Apple công bố những ứng dụng và game hay nhất năm cho iPhone, iPad
Apple vừa mới công bố những ứng dụng cho iPad và iPhone được họ lựa chọn là hay nhất. Một vài cái tên trong số đó hẳn gây cho chúng ta không ít bất ngờ.
Ứng dụng cho iPhone của năm là hạng mục gây nhiều tranh cãi nhất với việc Apple trao “danh hiệu” này cho Action Movie FX. Đây là một ứng dụng chỉnh video giúp làm tăng độ ấn tượng của các đoạn phim của bạn bằng những hiệu ứng đặc biệt như hình ảnh các cuộc tấn công tên lửa hay đá lở. Xếp thứ hai là Figure- một ứng dụng giúp bạn chế tạo các giai điệu.
Rayman Jungle Run dành danh hiệu game iPhone của năm. Giải thưởng về tay Rayman Jungle Run không làm ta bất ngờ vì đây là một game xuất sắc và hoàn toàn xứng đáng. Khi game này được ra mắt, nó cũng lập tức đứng đầu danh sách những Game di động hay nhất tháng 9 của trang điện tử Phone Arena.
Letterpress, game đố vui từ vựng về thứ hai.
Với iPad, danh hiệu ứng dụng hay nhất trong năm không bất ngờ gì đã rơi vào tay Paper by 53. Bản thân ứng dụng vẽ màu nước đã là một kiệt tác- nó cho phép người sử dụng vẽ nên những bức tranh đầy tính nghệ thuật và ấn tượng.
Với game, giải thưởng cao nhất thuộc về The Room. Lựa chọn này của Apple gây cho chúng tôi đôi chút bất ngờ. The room tuy là một game giải đố khá hay với phần đồ họa và hoạt hình cực kì xuất sắc nhưng nó không gây ấn tượng hơn ngoài những yếu tố này.
Có thể một số trong chúng ta chưa hài lòng với những kết quả nói trên (một số ứng dụng có vẻ còn khá lạ lẫm), Apple còn có nhiều lựa chọn các ứng dụng khác rất đáng xem xét. Bạn có thể lên kho ứng dụng iTune để tìm hiểu thêm.
Các ứng dụng đoạt giải.
Sau đây, GenK xin giới thiệu sơ qua về bốn ứng dụng đoạt giải ở trên.
1. Action Movie FX
Ứng dụng Action Movie FX được phát hành hoàn toàn miễn phí trên kho ứng dụng iTunes Store vào đúng dịp nghỉ lễ Giáng sinh và mừng năm mới 2012. Với phần mềm này, người dùng có thể tạo lập một thế giới ảo đang bốc cháy ngùn ngụt trong khói lửa dựa trên chính không gian thật xung quanh, thông qua camera của iPhone, iPod và cả iPad.
Ứng dụng Action Movie FX tương thích với nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại iPhone 3GS, iPhone 4 hoặc iPhone 4S, máy tính bảng iPad, máy nghe nhạc iPod Touch thế hệ thứ 4.
2. Rayman Jungle Run
Rayman Jungke Run được phát triển bởi công ty game danh tiếng Ubisoft. Nhiệm vụ của game khá đơn giản: người chơi cần chỉ dẫn cho anh chàng Rayman chạy băng qua các khu rừng để thu lượm côn trùng. Đến cuối màn chơi, bạn phải lưu ý từng bước nhảy để Rayman không bị rơi xuống vực sâu hoặc vướng vào cạm bẫy nguy hiểm. Rayman Jungle Run có phông nền sáng, hình ảnh lung linh và rực rỡ. Hơn thế nữa, đồ họa vui nhộn của game sẽ tạo cho bạn những tiếng cười sảng khoái trong khi chơi.
Video đang HOT
3. Paper by 53
Paper có thể khiến nhiều người cảm thấy là một ứng dụng khá quen thuộc nào đó bởi các nhà phát triển FiftyThree từng làm việc tại Microsoft tạo ra ứng dụng này dựa theo sản phẩm Courier đã từng được giới thiệu tại Microsoft nhưng không được phát triển chính thức.
Khi lần đầu tiên mở ứng dụng, ứng dụng sẽ hiển thị list các chủ đề mà bạn đã chọn. Khi bấm vào các chủ đề này, các bức vẽ sẽ được hiển thị theo dạng cuốn sách, bạn có thể lật từng trang để xem hình ảnh cụ thể.
Có thể hình dung một cách đơn giản, mỗi bức vẽ là một trang giấy, các trang giấy nằm cùng chung trong một cuốn sách được đặt theo chủ đề. Mỗi cuốn sách chủ đề được đặt riêng một vị trí để bạn lựa chọn theo dõi một cách thuận tiện nhất.
