Apple đang nghiên cứu quần áo kết nối với iPhone, có thể theo dõi sức khỏe người mặc
Nếu phát kiến này của Apple trở thành hiện thực, quần áo bạn mặc sẽ có thể theo dõi tình hình sức khỏe của bạn và trở thành cầu nối liên lạc giữa mọi thiết bị Apple mà bạn mang bên mình.
Những người thường xuyên mang theo nhiều thiết bị bên mình hàng ngày đôi lúc cần kết nối chúng với nhau, nhưng những kết nối không dây như Bluetooth khá hữu dụng, chúng ta vẫn ưu ái những kết nối mang tính vật lý thông qua những sợi cáp bởi tính ổn định và nhanh chóng của chúng. Tuy nhiên, dây nhợ lúc nào cũng lấn cấn, và quá nhiều dây nhợ lại tạo cảm giác bừa bộn.
Với mong muốn có thể giấu đi những sợi cáp khó chịu, người ta đã nghĩ đến việc thiết kế những bộ quần áo thông minh có đường may đóng vai trò “hóa trang” che đi những sợi cáp, hoặc có một số lỗ trên bộ đồ để luồn cáp qua. Thậm chí, bản thân quần áo có thể đóng vai trò là một thiết bị với các linh kiện tích hợp dùng để giám sát sức khỏe và các màn hình độc lập.
Ở thời điểm hiện tại, để có thể tích hợp các linh kiện điện tử vào các món đồ bằng chất liệu vải là khá khó bởi chúng mềm và làm sao để gắn chặt các thiết bị có kết cấu cứng vào đó là cả một vấn đề. Nhiều loại vải tương thích với điện đã được sử dụng, nhưng chủ yếu dưới dạng các găng tay có khả năng hoạt động với màn hình cảm ứng. Tất nhiên, Apple tin rằng ý tưởng này có thể được phát triển hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở đó.
Một bằng sáng chế mới của Apple vừa được Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ công bố hôm thứ 5 tuần qua với tựa đề “Vải với các linh kiện điện tử nhúng” dường như là giải pháp của hãng để vượt qua những rào cản nói trên. Bằng sáng chế này miêu tả cách thức tạo ra các thiết bị dựa trên vải, với bản thân miếng vải là một phương thức kết nối giữa các thiết bị.
Bằng sáng chế của Apple cho thấy các sợi dẫn điện kết nối với một linh kiện
Ý tưởng của bằng sáng chế này là các miếng vải được dệt bằng sợi dẫn điện và cách điện. Các sợi dẫn điện được đặt ở các lớp vải dệt phía trong, còn các sợi cách điện được đặt ở lớp vải phía ngoài để ngăn bất kỳ sự tiếp xúc không mong muốn nào với các sợi dẫn điện.
Video đang HOT
Các sợi dẫn điện sẽ tạo ra kết nối giữa nhiều điểm trên miếng vải, và có thể được thiết lập để chạy theo những đường dẫn điện trên quần áo. Để cho phép các thiết bị truyền tín hiệu qua các sợi dẫn điện, các sợi này sẽ được làm lộ ra bằng cách luồn mũi chỉ vào các lớp trên và dưới trong quá trình dệt, sau đó đưa nó trở lại lớp giữa.
Kết quả là chúng ta có những bộ quần áo trông không khác gì quần áo thông thường, nhưng lại có một hệ thống dây tích hợp bên trong tinh vi đến mức bạn không thể phát hiện ra được.
Những phần lộ ra nói trên có thể được sử dụng cùng một mạch điều hướng, và mạch điều hướng này lại có thể sử dụng với các linh kiện điện tử thông thường khác, bao gồm các cảm biến, các điểm tiếp xúc, và các thiết bị xuất. Bởi mạch điều hướng có thể là một bảng mạch dẻo, và có thể có các đầu nối dài để giúp duy trì kết nối với các linh kiện khác, nó sẽ một điểm lắp ghép khá phù hợp cho các loại phần cứng khác.
Mạch điều hoứng với các đầu nối dài
Dù Apple đăng ký rất nhiều bằng sáng chế mỗi tuần, bằng sáng chế chúng ta đang nói ở đây cho thấy Apple rõ ràng có hứng thú với lĩnh vực quần áo thông minh, nhưng cũng không đảm bảo hãng sẽ biến nó thành các sản phẩm mang nhãn hiệu “ Táo khuyết” trong tương lai.
Apple có thể sử dụng kỹ thuật này theo nhiều cách khác nhau, như sản xuất các loại quần áo kết nối với sản phẩm của hãng; ví dụ: băng đeo đầu chứa các cảm biến theo dõi sức khỏe, hay mũ có khả năng chơi nhạc thông qua earphone tích hợp. Bằng sáng chế còn cho thấy khả năng sử dụng các màn hình và đèn LED, tức không loại trừ khả năng quần áo thông minh có thể cung cấp thông tin cho người dùng mà không cần họ phải nhìn vào các thiết bị di động.
Ý tưởng các sợi dẫn điện còn có thể được sử dụng trong sản xuất, như một phương thức để kết nối các linh kiện với nhau trong một thiết bị uốn dẻo, như smartphone màn hình gập chẳng hạn. Apple đã nghiên cứu nhiều cách để các linh kiện có thể giao tiếp với nhau trong các môi trường giống vải, bao gồm một bằng sáng chế hồi tháng 7 sử dụng vật chất đàn hồi, co dãn và biến dạng để làm bảng mạch.
