từ trường hợp cụ thể theo đúng luật và xem xét các yêu cầu một cách cẩn thận. Có ý kiến cho rằng chúng tôi đã tạo một ‘cổng hậu’ trong hệ thống của mình cho chính phủ tiếp cận, nhưng Google không có bất cứ cổng hậu nào như vậy”, Google cam đoan trước thông tin đang gây xôn xao trên Internet những giờ qua.
Phát ngôn viên của Apple nói: “Chúng tôi chưa bao giờ nghe đến PRISM. Chúng tôi không cung cấp khả năng truy cập trực tiếp tới server cho bất kỳ tổ chức chính phủ nào và bất cứ tổ chức nào muốn lấy thông tin người dùng phải có lệnh của tòa án”.
Thông cáo của Apple.
“Chúng tôi không trao khả năng truy cập trực tiếp đến máy chủ Facebook cho bất cứ tổ chức chính phủ nào. Khi Facebook được yêu cầu chia sẻ thông tin về những cá nhân cụ thể, chúng tôi cận trọng xem xét và thực hiện đúng luật”, Joe Sullivan, Trưởng bộ phận bảo mật của Facebook, đưa ra lời khẳng định tương tự.
Microsoft cũng lên tiếng: “Chúng tôi chỉ chia sẻ thông tin khi nhận được lệnh hoặc trát của tòa, và không bao giờ thực hiện với sự tự nguyện. Nếu chính phủ có một chương trình an ninh quốc gia với nội dung thu thập dữ liệu người dùng, chúng tôi không tham gia vào chương trình đó”.
Yahoo cũng nhấn mạnh họ “luôn xem xét vấn đề an toàn của người dùng một cách nghiêm túc và không cho phép chính phủ truy cập trực tiếp vào máy chủ, hệ thống, mạng lưới”
Vụ việc đang tiếp tục được cập nhật và những bên còn lại dự kiến cũng sẽ sớm đưa ra tuyên bố. Tài liệu này có nguồn gốc từ NSA và vụ rò rỉ được đánh giá là rất hy hữu vì tổ chức này luôn có mức độ bảo mật thông tin cao.
Theo VNE
Lộ diện giá bán của Xbox One và PS4
2 mẫu console đầu bảng này sẽ lên kệ vào cuối năm nay với giá dự kiến của Xbox One là 399 USD, PS 4 là 349 USD.
Xbox One cùng PS 4 tất nhiên là 2 mẫu console đáng chú ý nhất tại thời điểm này và mức giá bán ra của chúng chính là điều mà khách hàng quan tâm hơn cả. Mới đây, chuyên gia phân tích Michael Pachter đến từ công ty chứng khoán Wedbush Securities nhận định rằng Xbox One và PS 4 sẽ có giá bán hợp lý, không quá đắt đỏ. Cụ thể, Xbox One có tổng chi phí linh kiện và sản xuất là 325 USD, máy sẽ được bán với giá 399 USD (tương đương 8,3 triệu đồng) ra thị trường. Tương tự như vậy, PS 4 có chi phí phần cứng khoảng 275 USD và bán ra với giá 349 USD (tương đương 7,3 triệu đồng).
Với mức giá đắt hơn PS 4 khoảng 50 USD, Pachter hi vọng Microsoft sẽ có những biện pháp trợ giá tốt đặc biệt đối với người dùng sử dụng thuê bao tháng. Chẳng hạn, gã phần mềm khổng lồ có thể trợ cấp thông qua gói Xbox Live Gold hoặc cung cấp tính năng Skype cao cấp. Tương tự như vậy, Sony cũng có thể hỗ trợ người dùng PS 4 qua dịch vụ trả trước PlayStation Network.
Theo dự kiến, Microsoft và Sony sẽ cung cấp thêm các thông tin chi tiết về thế hệ console mới của mình tại Hội nghị E3 sắp diễn ra. Tuy vậy, phải đến kỳ nghỉ lễ cuối năm nay Xbox One và PS 4 mới chính thức lên kệ.
Theo GenK
Native Advertising: Xu hướng marketing mới Khái niệm về quảng cáo tự nhiên (Native Advertising) Quảng cáo tự nhiên (Native Advertising) được định nghĩa là một chiến lược quảng cáo cho phép các công ty quảng bá nội dung của họ dựa trên trải nghiệm đặc thù của một website hay một ứng dụng. Trải nghiệm quảng cáo tự nhiên khác với quảng cáo digital truyền thống về mặt...