Để thực hiện một bức vẽ mới, ứng dụng sẽ cung cấp cho bạn một trang giấy trắng với một số nét vẽ và màu sắc nhất định. Bạn có thể vẽ bằng ngón tay hoặc với một chiếc bút chuyên dụng. Tuy nhiên để sử dụng hầu hết các tiện ích khác, bạn phải bỏ ra 1,99 USD để sở hữu các tiện ích này.
4. The room
The Room sẽ đem lại trải nghiệm hấp dẫn cho những ai yêu thích game giải đố. Người chơi The Room phải dựa vào gợi ý là các vật dụng trong phòng để giải đáp câu đố. Ngoài những câu đố hóc búa, The Room còn khiến người chơi cảm thấy hồi hộp bởi đồ họa có game màu sáng tối như trong các bộ phim kinh dị.
The Room có hệ thống âm thanh rất chân thực, từ tiếng va chạm của đồ đạc, tiếng chuông đồng hồ giữa đêm khuya cho tới tiếng động bên ngoài căn phòng. Hãy nhớ đeo tai nghe trong lúc chơi “The Room” để có được cảm nhận tốt nhất.
Theo Genk
10 phim ngắn nổi bật của YxineFF 2012
'16:30', &'Người đàn ông trong bể cá' hay &'Trực nhật với Thư Kỳ' là những phim gây chú ý trong hạng mục Tranh giải của Tiệc phim trực tuyến Yxine năm nay.
1. "16:30" - Tranh giải quốc tế ( xem phim)
16:30 - thời khắc các đài truyền hình công bố kết quả xổ số, những công nhân viên chức trở về nhà sau một ngày làm việc cũng là lúc những đứa trẻ bán vé dạo bắt đầu cuộc vật lộn mưu sinh của riêng mình. Theo chân những đứa trẻ bụi đời túa đi khắp phố phường, một Sài Gòn nghèo nàn và lam lũ dần hiện ra với những nét chấm phá. Đó là cuộc sống vất vả của những người lao động bình thường với niềm hy vọng đổi đời hoàn toàn dựa trên hên - xui. Đó là thế giới trẻ em lang thang với những xung đột, luật chơi riêng, cách đền ân, trả oán khá "quân tử".
Diễn xuất ấn tượng của các diễn viên nhí, sự lành nghề trong việc chọn góc máy, khung hình và sự chắc chắn trong khâu dựng phim của 16:30 đã giúp Trần Dũng Thanh Huy tốt nghiệp thủ khoa ngành đạo diễn Đại học Sân khấu Điện ảnh TPHCM khóa 8, đồng thời đoạt Cánh Diều Vàng 2011 ở hạng mục Phim ngắn. Đây cũng là phim khai mạc của YxineFF 2012.
2. "Căn phòng (The Room)" - Tranh giải quốc tế ( xem phim)
Bộ phim bắt đầu bằng hình ảnh người đàn ông lao mình một cách tuyệt vọng vào cánh cửa kim loại rắn chắc để hòng thoát ra ngoài. Người đàn ông đó là ai? Tại sao lại bị nhốt ở đây? Tất cả những đồ vật kỳ lạ trong căn phòng có ý nghĩa như thế nào? Đó là điều khán giả tò mò, cũng là hành trình tự tìm kiếm câu trả lời của nhân vật chính, để rồi sự thật khủng khiếp được hé lộ ở cuối phim khiến người xem phải bất ngờ trước ý tưởng táo bạo của đạo diễn.
Căn phòng của đạo diễn Nguyễn Hồng Quân mang hơi hướng phim khoa học viễn tưởng và khẳng định tính đa dạng phong cách của YxineFF 2012. Phần kỹ xảo trong phim khi dựng khung cảnh hủy diệt, đổ nát cũng tạo được những hiệu quả nhất định. Khi phần credit chạy hết, vẫn còn những bất ngờ thú vị dành cho những người xem nán lại đến phút chót.
3. "Hai chú cháu (Uncle & Son)" - Tranh giải quốc tế ( xem phim)
Lấy bối cảnh ở một cù lao nhỏ miền Tây Nam bộ, Hai chú cháu của đạo diễn Nguyễn Đình Anh nói về một cậu bé bị bố mẹ bỏ rơi sống cùng người chú ruột làm nghề thợ may. Cậu bé rất khổ tâm trước những lời đàm tiếu của hàng xóm về giới tính của người chú và quyết định tìm cách "giải thoát" cho chú bằng một hành động dẫn đến bi kịch cho cả hai.