Bản thân các linh kiện cũng cần có các yếu tố bằng vải, hoặc ít nhất cũng được sản xuất theo hướng đó. Hệ thống linh kiện với thành phần vải có thể được sử dụng với các màn hình uốn dẻo, một lĩnh vực khác mà Apple quan tâm – trước đây họ từng nghiên cứu cách tận dụng các màn hình OLED dẻo và đầu tư mạnh vào công nghệ MicroLED.
Cuối cùng là khả năng sử dụng công nghệ này để tăng cường cho Apple Watch, bằng cách sử dụng nó để thiết kế dây đeo. Apple đã nghiên cứu phát triển các dây đeo phát sáng bằng các ống ánh sáng, tích hợp camera, và một số linh kiện khác có khả năng tận dụng lợi thế của dây điện đi trong vải.
Tham khảo: AppleInsider
Apple bị tố "chơi không đẹp" với các nhà bán lẻ Hàn Quốc, ép họ phải mua iPhone trưng bày và tự xây kệ trải nghiệm
"Ai bán hàng của Apple sẽ phải theo luật của Apple", đó là quy định bất công đang được Apple áp dụng tại Hàn Quốc đối với một số nhà bán lẻ phân phối sản phẩm của Táo Khuyết.
Theo tờ Korea Herald đưa tin, một số nhà bán lẻ smartphone Hàn Quốc đang lên kế hoạch kiện Apple vì lý do áp đặt các quy định vô lý, buộc họ phải chịu thêm chi phí bán iPhone, bao gồm việc phải mua các model iPhone nhằm mục đích trưng bày cho khách trải nghiệm.
Dù không phải người trong cuộc nhưng hầu hết các chuyên gia đều nhận định, đây là cách tiếp cận không hợp lý của Apple.
Do phải chịu sức ép trong một thời gian dài nên các nhà bán lẻ Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối chính sách của Apple yêu cầu họ phải mua iPhone trưng bày.
Hiệp hội phân phối di động Hàn Quốc cho biết, thông thường các hãng sản xuất smartphone sẽ cung cấp sản phẩm trải nghiệm cho nhà bán lẻ để thúc đẩy doanh số. Sau khi hết chiến dịch quảng bá, máy sẽ được thu hồi lại.
Trong khi đó, Apple là công ty đi ngược lại với quy tắc đã có từ lâu. Hãng buộc các nhà bán lẻ phải mua iPhone dù rằng mục đích của chúng chỉ để trưng bày. Điều này rõ ràng làm tăng thêm gánh nặng về chi phí cho các nhà bán lẻ có quy mô nhỏ.
Đặc biệt khi giá bán iPhone ngày một tăng như hiện nay, việc phải mua iPhone chỉ để trưng bày càng khiến các nhà bán lẻ đau đầu hơn vì vừa phải lo doanh số vừa phải lo chi phí mua iPhone trải nghiệm. Thêm vào đó, các hãng bán lẻ cũng phàn nàn về việc Apple đưa ra những yêu cầu quá khắt khe cho việc trưng bày iPhone.
Gần như các hãng bán lẻ phải tự bỏ tiền xây dựng kệ trưng bày và trải nghiệm iPhone. Nhưng đó chưa phải là tất cả khi Apple còn yêu cầu phải kiểm soát chặt chẽ việc đặt poster quảng cáo iPhone trong cửa hàng.
Hiện các nhà bán lẻ đang tiến hành một cuộc điều tra nhằm tính toán các thiệt hại phát sinh từ chính sách "oái oăm" của Apple. Họ khẳng định sẽ liên kết với ba hãng di động lớn nhất Hàn Quốc đâm đơn kiện tập thể Apple.
Đây không phải lần đầu tiên quy trình bán lẻ của Apple tại Hàn Quốc bị điều tra. Hồi năm 2016, Ủy ban công bằng thương mại Hàn Quốc (FTC) đã điều tra các yêu cầu của Apple với các nhà bán lẻ di động, trong đó có việc Apple ép đối tác phải mua số lượng iPhone tối thiểu phục vụ cho quảng cáo. Ngoài ra, nhà bán lẻ còn phải chia sẻ chi phí sửa chữa iPhone đối với Apple.
Cũng trong năm ngoái, FTC đã đột kích vào văn phòng của Apple tại Seoul ngay trước thềm ra mắt iPhone X với những cáo buộc liên quan đến hành vi thiếu công bằng tại thị trường Hàn Quốc.
Sau một thời gian dài chỉ phân phối iPhone qua nhà mạng và các đối tác bán lẻ, Apple cũng đã mở Apple Store đầu tiên tại Hàn Quốc vào hồi đầu năm 2018. Điều đáng nói ở chỗ, Apple đã và đang đạt được thị phần cao nhất từ trước đến nay trên chính quê hương của Samsung
Theo GenK
Giữa lúc tranh chấp pháp lý chưa có hồi kết, Apple đang lên kế hoạch "săn trộm" nhân viên Qualcomm Sau khi ngừng sử dụng modem kết nối di động của Qualcomm trong các mẫu iPhone mới, "Táo khuyết" tiếp tục muốn gây khó khăn cho hãng sản xuất chip của Mỹ bằng cách lôi kéo nhân viên của họ. Hai năm qua, Apple va Qualcom đang vương vao môt cuôc tranh châp phap ly đây căng thăng. Cuôc tranh châp dân tơi...