Apple có thể sản xuất MacBook và Watch tại Việt Nam
Kế hoạch sản xuất MacBook và Apple Watch tại Việt Nam có thể được triển khai trong tương lai gần khi “táo khuyết” chuyển dịch dây chuyền ra khỏi Trung Quốc.
Nikkei – trang tin uy tín tại châu Á dẫn lời các nguồn tin riêng khác nhau cùng khẳng định hai nhà cung cấp thiết bị cho Apple là Luxshare Precision Industry (LPI) và Foxconn đang thử nghiệm dây chuyền sản xuất Watch tại Việt Nam. Nếu thông tin này chính xác, đây sẽ là lần đầu tiên dòng sản phẩm này được sản xuất ngoài Trung Quốc.
Apple Watch có thể sớm “Made in Vietnam”
Công ty có trụ sở tại Cupertino (Mỹ) cũng yêu cầu nhà cung ứng chạy dây chuyền thử nghiệm sản xuất MacBook tại Việt Nam. Tuy nhiên tiến độ vẫn khá chậm chạp do quy mô của chuỗi cung ứng để sản xuất thiết bị này lớn hơn so với những sản phẩm khác của Apple. Đồng thời, Trung Quốc vẫn là công xưởng chiếm ưu thế lớn về chi phí.
Những động thái mới tiếp tục khẳng định Việt Nam dần trở thành trung tâm sản xuất có mức độ ưu tiên nhất định trong mắt các lãnh đạo Apple. Hãng đã đưa dây chuyền lắp ráp iPad, AirPods sang Việt Nam trước đó. Đối với iPad, Apple chuyển sang Việt Nam do ảnh hưởng tiêu cực từ các lệnh phong tỏa để ngăn Covid-19 lây lan ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Video đang HOT
Apple sẽ sản xuất Apple Watch và MacBook ở Việt Nam?
Hiện tại, Foxconn đang hỗ trợ tăng sản lượng iPad tại Việt Nam. Trong khi đó, Apple có thể đang đàm phán với các bên để thử nghiệm lắp ráp loa thông minh HomePod, nguồn tin của Nikkei chia sẻ.
“Không chỉ iPhone, tập đoàn công nghệ của Mỹ đã hoặc đang triển khai kế hoạch sản xuất, lắp ráp AirPods, Apple Watch, HomePod cùng nhiều thiết bị khác tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn khó khăn liên quan tới cắt giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh”, Nikkei cho hay.
Hiện cả Apple, Foxconn và LPI đều chưa bình luận về thông tin trên.
Apple thông báo khẩn cấp về linh kiện iPhone sản xuất tại Đài Loan
Apple được cho đã yêu cầu nhà cung ứng tuân thủ quy định của Trung Quốc, liên quan đến nhãn dán xuất xứ có chữ "Taiwan" (Đài Loan).
Ngày 5/8, Nikkei đưa tin Apple thông báo với nhà cung ứng rằng Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ quy định nhập khẩu bộ phận và linh kiện do Đài Loan sản xuất, cần in xuất xứ "Taiwan, China" (Đài Loan, Trung Quốc) hoặc "Chinese Taipei" (Đài Bắc Trung Hoa).
Theo quy định của Trung Quốc, các loại hộp, tài liệu, thùng carton và tờ khai xuất nhập khẩu không thể hiện dòng chữ "Taiwan" (Đài Loan), "R.O.C." hoặc "Republic of China" (Trung Hoa Dân Quốc).
"Nếu chữ 'R.O.C.' xuất hiện, lô hàng sẽ bị tạm giữ để kiểm tra và không thể vận chuyển. Vui lòng xem xét kỹ tất cả tài liệu, chứng từ và thùng hàng" là nội dung thông báo được Nikkei thu thập. Apple yêu cầu đối tác tuân thủ nghiêm ngặt quy định để tránh việc thùng hàng bị thu giữ.
Các quy định trên đã tồn tại trong nhiều năm, thường được kiểm soát nghiêm ngặt hơn khi quan hệ Trung Quốc - Đài Loan trở nên căng thẳng.
Apple yêu cầu đối tác chú ý nhãn xuất xứ khi chuyển hàng từ Đài Loan đến Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Thông báo của Apple được đưa ra sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến Đài Loan vào ngày 2/8, dấy lên lo ngại về gia tăng rào cản thương mại. Bà Pelosi được cho đã gặp Jason Cheng, Phó chủ tịch Pegatron và Mark Liu, Chủ tịch tập đoàn sản xuất chip TSMC.
Ngày 4/8, lô linh kiện từ Đài Loan đến nhà máy của Pegatron tại Tô Châu (Trung Quốc), nơi lắp ráp sản phẩm cho Apple, Microsoft và Tesla được cho đã bị tạm giữ, để xem xét tờ khai nhập khẩu có dán chữ "Taiwan", "Republic of China" hay không.
Tuy nhiên, cơ quan lập pháp Đài Loan cũng yêu cầu tất cả mặt hàng xuất khẩu dán nhãn ghi xuất xứ, với chữ "Taiwan" hoặc "Republic of China". Theo Nikkei, một số nhà cung ứng và đơn vị hậu cần đang trong tình trạng "khó xử".
Đại diện Pegatron phản hồi rằng hoạt động sản xuất tại Trung Quốc vẫn "hoạt động bình thường", Reuters đưa tin. Nhà máy của Pegatron ở Thượng Hải, nơi chủ yếu lắp ráp iPhone chưa ghi nhận trường hợp tương tự.
Táo khuyết kêu gọi đối tác khẩn cấp xử lý vấn đề, tránh những gián đoạn có thể xảy ra nếu hàng hóa bị hải quan Trung Quốc giữ lại để giám sát. Đây là thời điểm nhạy cảm với Apple, khi các nhà cung ứng chuẩn bị linh kiện để lắp ráp dòng iPhone 14, dự kiến ra mắt vào tháng 9.
Để tránh sự cố, Apple còn yêu cầu đối tác lập kế hoạch dự phòng. Nếu cần thiết, có thể kiểm tra và chỉnh sửa nhãn dán xuất xứ trên tài liệu, thùng hàng gửi từ Đài Loan sang đại lục Trung Quốc.
Apple "thấm đòn" vì suy thoái kinh tế trên toàn cầu Ngay cả công ty có giá trị lớn nhất thế giới cũng không thể tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên toàn cầu. Apple vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 (quý III/2022 theo lịch tài khóa của công ty), với lợi nhuận sụt giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây được xem là...