Phim có nhiều góc quay đẹp, đặc biệt ở những cảnh cận như đôi chân xoa xoa, sờ sẫm của đứa trẻ, nhát kéo đang đưa bỗng khựng lại của người chú, những khuôn miệng liến thoắng của hàng xóm láng giềng tượng trưng dư luận xã hội nói chung... Hai chú cháu là một ứng cử viên sáng giá cho giải Trái tim Cầu vồng - Giải thưởng dành riêng cho những bộ phim về đề tài LGBT (người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới) năm nay.
4. "Người đàn ông trong bể cá (The Man in The Fish Bowl)" - Tranh giải quốc tế ( xem phim)
Người đàn ông trong bể cá không có cốt truyện và câu chuyện, chỉ là một chuỗi cảm xúc mâu thuẫn nội tại của một người đàn ông. Khi ở một mình, anh ta cảm thấy trống trải, nhớ đến sự những giây phút hạnh phúc và ngọt ngào bên bạn gái. Nhưng khi ở bên bạn gái, anh ta lại thấy nhớ những khoảng không gian riêng tư và tự do khi ở một mình.
Bộ phim của hai bạn trẻ Lê Lâm Viên, Đỗ Như Trang gây ấn tượng ở những cảnh quay chỉn chu, những khung hình đẹp như tranh và một tư duy hình ảnh tốt. Âm nhạc được sử dụng hợp lý cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn riêng cho "người đàn ông trong bể cá".
5. "Xiao Tong (Tiny Pupil)" - Tranh giải quốc tế ( xem phim)
Phim vẽ ra hai thế giới đối lập: thế giới người lớn mệt mỏi đơn điệu và thế giới trẻ thơ vui tươi, sặc sỡ sắc màu. Xiao Tong, nhân vật trung tâm của câu chuyện, là một cô bé 5 tuổi nhạy cảm, có trí tưởng tượng phong phú, cách đánh giá và lý giải riêng đối với mỗi sự vật hiện tượng mà cô bé gặp hàng ngày. Nhà trường và gia đình thì lại nhìn nhận nét cá tính của cô như một sự yếu kém, một sự chống đối và cố gắng điều chỉnh suy nghĩ của Xiao Tong một cách thô bạo theo đường ray có sẵn.
Xiao Tong lấy bối cảnh xã hội Trung Quốc nhưng lại đề cập đến những vấn đề muôn thuở như lối giáo dục lạc hậu, kìm hãm sự phát triển con người, sự đấu tranh không cân sức giữa việc khẳng định bản thân và sức ép từ tập thể ở khắp mọi nơi. Đây là một bộ phim thể hiện rõ rệt chủ đề YxineFF năm nay là Cá nhân. Diễn xuất của các diễn viên nhí tự nhiên cùng lối kể chuyện hài hước khiến cho bộ phim không sa vào nặng nề mà rất nhẹ nhàng, hấp dẫn.
6. "Trực nhật với Thư Kỳ (On Duty with Shu Qui)" - Tranh giải quốc tế ( xem phim)
Câu chuyện bắt đầu từ khi Thư, một hotgirl nổi loạn, đối tượng được cả trường ngưỡng mộ và ghen tỵ, bị chuyển đến ngồi cùng bàn với Phong, một gã trai lập dị, thường xuyên bị người khác giễu cợt và coi thường. Giữa hai cá thể tưởng như khác nhau một trời một vực ấy thực ra lại rất giống nhau: Họ đều cô đơn và không được đám đông chấp nhận. Dường như đó là lý do khiến Thư và Phong dần xích lại gần nhau trong một thứ tình cảm kỳ lạ, chấp chới giữa tình bạn và tình yêu.
Bằng lối dẫn chuyện tự nhiên, điềm tĩnh, đạo diễn Đỗ Quốc Trung đã mạnh dạn đưa lên màn ảnh những đề tài trước nay vẫn được coi là cấm kỵ như xúc cảm tình dục tuổi dậy thì, nạn bạo lực học đường, xu hướng tung clip đánh nhau lên mạng. Với một số lượng diễn viên quần chúng tương đối lớn so với dung lượng phim ngắn, Trung đã thể hiện khả năng dàn đại cảnh và kiểm soát phim tốt. Tinh thần "cá nhân" của bộ phim thể hiện ở thông điệp - sự trưởng thành chỉ có được khi cá nhân dám đứng lên thể hiện rõ sở thích và dám chống lại đám đông khi cần để bảo vệ những gì mình yêu quý.
