Apple có thể sẽ không còn dùng màn hình Samsung
Apple có thể sẽ không còn đặt hàng màn hình của Samsung, ít nhất là trong năm 2013 này do có thông tin từ các phương tiện truyền thông Hàn Quốc cho biết rằng Apple vẫn chưa gửi yêu cầu báo giá màn hình (RFQ) lên Samsung.
Theo báo cáo cho biết, Samsung vẫn chưa nhận được RFQ từ Apple, và như vậy, “Quả táo” sẽ không đặt hàng màn hình của Samsung (chủ yếu cho iPad và iPad Mini) trong năm 2013 này. Thay vào đó, LG Display, Sharp, Japan Display và AU Optronics (AUO) có thể sẽ là các nhà cung cấp màn hình cho hãng.
Theo nhận định từ giới quan sát thị trường, động thái này của Apple có thể là do cuộc chiến pháp lí dai dẳng giữa cả hai và chưa có dấu hiệu bên nào chịu nhường bên nào.
Các nhà quan sát cũng cho biết rằng, Apple đang dần chuyển hướng từ Samsung qua các công ty sản xuất màn hình khác đặc biệt là LG Display. Trong năm 2012, Samsung vẫn nhận được đơn đặt hàng sản xuất 800.000 màn hình iPad 9,7 inch mỗi tháng trong khi đối với LG Display, con số trên là 2 triệu. Theo dự báo, trong năm 2013 này con số chênh lệch sẽ cao hơn rất nhiều, khi mà cả Samsung lẫn Apple ngày càng căng thẳng.
Mặc dù vậy, Samsung hiện đã có 3% cổ phần trong Sharp và nếu Apple muốn đặt hàng màn hình của Sharp thì có thể vẫn phải “qua tay” Samsung.
Theo Genk
6 nhà sản xuất tấm nền màn hình phẳng bị phạt vì tội thao túng giá
Samsung và LG, 2 trong số những nhà sản xuất màn hình phẳng lớn nhất thế giới, cùng 4 công ty khác, bị chính phủ Trung Quốc phạt vì tham gia vào một chương trình thao túng giá.
Video đang HOT
- Samsung và LG, cùng 4 công ty khác, đã có những thỏa thuận nội bộ để thao túng giá của các sản phẩm tấm màn hình.
- 6 công ty bị phạt gồm: Samsung, LG, AU Optronics, tập đoàn Innolux, Chunghwa Picture Tubes Ltd, tập đoàn HannStar Display.
- Trong đó, Samsung và LG là 2 cái nhà sản xuất tấm màn hình lớn của thế giới.
Samsung, gã khổng lồ ở thị trường TV.
4 cái tên còn lại là tập đoàn AU Optronics, tập đoàn Innolux, Chunghwa Picture Tubes Ltd, tập đoàn HannStar Display cũng được Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) ra lệnh phạt tổng cộng 352 triệu NDT (khoảng 56.7 triệu đô), LG sẽ phải trả 118 triệu NDT và của Samsung là 101 triệu NDT.
Sáu công ty này đã tổ chức tổng cộng 53 cuộc họp tại Đài Loan và Hàn Quốc từ năm 2001 đến 2006 để thống nhất về giá cho các sản phẩm màn hình LCD, chủ yếu được sử dụng cho TV, và chia sẻ các thông tin bí mật nội bộ khác, Ủy ban này cho biết trong một tuyên bố. Liên minh châu Âu và Mỹ trước đây đã từng phạt các nhà sản xuất tấm màn hình bao gồm Samsung, LG Display và Sharp vì sửa chữa giá bằng các thỏa thuận tương tự.
"Các doanh nghiệp tham gia vào các hành vi độc quyền về giá đã làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp TV màu và người tiêu dùng trong nước", cơ quan hoạch định kinh tế hàng đầu của Trung Quốc nói. Các công ty này cũng đã "thú nhận tội ác của họ", cơ quan này cho biết.
Đơn vị sản xuất thiết bị hiển thị của Samsung ở Asan, Hàn Quốc, nói trong một tuyên bố, họ đã không tham gia vào việc thao túng gia dưới bất kỳ hình thức nào vào cuối năm 2005, và công ty này sẽ tuân thủ các quy định pháp luật thương mại của Trung Quốc.
Nguồn cung cấp của Apple
LG Display, có trụ sở tại Seoul, cho biết trong một tuyên bố quyết định này bao gồm các sự kiện từ năm 2001 đến 2006, và "chúng tôi hy vọng quyết định này không ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng tôi với khách hàng hoặc các đối tác mua các tấm màn hình."
Cả 2 công ty đều cung cấp sản phẩm cho Apple, theo dữ liệu được thu thập bởi Bloomberg.
Cả LG và Samsung đều là nhà cung cấp linh kiện cho Apple.
Chính phủ Trung Quốc cũng ra lệnh cho Innolux, AU Optronics, Chunghwa Picture Tubes, và HannStar phải nộp phạt. Bốn công ty này đều có trụ sở tại Đài Loan.
"Công ty đã hợp tác trong các cuộc điều tra có liên quan", Yawen Hsiao, một phát ngôn viên của AU Optronics, cho biết qua điện thoại. "Các tài liệu về các hoạt động của công ty đều không bị ảnh hưởng nào."
Innolux đã hợp tác với NDRC trong quá trình điều tra, công ty cho biết trong một thông báo e-mail. Phán quyết này sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của công ty khi các chi phí liên quan đều ở khoản tiền dự trữ của họ.
Bộ Tư pháp
Eric Chiang, một phát ngôn viên của Chunghwa Picture, cho biết công ty đang hợp tác với các nhà điều tra chống độc quyền và một điều khoản đã được lập cho các chi phí liên quan.Sẽ không có tác động đáng kể về tài chính hay các hoạt động của công ty, ông nói.
Sáu công ty đã thu được 208 triệu NDT từ chương trình này, NDRC cho biết.
Tòa án Mỹ cũng cho biết trong tháng 12 năm 2011, Samsung và Sharp cùng sáu nhà sản xuất các tấm màn hình cho TV và máy tính đồng ý trả 388 triệu đô để giải quyết các cáo buộc ấn định giá mua trực tiếp của sản phẩm.
Những tranh chấp bắt nguồn từ một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ, đã dẫn đến những lời cầu thú tội của LG Display, Chunghwa Picture Tubes và Sharp. Các công ty đã đồng ý trong năm 2008 và 2009 phải trả 585 triệu đô tiền phạt hình sự.
Trước đó, Liên minh châu Âu cho biết trong tháng 12 năm 2010, họ đã phạt 6 nhà sản xuất màn hình LCD tổng cộng 649 triệu Euro(845 triệu đô) vì hành vi tương tự.
Theo Genk
Chi phí linh kiện sản xuất iPad mini chỉ có giá 188 USD Hãng phân tích IHS vừa tiết lộ chi phí linh kiện sản xuất cấu thành nên sản phẩm iPad mini của Apple và danh tính của các nhà cung cấp linh kiện cho sản phẩm. Theo IHS, giá thành linh kiện của sản phẩm máy tính bảng iPad mini phiên bản 16 GB Wifi mà Apple bày bán với mức giá 329 USD...