Apple đã loại bỏ những chi tiết huyền thoại nào?
Những thay đổi từng bước trên iPhone của Apple đã giúp công nghệ ngày một tiến bộ hơn.
Giờ đây, khi mua một chiếc smatphone mới, người dùng sẽ ngay lập tức chuyển hoặc tải xuống tất cả các ứng dụng đã có trên điện thoại cũ và quan trọng nhất – lấy thẻ SIM để chuyển sang điện thoại mới. Và tại Mỹ, những chủ nhân của dòng iPhone 14 sẽ phải sử dụng hoàn toàn eSIM.
“Tai thỏ” đã biến mất trên iPhone 14 Pro.
Đây không phải là lần đầu tiên Apple thực hiện loại bỏ các chi tiết quen thuộc. Trước đó, vào năm 2016, công ty đã loại bỏ giắc cắm tai nghe trên loạt iPhone 7. Động thái này từng bị “đối thủ” chỉ trích rất nhiều, bao gồm Samsung. Nhưng ngay sau đó, “ông trùm” Hàn Quốc và nhiều thương hiệu khác cũng bỏ đi chi tiết này.
Apple luôn nhận biết được những điều gì tốt nhất cho người dùng, và công bằng mà nói, những động thái gây tranh cãi của hãng thực sự thúc đẩy chúng ta hướng tới một tương lai thuận lợi hơn.
Lịch sử loại bỏ công cụ của Apple buộc chúng ta phải bắt kịp thời đại
Video đang HOT
Từ năm 1998, Apple đã nổi tiếng với việc loại bỏ những thứ được hãng xem là lỗi thời. Đây là năm chiếc iMac mang tính biểu tượng của Apple được phát hành, không có ổ đĩa mềm, vốn đã rất phổ biến vào thời điểm đó. iMac chỉ có công nghệ mới hơn để truyền dữ liệu – ổ đĩa CD.
Giắc cắm tai nghe được loại bỏ trên iPhone từ năm 2016.
Với iPhone, Apple là một trong những thương hiệu đầu tiên ngừng sản xuất điện thoại vỏ nhựa, chuyển sang chất liệu cao cấp vào đầu năm 2010. Điện thoại thông minh vỏ nhựa cuối cùng của hãng là iPhone 5C năm 2013, có màu sắc đậm để lựa chọn nên vẫn khá hấp dẫn.
Nhờ có “Táo Khuyết” với vỏ kim loại, sau đó là mặt lưng kính cao cấp hơn, hầu hết người dùng đều đã có cơ hội lựa chọn những sản phẩm cao cấp hơn – xứng đáng với giá tiền.
Tại Mỹ, iPhone 14 Series đã không còn khay SIM.
Apple cũng được xem là công ty mở ra xu hướng loại bỏ nút Home trên điện thoại để hỗ trợ điều hướng bằng cử chỉ. Giờ đây, các cử chỉ có trên iPhone và điện thoại Android khá thú vị và sử dụng nhanh hơn nhiều dù mất một chút thời gian để làm quen.
Với iPhone X, như thường lệ, Apple đã có một giải pháp thay thế mà hãng cho là tốt hơn – nhận dạng khuôn mặt, hay còn gọi là Face ID.
Nút Home hiện chỉ còn trên iPhone SE.
Thực tế cho thấy, Face ID cực kỳ tiện lợi. Chúng hoạt động rất tốt, quá nhanh chóng; đến mức người dùng thậm chí không cần nhớ điện thoại cần được mở khóa.
Đôi khi, Apple sẽ buộc bạn nhập mật khẩu chỉ để đảm bảo người dùng không quên nhưng về tổng thể, Face ID thực sự tuyệt vời, rất liền mạch và khác biệt. “Nhà Táo” đã đúng khi thực hiện chuyển đổi này, khiến iPhone trở nên độc đáo theo đúng nghĩa.
Gần đây, công ty có trụ sở tại Cupertino thậm chí còn biến phần cắt cảm biến Face ID của mình trở thành Dynamic Island – một tính năng và điểm nhấn “hút khách” mới!
SpaceX từng đàm phán dịch vụ vệ tinh trên iPhone
Chia sẻ trên Twitter, tỷ phú Elon Musk cho biết, SpaceX từng đàm phán với Apple về sử dụng kết nối vệ tinh Starlink trên iPhone.
2022 rồi vẫn cố chấp mang iPhone 5C đi chụp ảnh du lịch, kết quả quá bất ngờ Tỉ phú rởm dùng siêu xe Ferrari lừa đảo những người giàu hàng triệu USD như thế nào Người Việt thích tính năng "viên thuốc thông báo" hơn màu mới trên iPhone
Theo đó, hai công ty đã có "các cuộc thảo luận hứa hẹn" và SpaceX không quên khen ngợi đội ngũ Apple "siêu thông minh".
Bình luận được Elon Musk đưa ra một ngày sau khi Apple công bố tính năng liên lạc khẩn cấp Emergency SOS qua vệ tinh xuất hiện trên các mẫu iPhone 14 . Tính năng cho phép người dùng có thể gửi tin nhắn khẩn cấp qua mạng lưới vệ tinh tại các khu vực không có sóng điện thoại. Tuy nhiên, thay vì SpaceX, Apple đã lựa chọn Globalstar làm đối tác cho tính năng này.
Vào tháng trước, SpaceX và nhà mạng T-Mobile tại Mỹ đã tiết lộ, người dùng mạng T-Mobile có thể sử dụng vệ tinh SpaceX để gửi tin nhắn tại các khu vực không có sóng di động. Tuy nhiên, việc hợp tác còn phụ thuộc vào sự thành công của các phiên bản nâng cấp vệ tinh Starlink được SpaceX phóng lên. Do đó, sớm nhất phải đến cuối năm sau dịch vụ mới có thể triển khai.
Điểm khác biệt giữa dịch vụ của T-Mobile và Starlink với Apple là dịch vụ này cho phép người dùng nhắn tin với nhau trong khi dịch vụ của Apple chỉ dùng để liên lạc với các số khẩn cấp. Theo công bố của Apple, hạ tầng vệ tinh của Globalstar sẽ tích hợp với ứng dụng Find My trên các thiết bị của Táo khuyết, giúp bạn bè của những nhà thám hiểm, người dùng đam mê leo núi theo dõi vị trí của họ chính xác hơn tại những nơi GPS hay sóng điện thoại không hoạt động bình thường.
Tính năng Emergency SOS trên iPhone 14 dự kiến được triển khai vào tháng 11 năm nay và sẽ miễn phí trong 2 năm đầu. Apple hiện vẫn chưa thông báo về giá cước dịch vụ sau đó.
Các công ty của tỷ phú Elon Musk chưa từng hợp tác thành công với Táo khuyết dù vào năm 2020, tỷ phú này xác nhận từng muốn bán Tesla cho Apple trong những ngày đen tối nhất của công ty. Tuy nhiên, CEO Apple Tim Cook đã phủ nhận việc nói chuyện với Elon Musk về giao dịch này.
7 năm trước, Apple đã thực hiện động thái gây chấn động này Cách đây bảy năm, Apple đã loại bỏ chi tiết này trên iPhone, khiến hãng nhận vô số chỉ trích. Cách đây 7 năm, kể từ dòng iPhone 7, "Táo Khuyết" đã loại bỏ giắc cắm tai nghe 3,5mm trên iPhone. Ban đầu, hành động này nhận được vô số chỉ trích từ phía các công ty "đối thủ" và người dùng, nhưng...