Apple dính nghi án đạo phần mềm sau đêm ra mắt iPhone
Một lập trình viên tên Ben Erez đã tố Apple ăn cắp ý tưởng ứng dụng của anh ta và tích hợp trên Watch OS 3 với tên gọi là Breathe.
Tại hội nghị phát triển WWDC năm nay, Apple đã đưa ra một ứng dụng mới cho hệ điều hành WatchOS 3, giúp người dùng giảm stress và hít thở sâu hơn. Ứng dụng được lấy cảm hứng từ phương pháp Yoga của người Ấn Độ cổ đại, nhắc nhở người dùng hít thở sâu vào những thời điểm quan trọng. Đêm qua, Apple đã nhắc đến ứng dụng này trong phần nói về WatchOS mới.
Tính năng “hít thở sâu” để giảm stress trên Apple Watch bị tố ăn cắp ý tưởng từ một ứng dụng khác. Ảnh: The Verge.
Nhiều người có mặt tại sự kiện đã vỗ tay và thán phục sự chu đáo của Apple, tuy nhiên Ben Erez lại có thái độ khác. Anh một mực khẳng định Apple đã ăn cắp ý tưởng của mình. Bất ngờ hơn, ứng dụng của anh chàng này cũng tên là Breathe và hỗ trợ các chức năng tương tự.
Đối thoại với trang báo BGR, Erez cho biết: “Hai ứng dụng có cùng một ý tưởng, cùng tên và cùng chức năng, nhưng ứng dụng của tôi lên App Store vào năm ngoái”. Thực tế cho thấy, đúng là ứng dụng của Erez được phát hành vào tháng 4 năm ngoái, đạt hơn 6.500 lượt tải về.
Đây không phải là lần đầu Apple bị buộc tội ăn cắp ý tưởng. Trước đó, Táo khuyết bị kiện vì ứng dụng chuyển dữ liệu mang tên Move To iOS được cho là sao chép ứng dụng “Copy My Data” trên chợ Google Play của Android. Gần đây nhất là chế độ Night Shift được tích hợp trên iOS cùng với hành động xóa ứng dụng nổi tiếng có chức năng tương tự F.lux ra khỏi App Store.
Hiện Apple vẫn chưa lên tiếng về cáo buộc này.
Video đang HOT
Đăng Khoa
Theo Zing
Ứng dụng tiếng Anh của người Việt được Forbes ca ngợi
Tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ vừa có bài viết khen ngợi một cô gái trẻ Việt Nam tạo nên phần mềm giáo dục nổi tiếng trên toàn thế giới.
"Vũ Văn luôn tự tin về khả năng nói tiếng Anh của mình. Lớn lên ở Nha Trang, Việt Nam, cô học tiếng Anh tại trường và với một gia sư riêng. Giáo viên tiếng Anh của cô vốn rất nghiêm ngặt trong phần ngữ pháp nên ngay sau khi ra trường, Vũ đã có khả năng tiếng Anh khá tốt", là những dòng đầu tiên mà tạp chí danh tiếng Forbes dành cho cô gái Việt Nam tạo nên phần mềm dạy tiếng Anh ELSA nổi tiếng: Văn Đinh Hồng Vũ.
Nhưng khi theo học MBA tại trường đại học Standford, Mỹ, cô gái này bắt đầu nhận ra khả năng nói tiếng Anh kém khiến cô chịu nhiều thiệt thòi so với bạn cùng lứa bản địa. Do hậu quả của nền giáo dục quá chú trọng ngữ pháp mà xem nhẹ phát âm tại quê hương, Vũ đã rất cố gắng để nói chuyện với những giáo sư và bạn bè cùng lớp.
Vũ nói "Giống như chẳng ai quan tâm đến mình vậy", nhưng rồi cô nhanh chóng nhận ra đây không chỉ là vấn đề của riêng mình. Rất nhiều người ngoại quốc đang sống tại Mỹ cũng gặp phải tình trạng khó khăn trong cách phát âm, nhưng thuê gia sư dạy kèm tốn rất nhiều chi phí, đặc biệt là đối với một sinh viên.
Vũ nói "Rất nhiều người giống tôi, và thuê gia sư không phải là ý kiến hay", cô gái trẻ quyết định tìm ra giải pháp tốt hơn.
Chân dung Văn Đinh Hồng Vũ. Ảnh: Forbes.
Tự nhận mình không phải người rành về công nghệ, kỹ thuật, nhưng Vũ luôn theo dõi sự phát triển của Machine Learning và cho rằng loại công nghệ này có thể giúp mọi người cải thiện kỹ năng phát âm. Ngay tại thời điểm đó, vẫn chưa có nhiều ứng dụng kết hợp Machine Learning với việc giảng dạy ngôn ngữ.
