Apple đăng ký bằng sáng chế màu “Siêu Đen” vantablack cho MacBook
Có thể bạn chưa biết, nhưng trước khi sử dụng chất liệu nhôm để sản xuất laptop, Apple từng bán ra một số mẫu MacBook màu đen nhám mà cho đến nay, họ vẫn chưa thể tái hiện trên những chiếc máy tính hoàn toàn bằng kim loại của mình.
Nhưng một bằng sáng chế mới cho thấy Apple cuối cùng đã tìm được cách để tạo ra những mẫu MacBook hiện đại với lớp vỏ đen nhám thông qua một kỹ thuật thông minh giúp hút và ngăn ánh sáng không nảy khỏi bề mặt thiết bị.
Nếu gần đây bạn vừa mua MacBook, bạn hẳn biết màu tối nhất có thể mua được là Space Gray (xám không gian), nhưng vẫn còn quá sáng so với màu đen. Vấn đề ở đây là, để sơn màu lên một thiết bị làm từ nhôm, bề mặt của nó cần trải qua một quá trình xử lý anod (mạ điện) để trở nên dễ bám dính hơn, giúp lưu giữ được các chất màu lên trên. Theo bằng sáng chế số 20200383224 của Apple, kim loại đã mạ điện sẽ trông bóng loáng, và bởi mọi ánh sáng chiếu vào đó sẽ phản xạ lại, một lớp sơn dù đen đến đâu cũng sẽ trông như màu xám tối vậy.
Tuy nhiên, một công ty tại Anh tên Surrey NanoSystems đã khám phá ra một cách để tạo ra màu đen nhám hoàn hảo trên gần như bất kỳ vật thể nào. Màu sơn Vantablack của hãng được làm từ các ống nano carbon siêu nhỏ, có khả năng hút và hấp thụ hơn 99,97% ánh sáng nhìn thấy được chiếu vào đó, khiến bề mặt sơn trông tối đến mức nó hoàn toàn trở nên vô hình trước mắt người thường. Vào năm 2018, một vị khách đến thăm bảo tàng đã ngã vào một cái hố sơn màu Vantablack trông như một chấm đen lớn trên mặt sàn. Vấn đề mà Apple gặp phải là vào năm 2016, nghệ sỹ Anish Kapoor đã nắm độc quyền sử dụng màu Vantablack, có nghĩa là công ty không thể sử dụng màu này trên các mẫu MacBook của mình. Điều Anish Kapoor không kiểm soát được là cách hoạt động của màu Vantablack, và đó chính là điều các nhà nghiên cứu của Apple đang tìm hiểu để tái tạo lại màu này bằng những phương pháp khác.
Thông qua một quy trình bao gồm mạ điện bề mặt kim loại (ví dụ: nắp nhôm của MacBook), hoà trộn các hạt màu vào các lỗ rỗng siêu nhỏ của lớp oxit kim loại thu được, và sau đó là áp lên một lớp vật liệu cuối cùng có khả năng hấp thụ ánh sáng, mức độ phản chiếu của bề mặt kim loại sẽ bị giảm đi đáng kể. Một ví dụ của bước cuối cùng nói trên được nêu rõ trong bằng sáng chế bao gồm khắc axit một loạt những hoạ tiết lồi lõm bất thường với độ cao giao động khoảng 2 micromet, khiến ánh sáng bị giữ lại và nảy ngược theo nhiều hướng ngẫu nhiên để tạo ra hiện tượng phản xạ hỗn loạn mà dưới mắt nhìn của người bình thường sẽ cho ra một bề mặt nhám thô ráp.
Khi không có bề mặt bóng loáng, các chất màu như đen sẽ thể hiện một cách rõ ràng hơn, cho phép Apple mang lại những lựa chọn màu sắc tối tăm hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở màu xám không gian. Liệu bề mặt hoàn thiện tối màu này có đen tuyền như màu Vantablack, vốn quá đen đến mức có thể làm mọi đặc điểm về ngoại hình của một vật thể như biến mất khỏi tầm nhìn? Có lẽ là không, nhưng Apple có lẽ cũng không muốn điều đó xét việc họ luôn thích “khoe khoang” thế mạnh thiết kế và làm mọi đặc điểm ngoại hình của các thiết bị trở nên nổi bật trước mắt người tiêu dùng. Điều họ theo đuổi giống như một giải pháp vay mượn một số đặc tính của Vantablack để những mẫu iPhone và MacBook trong tương lai vừa có được độ bền bỉ và chắc chắn của bộ khung nhôm, vừa có được nhiều tuỳ chọn màu sắc sáng sủa giống như những mẫu iMac màu trái cây đặc sắc của nhiều năm trước.
Đối tác Apple hướng đến tương lai ở Việt Nam và Ấn Độ
Làn sóng chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sẽ không kết thúc, kể cả khi nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp chấm dứt.
Video đang HOT
iPad, MacBook có thể sẽ được sản xuất tại Việt Nam từ năm 2021, tại những nhà máy của Foxconn. Theo Reuters , đây là yêu cầu từ chính phía Apple, khi công ty này cân nhắc những biện pháp hạn chế thiệt hại từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Trước đó, Foxconn cũng xác nhận sẽ chi 270 triệu USD để mở nhà máy mới tại Việt Nam nhằm mở rộng sản xuất. Theo nhận định của Bloomberg , đây là những động thái cho thấy hướng đi lâu dài của đối tác Apple là dần di chuyển khỏi "công xưởng thế giới" Trung Quốc.
MacBook, iPad có thể được sản xuất tại Việt Nam từ năm 2021 ở nhà máy của Foxconn.
