Apple đòi nhiều hỗ trợ khi sản xuất iPhone tại Ấn Độ
Apple, công ty thuộc hàng giá trị nhất đã đưa ra một bản danh sách dài các ưu đãi tài chính với chính phủ Ấn Độ, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.
Theo Bloomberg, buổi gặp mặt giữa Apple và các quan chức Ấn Độ dự kiến diễn ra hôm 25/1 tới tại New Delhi để thảo luận về khả năng thiết lập các cơ sở sản xuất iPhone trong năm nay. Tuy nhiên, hãng công nghệ Mỹ muốn nhận được nhiều hơn nữa sự giúp đỡ từ chính quyền của thủ tướng Narendra Modi.
Fan Apple chụp ảnh trong sự kiện ra mắt iPhone 6 và iPhone 6 Plus ở New Delhi. Ảnh: Indiatimes.
Công ty đã gửi một danh sách các yêu cầu trước cuộc họp tới với các quan chức của một số cơ quan chính phủ. Tờ Indian Express cho biết một trong những yêu cầu của Apple là muốn được miễn toàn bộ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, linh kiện và thiết bị chính sẽ được đưa vào Ấn Độ trong vòng 15 năm. Tất nhiên Apple cũng không nhấn mạnh vào việc tất cả các yêu cầu trong danh sách mong muốn của mình đều phải thực hiện, nguồn tin này cho biết.
Thực tế Apple không tự sản xuất các thiết bị mà đối tác của công ty mới là đơn vị xây dựng nhà máy, thuê nhân viên. Một điều khá bất ngờ là ở Ấn Độ, Apple có kế hoạch hợp tác với Wistron Corp chứ không phải Hon Hai Precision Industry, công ty mẹ của Foxconn. Việc sản xuất có thể bắt đầu từ cơ sở của Wistron ở ngoại ô Bangalore, thủ phủ của bang Karnataka ở Ấn Độ. Tất nhiên, việc sản xuất có thể mở rộng với các nhà cung cấp khác tùy thuộc vào nhu cầu trong tương lai.
Hai bên đã nhiều lần gặp mặt cũng như trao đổi tài liệu, nhưng cuộc họp vào tuần tới được đánh giá là vô cùng quan trọng. Nếu chính phủ chấp thuận các yêu cầu của Apple, trong tương lai, các ưu đãi tương tự cũng sẽ phải cấp cho các thương hiệu điện thoại lớn khác, chẳng hạn như Samsung và Xiaomi.
“Chúng tôi muốn Apple thiết lập cơ sở sản xuất tại Ấn Độ”, Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin của nước này cho biết.
Video đang HOT
Tim Cook là Giám đốc điều hành đầu tiên của Apple thực hiện chuyến thăm đến Ấn Độ. Ảnh: AP.
Ấn Độ có gần 1,3 tỷ dân, với tiềm năng sẽ trở thành thị trường smartphone phát triển nhanh nhất trong tương lai, sánh ngang với Mỹ và Trung Quốc. Trong chuyến thăm hồi tháng 5, Giám đốc điều hành Tim Cook đã đề nghị chính phủ nước ngày cho mở các cửa hàng vào năm 2017. Nếu được mở, đây sẽ là một phán quyết “đặc cách” bởi theo điều luật mới được ban hành, doanh nghiệp nước ngoài muốn mở cửa hàng ở Ấn Độ thì phải bán ít nhất 30% hàng hóa sản xuất tại đây.
Quan điểm của thủ tướng Modi là muốn các công ty sản xuất sản phẩm ở trong nước, nhằm gặt hái những lợi ích từ cơ sở sản xuất và việc làm. Chính quyền của ông không muốn các công ty công nghệ tới đây bán sản phẩm và tận dụng thị trường tiêu dùng rộng lớn mà không mất đồng vốn đầu tư nào.
“Trong lịch sử, chính phủ không nhượng bộ cho bất kỳ công ty nào và không có chỗ trong chính sách để làm như vậy”, Anshul Gupta, Giám đốc nghiên cứu của Gartner Inc tại Mumbai cho biết. “Những gì Apple đang yêu cầu là nằm ngoài xu hướng và sẽ rất thú vị khi chứng kiến chính phủ xem xét vấn đề này như thế nào”.
Mặc dù thành công trên toàn thế giới nhưng Apple vẫn chưa thực sự để lại dấu ấn đáng kể tại Ấn Độ, lý do chính bởi smartphone vẫn là một sản phẩm khá đắt đỏ với người dân tại quốc gia này. Hãng mới nắm giữ khoảng 2% thị trường, trong khi theo dự đoán khoảng 500 triệu smartphone sẽ được bán ra trong vài năm tới. Đối với Apple, việc có được cơ sở sản xuất và hệ thống bán lẻ có thể khiến giảm giá thành của thiết bị, làm tiền đề cho sự tăng trưởng doanh số và thị phần.
Nhưng Ấn Độ không phải là nước duy nhất Apple có thể đặt các cơ sở sản xuất thiết bị của mình. Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói ông muốn thấy iPhone được sản xuất trong nước, nhằm tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân bản địa. Và Hon Hai cũng đã có những cuộc thảo luận sơ bộ về vấn đề mở rộng đầu tư tại Mỹ.
Mai Anh
Theo VNE
Foxconn sẽ tự động hóa hoàn toàn chuỗi sản xuất iPhone
Điều này đồng nghĩa với việc hàng triệu nhân công có thể mất việc, ảnh hưởng lớn đến tương lai sản phẩm này.
Trong một báo cáo mới từ DigiTimes, Dai Jia-peng - một lãnh đạo Foxconn - đã đặt ra kế hoạch 3 giai đoạn, theo đó tự động hóa toàn bộ các dây chuyền sản xuất của họ tại Trung Quốc.
Ý tưởng cuối cùng là tự động hóa việc sản xuất máy tính cá nhân, màn hình LCD và tất nhiên là cả iPhone, sản phẩm nổi bật nhất của họ.
Theo đó, Foxconn đã thiết kế robot sản xuất riêng với tên gọi Foxbots, và đang cho ra lò hơn 40.000 chiếc. Một vài trong số đó đã đạt "giai đoạn 1", tức hỗ trợ công nhân tại các chuỗi sản xuất. Foxconn cũng đã hoàn thành một chuỗi lắp ráp hoàn toàn tự động - giai đoạn 2 - tại Thành Đô, Trùng Khánh và Trịnh Châu.
Hình ảnh này có thể nhanh chóng biến mất tại nhà máy Foxconn, Trung Quốc. Ảnh: Fortune.
Giai đoạn 3 sẽ là lúc toàn bộ nhà máy được tự động hóa, chỉ cần vài nhân công để quản lý.
Tự động hóa sẽ giúp tốc độ phát triển của Foxconn tăng vọt, giảm giá thành nhân công về lâu dài. Lượng tiền bạc tiết kiệm được có thể dùng để thâu tóm các thương hiệu nhỏ, như Sharp vừa rồi, biểu trưng cho quá trình chuyển hóa mạnh mẽ quyền lực công nghệ từ tay các gã khổng lồ Nhật Bản.
Hệ quả của nó với toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc có thể chưa chắc chắn. Foxconn đi lên nhờ nguồn nhân công giá rẻ và làm thuê cho các ông lớn từ những năm 1990. Quá trình này đã biến các vùng hẻo lánh thành thành thị và trung tâm công nghiệp, chính sách ít nhiều được chính phủ Trung Quốc ủng hộ.
Quá trình tự động hóa có thể khiến nhân công thất nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế tiêu thụ và thị trường nội địa đang lên của Trung Quốc. Vào tháng 3, Foxconn đã cắt giảm 60.000 lao động sau khi tự động hóa một nhà máy.
Một lãnh đạo Foxconn nói với BBC rằng các công ty khác sẽ "theo tấm gương này".
Tự động hóa cũng gây nhiều xáo trộn kinh tế - chính trị ở Mỹ, vấn đề này có thể còn chứa đựng nhiều hệ quả khổng lồ hơn tại Trung Quốc bởi các khác biệt về thể chế chính trị.
James Fallows từ The Atlantic tháng trước nhận định "sự ổn định ngắn hạn cũng như chính sách dài hạn về công việc, lương bổng và tiêu chuẩn sống" sẽ là "nền tảng của sự lãnh đạo chính phủ".
Lê Phát
Theo Zing
Apple sẽ cắt giảm sản xuất iPhone vào đầu năm 2017 Theo thông tin từ các chuỗi cung ứng của Apple, "nhà táo" sẽ cắt giảm sản lượng sản xuất iPhone với khoảng 10% trong quý đầu tiên của năm 2017. Dù có đợt mua sắm khá thành công nhưng Apple vẫn phải cắt giảm sản lượng iPhone để tránh hàng tồn kho. ẢNH: BUSINESS INSIDER Theo Business Insider, sự cắt giảm này cũng...