Apple đi trước các đối thủ 2 năm về công nghệ nhận diện khuôn mặt 3D
Các nhà sản xuất Android có thể phải chờ đến năm 2019 mới nhân bản được tính năng nhận diện khuôn mặt 3D của iPhone X.
Theo ba nhà sản xuất phụ tùng chính Viavi Solutions Inc, Finisar Corp và AMS AG cho hay, những trở ngại trong việc sản xuất hệ thống Laser phát xạ mặt VCSEL có công nghệ cảm biến 3D như trong iPhone X khiến nó khó có thể đến với nhiều điện thoại khác, ít nhất cho đến năm sau.
Face ID là tính năng thể hiện đẳng cấp mà chỉ mới Apple đạt được.
Bill Ong, giám đốc quan hệ nhà đầu tư của Viavi, cho biết: “Họ (các nhà sản xuất thiết bị Android) sẽ mất rất nhiều thời gian để đảm bảo năng lực trong suốt chuỗi cung ứng của họ. Chúng tôi có thể tìm thấy những công ty phụ vào cuối năm nay, tuy nhiên khối lượng sản phẩm là rất thấp. Vào năm 2019, bạn sẽ thấy ít nhất hai hoặc nhiều điện thoại Android đi kèm công nghệ này”.
Craig Thompson, phó chủ tịch Finisar, cho rằng Mỗi khách hàng đều có kế hoạch giới thiệu sản phẩm của riêng họ nhưng công ty không kỳ vọng cơ hội thị trường cho công nghệ VCSEL tăng đáng kể trong năm 2019.
Video đang HOT
Moritz Gmeiner, Giám đốc Quan hệ các nhà đầu tư tại AMS, cho biết các nhà tuyển dụng của ông sẽ cung cấp VCSEL vào năm sau. Công ty này hiện đang xây dựng dây chuyền sản xuất VCSEL tại Singapore và đặt kỳ vọng quá trình sản xuất hàng loạt sẽ diễn ra vào năm sau.
Các điện thoại Android đã có nhận diện khuôn mặt, nhưng chưa thể là nhận diện 3D.
Công nghệ cảm biến 3D có thể sẽ bị giới hạn ở các thị trường cao cấp, và Gartner dự đoán 40% số smartphone sẽ đi kèm với công nghệ này vào năm 2021.
Vào tháng 2, Aplpe đã tìm kiếm đối tác đảm bảo cung cấp nguồn cobalt trực tiếp để tránh các vấn đề liên quan đến thiếu hụt bộ phận cần thiết cho pin lithium-ion. Theo Reuters, công ty cũng ký hợp đồng trị giá 390 triệu USD vào tháng 12 năm ngoái để đảm bảo rằng hãng có những thành phần cần thiết cho VCSEL từ nhà sản xuất Finisar.
Theo Danviet.vn
Apple công bố bằng sáng chế cảm biến vân tay dưới màn hình
iPhone 8 từng được kỳ vọng sẽ sở hữu loại công nghệ này, song do nhiều rào cản, thiết bị ra mắt ngày 12/9 sắp tới của Apple chỉ được trang bị công nghệ nhận diện khuôn mặt 3D.
Apple vừa cho công bố bằng sáng chế công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình. Tuy nhiên, nhiều khả năng phải đến thế hệ iPhone 9, người dùng mới có thể trải nghiệm công nghệ này trên sản phẩm của Táo khuyết.
Theo Phone Arena, Apple đã tìm ra cách để chạm tay trực tiếp vào màn hình, đồng thời mở khoá máy nhờ vào cơ chế phản xạ sóng âm. Bằng sáng chế cho thấy bộ phận đầu dò sóng âm được đặt ở phía dưới thiết bị và gửi tín hiệu lên đến đỉnh.
Các sóng âm sẽ được phát ra liên tục, khi tay chạm vào vị trí đặt cảm biến cũng như nguồn phát sóng âm bên dưới, sóng sẽ chạm vào tay, sau đó phản ứng qua lớp màn hiển thị rồi quay về cảm biến, tiếp nhận thông tin để xử lý và mở khoá.
iPhone 8 vẫn chưa thể sở hữu loại công nghệ dấu vân tay mới này. Ảnh: Androidauthority.
Các phần lồi lõm không đều của ngón tay con người chính là thứ tạo ra biên độ âm thanh khác nhau và cũng là biểu đồ âm thanh duy nhất. Một xung nhịp có thể được chuyển hoá thành điện đồng thời được hệ thống sử dụng để nhận diện người dùng.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trở ngại để hiện thực hoá công nghệ này, bởi nếu cần lượng điện áp đủ lớn để phát ra sóng âm có tần số cao như thế, thiết bị có thể hư hỏng đột ngột và hao tốn nhiều năng lượng. Vì thế, Apple đang có kế hoạch thiết kế một bộ đầu dò thích hợp giúp cảm biến hoạt động mượt mà.
Apple từng được kỳ vọng sẽ mang loại công nghệ này áp dụng ngay trên iPhone 8 ra mắt ngày 12/9 tới. Tuy nhiên, do vẫn còn quá nhiều rào cản, nhiều khả năng thiết bị này sẽ được thay bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt 3D.
Đại Việt
Theo Zing
iPhone 8 nhận diện khuôn mặt trong 'phần triệu giây' Cảm biến nhận dạng khuôn mặt 3D của iPhone 8 sẽ có tốc độ nhận dạng cực nhanh và chuẩn xác. Theo Korea Herald, iPhone 8 sẽ có khả năng nhận diện khuôn mặt cực kỳ nhanh, hơn hẳn so với Galaxy S8 hiện tại. Nguồn tin cho biết, khả năng nhận dạng có tốc độ lên tới "phần triệu giây" nhờ vào...