"Các công ty công nghệ ở Bay Area không chú ý nhiều đến việc học ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh vì họ đã là người Mỹ rồi. Nhưng sau khi khảo sát bạn bè, nhiều người cũng học tiếng Anh chủ yếu từ thời còn ở Việt Nam, tôi biết rằng vẫn có thị trường dành riêng cho mình", Vũ chia sẻ.
Tháng 3/2016, Vũ lần đầu tiên ra mắt ứng dụng học tiếng Anh ELSA tại triển lãm giáo dục SXSWedu và giành giải nhất chung cuộc. Với tên đầy đủ là English Language Speech Assistant (trợ lý phát âm tiếng Anh), ELSA là một ứng dụng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc giúp người dùng cải thiện khả năng phát âm tiếng Anh của họ. Người dùng có thể lựa chọn nhiều chương trình học khác nhau tùy theo sở thích, chẳng hạn như dùng cho du lịch hay công sở. Thuật toán của ELSA sẽ phân tích giọng nói của họ để phát hiện ra những chỗ phát âm sai, gợi ý cách sửa chi tiết như phải uốn lưỡi hay di chuyển môi ra sao để nói được âm đúng.
"Đây là những yếu tố cần thiết để nói tiếng Anh hiệu quả", Vũ nói.
"Nhiều người không thể nhận ra lỗi sai của mình. Nghe và bắt chước theo người bản xứ là cách hay nhưng điều đó là không đủ nếu như bạn không có đôi tai thẩm âm tốt", cô chia sẻ.Điều này đặc biệt đúng với những người có tiếng mẹ đẻ không bao gồm các âm như trong Anh ngữ.
Người dùng có thể lựa chọn nhiều chương trình học phát âm khác nhau. Ảnh: Đại Việt.
Vũ cho biết, cô và các cộng sự đã dành "hàng giờ đồng hồ" để chuyển các dữ liệu phát âm vào hệ thống của ELSA, đồng thời làm việc với nhiều chuyên gia ngôn ngữ để xác định các vấn đề chính của những người học tiếng Anh từ các nước khác nhau trên thế giới.
"Hệ thống khó có thể đưa ra phản hồi chính xác 100%, nhưng khi nó càng tiếp nhận nhiều dữ liệu thì càng trở nên chính xác hơn. Cũng như nếu bạn sử dụng Siri 3,4 năm trước, nó hầu như sẽ không hiểu được những gì bạn nói, nhưng giờ thì Siri đã thông minh hơn rất nhiều" Vũ nói.
Giáo trình của ELSA không bao hàm ngữ pháp và từ vựng bởi các ứng dụng khác như Duolingo đã làm rất tốt điều này. ELSA chỉ phục vụ đúng chức năng là một người trợ lý giúp bạn chỉnh sửa kỹ năng phát âm.
Phiên bản mới của ELSA sẽ được ra mắt vào vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 năm nay, với tính năng bổ sung cho phép người dùng nhập tiếng mẹ đẻ của họ vào để cá nhân hóa trải nghiệm, giúp hệ thống sửa đúng những lỗi phát âm mà người dân khu vực họ sinh sống hay mắc phải.
"Tỷ lệ người dùng Việt Nam trên nền tảng ELSA hiện nay là khoảng 30 đến 35%", Vũ cho biết. Việt Nam cũng chính là thị trường thí điểm đầu tiên của ứng dụng này. Bên cạnh đó, ELSA cũng đang nhanh chóng thu hút nhiều người dùng từ Nhật Bản, Thái Lan, Trung Đông và Châu Âu.
Hiện nay, mục tiêu hàng đầu của Vũ vẫn là mở rộng giáo dục tiếng Anh tại quê nhà. Vũ nói "Tôi muốn người dân quê mình có thể học tốt tiếng Anh để nhận lấy nhiều cơ hội mới trong đời".
Đại Việt
Theo Zing
BKAV tung phần mềm chống tấn công, lấy cắp thông tin Công nghệ Anti Leak được BKAV tung ra sau vụ tấn công hệ thống mạng hàng không và nhiều trường hợp bị kiểm soát máy tính, lấy cắp thông tin cá nhân. Theo nhận định của Bkav, để phát tán, hacker gửi e-mail đính kèm các file văn bản như Word, Excel, PDF, PowerPoint... có chứa virus dạng spyware. Do nội dung hấp...