Apple đổi công nghệ sản xuất nhôm cho iPhone, MacBook
Quá trình luyện kim mới sẽ không trực tiếp tạo ra khí nhà kính trong quá trình luyện nhôm truyền thống.
Apple sử dụng rất nhiều nhôm trong các sản phẩm của mình, bao gồm cả MacBook Pro, iPhone và iPad. Tuy nhiên theo Engadget, công ty đang đầu tư vào cải tiến công nghệ luyện kim để quá trình sản xuất nhôm không tạo ra loại khí thải nhà kính trực tiếp như hiện tại. Cụ thể, Apple cùng với các công ty nhôm Alcoa và Rio Tinto đã hợp tác với chính phủ Canada để đầu tư tổng cộng 144 triệu USD trong dự án này.
Nhôm đã được sản xuất hàng loạt theo cùng một cách kể từ năm 1886. Theo đó, lò sưởi đốt cháy một vật liệu carbon để loại bỏ oxy từ oxit nhôm, quá trình này giải phóng khí nhà kính. Alcoa và Rio Tinto đã thành lập một công ty liên doanh có tên là Elysis, sẽ phát triển phương pháp mới để sản xuất nhôm và hy vọng sẽ sẵn sàng để bán nó ra vào năm 2024.
Phương pháp sản xuất nhôm mới giải phóng oxy thay vì khí nhà kính, trong quá trình nấu chảy. Ảnh: Apple
Video đang HOT
Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của Apple nhằm thể hiện sự thân thiện với môi trường trong các sản phẩm của mình. Tháng 4 vừa qua, công ty đã thông báo rằng robot tái chế iPhone mới nhất có tên Daisy được vận hành hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo.
Mai Anh
Theo VNE
Bàn phím MacBook Pro mới gặp lỗi nhiều gấp đôi đời cũ
Dòng máy tính xách tay từ 2016 của Apple với bàn phím cơ chế butterfly (cánh bướm) hay gặp vấn đề hơn so với các mẫu trước đây.
Bàn phím cơ chế butterfly được Apple sử dụng trên các máy MacBook 12 inch và dòng MacBook Pro từ 2016. Nó giúp thiết bị của Apple mỏng hơn và được giới thiệu là đem lại cảm giác gõ tốt hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng kéo theo rắc rối với người sử dụng.
Tỷ lệ người dùng gặp vấn đề với bàn phím MacBook Pro mới cao gấp đôi đời cũ.
Theo Apple Insider, tỷ lệ người dùng MacBook Pro 2014 gặp vấn đề với bàn phím trong năm đầu tiên là 5,6%. Con số này với bản 2015 ở khoảng 6% và các mẫu máy tính này dùng bàn phím cơ chế scissor (cắt kéo). Khi chuyển sang bàn phím "cánh bướm", sự cố mà người dùng gặp phải tăng lên 11,8%.
Hơn nữa, việc sửa chữa phím MacBook không đơn giản. Nếu hỏng một phím, người dùng sẽ phải thay cả cụm, bao gồm bàn phím, pin, mặt kim loại và cổng Thunderbolt 3. Điều đó kéo theo chi phí thay bàn phím cho MacBook Pro rất đắt đỏ, 700 USD (khoảng 16 triệu đồng) cho phiên bản 2016 về sau.
Bàn phím cơ chế "cắt kéo" trên các mẫu MacBook Pro cũ và "cánh bướm" (phải) trên các mẫu mới.
Theo Business Insider, phím Space (cách) trên bàn phím nhận được rất nhiều khiếu nại cho rằng không thể bấm sau một thời gian sử dụng. Máy không phản hồi với thao tác bấm phím và cảm giác gõ như vướng vật gì bên dưới. Đây cũng là phím thường được dùng nhiều nhất trên máy tính. Apple cho rằng lý do là bụi bẩn làm kẹt phím và người dùng cần tự vệ sinh.
Công ty công nghệ Mỹ đã tung video hướng dẫn người dùng khắc phục nhưng khách hàng phản hồi rằng ngay cả khi làm theo, MacBook của họ vẫn gặp vấn đề với bàn phím. Một số người dùng đã được Apple thay thế bàn phím mới dù công ty không thừa nhận lỗi.
Bảo Anh
Theo VNE
MacBook Air 13 inch sẽ có mặt vào cuối năm nay Theo nguồn tin từ chuỗi cung ứng, Apple vẫn chưa bắt đầu sản xuất hàng loạt dòng máy tính MacBook Air trong năm nay. Theo nguồn tin từ DigiTimes, thời gian sản xuất máy tính xách tay MacBook Air sẽ bị trì hoãn trong tới nửa cuối năm 2018 thay vì bắt đầu trong quý II. Thời điểm chính xác hiện tại vẫn...