7. "Chuyện mọi nhà ( The Story of Ones)" - Tranh giải khu vực ( xem phim)
Xuyên suốt Chuyện mọi nhà là màn độc thoại của những chương trình phát thanh, truyền hình. Con người trong bộ phim ngồi bất động trong những khung hình của máy quay, không một lời nói, một hành động đáng kể ngoài việc thỉnh thoảng điều chỉnh chiếc radio. Những chương trình phát sóng liên tục hé lộ những câu chuyện, những thân phận con người ở những hoàn cảnh khác nhau. Đó có thể là chuyện người vợ bị bạo hành, thân phận long đong của một cô gái điếm, một truyện ngắn buồn về tình yêu, một mối tình éo le bị chia cắt thời chiến hay một cô gái bị lỡ dở đường tình duyên...
Chuyện buồn nhiều hơn chuyện vui, nhưng phản ứng của nhân vật trong phim vẫn vậy: thụ động, lơ đãng và không cảm xúc. Chọn phương pháp sử dụng những đoạn băng ghi âm từ các chương trình phát thanh truyền hình để dẫn phim, Phạm Ngọc Lân đã thành công trong việc khơi gợi người xem nhiều suy tưởng bình luận về xã hội và thân phận con người.
8. "Đúc người (Human Forming)" - Tranh giải khu vực ( xem phim)
Nhân vật chính trong Đúc người là một anh thợ tên Mùi. Trên đường lang thang hành nghề, anh tình cờ gặp một bậc thầy với tuyệt kỹ bí truyền: đúc người già thành người trẻ, người béo thành người gầy, người xấu thành người đẹp. Mùi liền xin theo học vị thầy kỳ lạ đó và câu chuyện về sự xảo trá, lòng tham lam cùng với sự vị tha được bắt đầu.
Dựa trên một câu truyện cổ tích quen thuộc, Đúc người mang thông điệp không mới nhưng chưa bao giờ cũ về quy luật "ác giả ác báo" ở đời. Nét vẽ tươi sáng, tạo hình đơn giản và những chi tiết hài hước đã góp phần giảm bớt sự nặng nề của câu chuyện để phù hợp hơn với đối tượng trẻ em mà bộ phim hướng tới.
9. "Innocent Memory" - Tranh giải khu vực ( xem phim)
Innocent Memory là một phim hoạt hình thể nghiệm hoàn toàn không có cốt truyện, chủ yếu được xây dựng theo giai điệu ngâm thơ. Bộ phim, với độ dài 3 phút, là một chuỗi hình ảnh giàu tính tượng trưng, rất khó bóc tách rành rọt giữa hy vọng của người mẹ và thực tế chiến tranh, những ký ức có thực của đứa trẻ và những tưởng tượng trong mơ. Những hình ảnh sống động biến hóa khôn lường gợi nhớ rất nhiều đến màn trình diễn tranh cát kinh điển của nữ nghệ sĩ người Ukraine - Kseniya Simonova.
Innocent Memory là phim tốt nghiệp của đạo diễn trẻ Nam Phương tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Sự kết hợp những bức tranh nghệ thuật và tiếng hát ru đã tạo nên sức hấp dẫn riêng, rất thuần Việt của bộ phim.
10. "Một ngày (One Day)" - Tranh giải khu vực ( xem phim)
Chiếc đồng hồ quả lắc thong thả đánh 6 tiếng, người đàn ông mệt mỏi đứng dậy đi về phía nhà vệ sinh. Gã lấy ra một chiếc mặt nạ kỳ lạ, giống hệt như thật, đeo lên mặt và bước ra đường với một kế hoạch đã được chuẩn bị từ lâu. Trang phục che kín không để lộ lớp da thật và vẻ ngoài vừa giống kẻ đi lạc, vừa giống một kẻ biết rõ mình cần gì muốn gì, nhân vật chính của Một ngày liên tục khiến người xem đặt câu hỏi về hành tung bí mật để rồi sửng sốt trước sự thật được tiết lộ ở cuối phim.
Một ngày gây ấn tượng với kỹ thuật hóa trang xuất sắc, góc máy đẹp và cách dàn dựng xúc tích, chỉn chu. Phim ngắn này là một sự thể nghiệm cho dự án phim kinh dị 90 phút mang tên Xác sống sẽ ra mắt khán giả vào năm 2013 của đạo diễn Nguyễn Vũ Minh Đức.
Theo VNE
Top 5 game mới ra mắt đáng chơi nhất nền Android 1. Indestructible Đến từ Glu Mobile, Indestructible là một game multiplayer mang phong cách đua xe bắn súng cực kì hấp dẫn. Game có ba chế độ chơi khác nhau và một kho vũ khi cho phép người chơi tùy biến chiếc xe của mình. Và cũng như các tựa game khác của Glu Mobile, Indestructible hoàn toàn miễn phí trên Google Play....