Nhà sáng lập Terry Gou của Foxconn đã đề ra khái niệm "G2" để giải thích về sự chia rẽ chuỗi cung ứng này. Một bên của chuỗi cung ứng là Trung Quốc, và bên còn lại là những quốc gia ở Đông Nam Á, châu Mỹ, Ấn Độ.
Xu hướng không thể đảo ngược
Mỗi quốc gia này đều có thể tự phát triển hệ sinh thái sản xuất của mình, theo nhận định của chủ tịch Foxconn Young Liu. Bloomberg nhận định xu hướng này không thể đảo ngược, khi mà những quốc gia như Ấn Độ hay Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng và nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút các nhà sản xuất.
"Không cần biết là Ấn Độ, Đông Nam Á hay Mỹ, mỗi nơi sẽ có một hệ sinh thái sản xuất. Mặc dù Trung Quốc vẫn đóng vai trò quan trọng trong đế chế sản xuất của Foxconn, những ngày Trung Quốc là công xưởng thế giới đã kết thúc", Bloomberg dẫn lời ông sau khi công bố báo cáo tài chính vào tháng 8.
"Khi chi phí sản xuất ở Trung Quốc tăng, cùng với những diễn biến chính trị khó đoán từ Mỹ, các công ty muốn chuyển bớt sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Xu hướng đó sẽ tiếp tục khi mà Trung Quốc ngày càng đắt đỏ còn Việt Nam và Ấn Độ thì ngày càng cạnh tranh", Dan Wang, nhà phân tích tại Gavekal Dragonomics nhận xét.
Những biện pháp tăng thuế của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump là nguyên nhân khiến nhiều hãng công nghệ tìm đường rời khỏi Trung Quốc. Kể cả Apple, công ty tiên phong về chuỗi cung ứng tại nước này cũng phải tìm hướng đi mới.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đón CEO Apple Tim Cook vào năm 2016.
Ấn Độ đã ngay lập tức nắm bắt cơ hội này. Các chính sách do Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đề ra thu hút được nhiều đối tác của Apple. Pegatron, đối tác lắp ráp iPhone thứ ba đặt chân tới Ấn Độ, mới đây công bố đầu tư 11 tỷ rupee (tương đương 150 triệu USD) vào chi nhánh tại nước này, và sẽ bắt đầu sản xuất từ cuối năm 2021.
Trong khi đó, Wistron cũng bán 2 nhà máy sản xuất iPhone tại Trung Quốc cho Luxshare để tập trung cho các dây chuyền tại Ấn Độ.
Cơ hội cho nhiều cứ điểm sản xuất mới
Ngoài Apple, nhiều tên tuổi khác trong làng công nghệ cũng đang đi theo xu hướng này. Máy chơi game Nintendo Switch, do Foxconn và Sharp sản xuất, đang được lắp ráp tại Malayxia. Ngoài Apple, Google cũng đặt hàng Foxconn để sản xuất máy chủ ở nhà máy tại bang Wisconsin, Mỹ. Việc sản xuất hàng loạt tại nhà máy này có thể bắt đầu từ quý I/2021.
Wistron thì cho biết sẽ tăng công suất ở Mexico, và mua lại nhà máy của Western Digital tại Malaysia. Chủ tịch Simon Lin của Wistron cho rằng một nửa sản lượng của công ty này có thể đưa ra ngoài Trung Quốc vào năm 2021. Việc thiết lập nhà máy của Wistron tại Việt Nam cũng đang được đẩy nhanh.
Với sức ép từ các lệnh áp thuế của Mỹ, Apple có nhiều động thái nhằm khuyến khích chính phủ Mỹ đưa ra ưu đãi cho các công ty sản xuất chip trong nước. TSMC, đối tác gia công chip chính của Apple dự tính mở nhà máy chip ở bang Arizona với trị giá đầu tư hơn 10 tỷ USD. Pegatron cũng cho biết có kế hoạch mở nhà máy tại Mỹ để phục vụ khách hàng.
Apple cũng muốn áp dụng chiến lược chia đôi chuỗi cung ứng như Foxconn, khi tạo điều kiện để Luxshare sản xuất iPhone.
Apple có lẽ cũng đang áp dụng chiến lược chia đôi chuỗi cung ứng của Foxconn. Trong khi các đối tác truyền thống dần rời khỏi Trung Quốc, Apple lại đang tạo điều kiện để công ty Trung Quốc Luxshare có thể sản xuất iPhone ngay từ năm 2021. Luxshare sẽ là công ty đầu tiên có trụ sở ở đại lục ký hợp đồng sản xuất iPhone với Apple.
"Apple khuyến khích Luxshare đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh nhằm cân bằng với Foxconn. Họ càng có nhiều nhà cung cấp đạt chuẩn thì càng có thể mặc cả", Nikkei dẫn chia sẻ của một lãnh đạo trong ngành công nghệ.
BYD Electronic International, một công ty khác cũng có trụ sở tại Trung Quốc được Apple lựa chọn để sản xuất iPad, bên cạnh Foxconn và Compal. Trong khi đó, AirPods hầu như được Luxshare và GoerTek, cũng là một công ty Trung Quốc, sản xuất.
Apple tiếp tục làm điều chưa từng có tại Việt Nam? Theo TrendForce, hiện tất cả các iPad đều được lắp ráp tại Trung Quốc. Song điều này có thể sớm thay đổi. Theo SCMP, Foxconn - nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới sẽ chuyển công đoạn lắp ráp iPad và MacBook từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đáng chú ý, SCMP dẫn nguồn tin từ một người...