Apple đứng ngồi không yên với doanh số Galaxy S6
Apple quan ngại Samsung sẽ khó cung cấp đủ bộ vi xử lý A9 cho iPhone mới, do doanh số tốt ngoài dự đoán của bộ đôi Galaxy S6.
Theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo của KGI, Samsung Galaxy S6 và S6 Edge có doanh số tốt hơn nhiều so với dự đoán của các nhà phân tích và Samsung. Điều này nhiều khả năng sẽ làm ảnh hưởng đến việc cung ứng bộ vi xử lý A9 cho iPhone thế hệ tiếp theo.
Bộ đôi S6 và S6 Edge nhiều khả năng sẽ là sản phẩm thành công nhất từ trước đến nay của dòng Galaxy. Theo ông Kuo, nếu nhu cầu của thị trường còn lớn thì việc sản xuất chip A9 sẽ không còn là ưu tiên hàng đầu đối với Samsung.
Theo Korea Times, lãnh đạo Samsung kỳ vọng hãng sẽ bán được hơn 70 triệu máy Galaxy S6, S6 Edge. Hơn một nửa trong số đó là S6 Edge. Samsung đang gặp khó khăn trong khâu sản xuất màn hình cong do không dự đoán tốt nhu cầu của thị trường.
Galaxy S6 đang đe dọa doanh số của iPhone 6 và 6 Plus. Ảnh: PhoneArena.
Video đang HOT
Báo cáo của KGI chỉ ra rằng, Samsung là nhà cung cấp chủ lực chip bán dẫn 14-nanometer cho thế hệ iPhone tiếp theo. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, Apple được cho là đang tìm nguồn cung ứng khác cho bộ vi xử lý A9.
Quý I/2015, Apple đã đạt được doanh thu cao kỷ lục là 74,6 tỷ USD, lợi nhuận ròng 18 tỷ USD với 74,5 triệu chiếc iPhone được bán ra. Tuy nhiên, giới phân tích dự đoán, bộ đôi S6 sẽ làm ảnh hưởng đến doanh số của iPhone trong nửa cuối năm nay.
Ming-Chi Kuo là một trong những nhà phân tích dự đoán chính xác về chuỗi cung ứng, sản phẩm chiến lược cũng như công nghệ mà Apple quan tâm.
Trần Tiến
Theo Zing
Mỹ - Nhật - Hàn quan ngại về động thái trên Biển Đông của Trung Quốc
Các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm qua một lần nữa bày tỏ lo ngại về những động thái của Trung Quốc trong việc củng cố tuyên bố chủ quyền trên biển, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh giữ gìn tự do hàng hải trong khu vực.
Từ trái sang: Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken, người đồng cấp Nhật Bản Akitaka Saiki và Hàn Quốc Cho Tae-yong. Ảnh: AP/Reuters/Yonhap.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tony Blinken nhắc lại lập trường của Washington rằng tất cả các tranh chấp trên Biển Đông và biển Hoa Đông cần phải được giải quyết phù hợp với luật pháp quốc tế, AFP cho biết.
Các nước "không được có hành động đơn phương", ông Blinken nhấn mạnh, sau khi những nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thu hút nhiều sự quan tâm trong các cuộc hội đàm song phương và ba bên với hai người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc.
"Chúng tôi đồng thuận rằng tất cả đều hoan nghênh sự trỗi dậy hòa bình và hài hòa của Trung Quốc", Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki nói. "Đồng thời, Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc, phải có trách nhiệm... tuân thủ luật pháp quốc tế không chỉ trong khu vực mà còn trên khắp thế giới".
Theo ông Saiki, Bắc Kinh còn có trách nhiệm giải quyết phù hợp những mối lo ngại đang xuất hiện trong các thành viên tại khu vực châu Á.
Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae-yong kêu gọi thực thi các khuôn khổ hiện có "để chúng ta có thể bảo vệ tự do hàng hải, ổn định trên biển". Ông mong muốn Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sớm kết thúc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC).
Điều này cho phép những quốc gia như Hàn Quốc "sử dụng vùng biển để giao thương, vận chuyển hàng hóa qua lại", ông Cho nói.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả khu vực chỉ ngay ngoài khơi những nước láng giềng, bằng một "đường 9 đoạn" phi lý xuất hiện lần đầu trên các bản đồ Trung Quốc vào những năm 1940 và không được quốc gia nào công nhận.
Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát khu vực nhiều cá gọi là bãi Scarborough/Hoàng Nham năm 2012, sau một đợt đối đầu căng thẳng giữa tàu tuần tra hàng hải Trung Quốc và Hải quân Philippines.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần đây còn có hoạt động xây dựng quy mô lớn để tăng khả năng kiểm soát các bãi cạn và đảo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một trong những quần đảo lớn nhất tại Biển Đông. Trung Quốc đang mở rộng trái phép hai đảo Phú Lâm và Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà nước này chiếm giữ.
Việt Nam đã nhiều lần phản đối việc Trung Quốc xây dựng, mở rộng công trình trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý cùng bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Như Tâm
Theo VNE
Mỹ, Hàn, Nhật quan ngại về các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông Ngày 16/4, các nhà ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đồng loạt lên tiếng bày tỏ quan ngại về các động thái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp và hối thúc Bắc Kinh đảm bảo quyền tự do hàng hải ở các tuyến đường biển then chốt. Tàu đánh cá Trung Quốc...