Apple để tồn tại hai lỗi bảo mật trên iPhone suốt nhiều tháng
iPhone đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng bảo mật lớn nhất trong một thập kỷ. Điều đáng lo ngại hơn là phản ứng của Apple trong việc này.
Theo nhà nghiên cứu bảo mật Denis Tokarev, iPhone vẫn không an toàn sau khi cập nhật iOS 15.1. Ông Tokarev tiết lộ Apple vẫn để tồn tại hai lỗ hổng bảo mật “zero-day” dù công ty đã biết về chúng từ hơn 7 tháng trước. Thậm chí, nhà nghiên cứu người Nga đã công khai vụ hack vào tháng trước để để gây chú ý với Táo khuyết. Tuy nhiên, đến nay lỗi vẫn chưa được khắc phục.
Apple để tồn tại hai lỗi bảo mật trên iPhone suốt nhiều tháng.
“Hai lỗ hổng zero-day này vẫn chưa được vá trên iOS 15.1. Họ để các phần mềm gián điệp như Facebook và TikTok theo dõi, lập hồ sơ và thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không có sự cho phép”, Tokarev giải thích.
iOS 15.1 đã là bản cập nhật thứ 3 kể từ khi Apple hứa sẽ xử lý các lỗi bảo mật mà Tokarev phát hiện. Tính từ thời điểm chuyên gia người Nga gửi thông tin về lỗ hổng bảo mật cho Táo khuyết, đây là lần nâng cấp thứ 9.
Tokarev nói rằng đã gửi 3 bản hack zero-day cho Apple từ tháng 3 đến tháng 5. Hai trong 3 lỗi này vẫn chưa được khắc phục. Lỗ hổng còn lại được công ty âm thầm xử lý trong iOS 15.0.2 mà không đưa ra bất kỳ thông báo hoặc khoản tiền thưởng nào cho người phát hiện.
Video đang HOT
Apple triển khai chương trình Tiền thưởng bảo mật nhằm khuyến khích các nhà nghiên cứu tìm ra những lỗ hổng trong phần mềm và gửi về công ty thay vì bán cho tin tặc. Tuy nhiên, sự việc của Tokarev là ví dụ mới nhất trong hàng loạt trường hợp mà Apple đã không làm đúng như lời hứa.
“Mối quan hệ bảo mật là liên kết với nhà phát triển. Điều gì sẽ khiến Apple thay đổi văn hóa ứng xử của họ với lập trình viên ngoài? Mối liên kết đã bị phá vỡ sâu sắc nhưng không có gì thay đổi”, ông Marco Arment, người sáng lập Instapaper, Overcast, đồng thời là cựu CTO của Tumbler cho biết.
Forbes cho rằng việc Apple cung cấp bản vá lỗi trễ và đối xử tệ với nhà nghiên cứu sẽ dẫn đến thảm họa bảo mật. Điều này trở nên quan trọng hơn với một công ty quảng cáo nhiều về mức độ an toàn của thiết bị. Google cho biết có nhiều lỗ hổng Zero-day hơn trên trình duyệt trong năm nay. Do đó, Apple cần các nhà nghiên cứu hơn bao giờ hết.
Trước mắt, Táo khuyết cần nhanh chóng giải quyết hai lỗ hổng bảo mật được phát hiện từ 7 tháng trước và đang tồn tại trên hàng triệu chiếc iPhone. Nếu vấn đề không được cải thiện, nhiều người dùng sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng.
Cảnh báo từ tỷ phú bảo mật hàng đầu thế giới: iPhone không an toàn hơn Android như bạn tưởng
Cho dù thiết lập nên một hệ thống được khóa cứng với iPhone và iOS, nhưng rủi ro bảo mật giữa iPhone và Android hiện ngang bằng nhau.
Một trong các chuyên gia an ninh mạng hàng đầu thế giới hiện nay đang phát đi cảnh báo mới về sự gia tăng đột biến của các ứng dụng độc hại đang đe dọa đến người dùng iPhone. Và mối nguy này lớn hơn nhiều so với bạn tưởng, đặc biệt là khi hóa ra iPhone không bảo mật như bạn tưởng.
Đó là quan điểm của tỷ phú Gil Shwed, nhà sáng lập nên hãng bảo mật Check Point. Thông thường mọi người cho rằng hệ sinh thái bị phân mảnh của Android không tốt cho bảo mật - ngược lại, iPhone và iOS bảo mật tốt hơn nhiều khi nằm dưới quyền kiểm soát của Apple.
Thế nhưng, bạn có thể tùy chỉnh khả năng bảo mật của Android theo ý mình một cách dễ dàng. Còn điều này lại không thể với iPhone. Apple làm thiết bị trở nên khó tấn công hơn, nhưng cũng làm nó khó được bảo vệ hơn. Bạn phải phụ thuộc vào Apple để họ làm điều đó - và vì vậy theo lời cảnh báo của Shwed, khi nguy cơ tấn công hàng loạt người dùng và công ty ngày càng trở nên nghiêm trọng, rủi ro bảo mật giữa hai nền tảng đã trở nên cân bằng.
Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn trong đại dịch Covid-19. Trước đó, " nếu bạn dễ bị tấn công, chỉ cần củng cố lại mạng lưới và hệ điều hành khiến nó trở nên khó xuyên thủng qua hơn ." Nhưng giờ đây, ông Shwed cho biết, " có bằng chứng cho thấy, có đến một nửa số công ty trên thế giới có ít nhất một nhân viên cài đặt một ứng dụng độc hại và vì vậy rất dễ bị tấn công từ thế giới bên ngoài ."
Nếu nhìn vào các con số thì có thể thấy Android dường như lép vế hơn iPhone về khả năng bảo mật. Các chip Qualcomm, bộ xử lý được dùng phổ biến trên điện thoại Android hiện nay, chứa đến hơn 400 điểm yếu bảo mật. Các phần cứng khác trong điện thoại Android cũng có nhiều điểm yếu có thể bị khai thác để chiếm quyền kiểm soát hoàn toàn. Số lỗ hổng bảo mật nhắm đến việc khai thác Android cũng nhiều hơn so với iPhone vào năm ngoái.
Nhưng tại sao lại iPhone lại không an toàn hơn Android? Hóa ra đó chỉ là một phần của vấn đề. Ông Shwed cho biết: " Tôi nghĩ nguy cơ trên cả 2 nền tảng là như nhau ." Ông có lời giải thích rất thú vị cho lập luận của mình.
Nếu bạn sử dụng Android, quyền hạn đối với thiết bị là của bạn và việc bảo mật cũng là do bạn. Có rất nhiều nền tảng bảo mật chắc chắn đến từ các nhà cung cấp thiết bị hàng đầu, ví dụ như Knox của Samsung, vẫn đang được áp dụng trên các thiết bị mới nhất như Galaxy Z Fold3, Z Flip3. Năm 2016, một bài đánh giá khả năng bảo mật do hãng Gartner thực hiện cho thấy, Knox đánh bại Android và iOS cùng nhiều hệ điều hành khác về khả năng bảo mật thiết bị di động.
Tương tự như Knox, nhiều nền tảng bảo mật khác của các hãng cung cấp cũng có thể bao bọc lấy thiết bị để bảo vệ người dùng. Bên cạnh đó, nếu bạn là người dùng doanh nghiệp, công ty của bạn cũng có thể làm điều tương tự để bảo vệ cho bạn. Khả năng tự bảo vệ này giúp Android vượt qua được các vấn đề về phân mảnh trong hệ sinh thái, sự chậm trễ trong triển khai các gói cập nhật bảo mật từ Google cũng như thiếu bảo mật trong các ứng dụng trên Play Store.
Trong khi đó, iPhone và iOS là các nền tảng đóng hơn nhiều so với Android. Có thể đóng kín với người dùng, nhưng đối với các lỗ hổng bảo mật thì lại không hoàn toàn như vậy. Đó là lý do vì sao bạn phải trông chờ Apple vá các lỗ hổng đó cho bạn. Đó là lý do vì sao Apple từng phải phát hành liên tiếp 2 bản cập nhật iOS khẩn cấp vào giữa tháng Ba năm nay khi phát hiện ra các lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống của mình.
Điều đó càng cho thấy nguy cơ bảo mật luôn hiện hữu trên thiết bị của bạn, ngay cả khi đó là một nền tảng được khóa chặt chẽ như iPhone hay iOS.
Shwed cho biết: " iPhone là một nền tảng đóng hơn nhiều và Apple điều chỉnh phần lớn những gì xảy ra trên nền tảng của mình. Về lý thuyết và trên thực tế, điều đó sẽ làm nó an toàn hơn một chút. Nhưng mặt khác, cũng có nhiều giới hạn về những gì phần mềm bảo mật có thể làm với iOS. Do vậy, mức độ rủi ro là cân bằng giữa hai nền tảng ."
Với Android, tính mở của nó là một con dao hai lưỡi. Ông Shwed cho rằng, " với Android, việc phát triển và sử dụng phần mềm dễ dàng hơn, nhưng phần mềm đó cũng có thể độc hại hơn trên iOS. Nhưng cùng lúc đó, trên Android, bạn cũng có thể xây dựng một phần mềm bảo mật tốt hơn bởi vì tính mở tương tự cũng tồn tại trên các hệ thống bảo mật ."
Bản thân Apple cũng từng nói sự cần thiết phải khóa cứng iPhone và iOS để phục vụ bảo mật, dù rằng đó không phải là giải pháp hoàn hảo. Trong phiên tòa với Epic Games, Phó chủ tịch Apple, ông Craig Federighi từng nói rằng, với iOS, công ty muốn tạo nên một nền tảng an toàn với cả trẻ con - thậm chí trẻ sơ sinh - mà không cần biết về bảo mật. Với Android hay các hệ điều hành máy tính như Windows và MacOS - cũng giống như đi một chiếc ô tô - nếu bạn biết cách vận hành và đi đúng làn đường, mọi thứ sẽ tốt đẹp với bạn.
Cách kiểm tra mật khẩu trên iPhone của bạn có từng bị lộ hay không? Đã có rất nhiều mật khẩu bị rò rỉ được rao bán trên các diễn đàn MXH, vì vậy hãy kiểm tra xem mật khẩu trên iPhone của bạn có an toàn không? iPhone sẽ giúp bạn ghi nhớ mật khẩu với tính năng tự động ghi nhớ và điền mật khẩu tự động. Việc này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời...