Apple có thể đã chán sử dụng chip Intel
Các kỹ sư của Apple được cho là rất tin tưởng khả năng vi xử lý kiến trúc ARM sớm đạt hiệu suất đủ mạnh để sử dụng trong PC, laptop truyền thống.
MacBook có thể sẽ chạy chip ARM trong một tương lai không xa.
Nguồn tin từ Forbes cho hay Apple đang tìm cách thay thế bộ vi xử lý Intel trong các máy tính Mac bằng một phiên bản khác của công nghệ chip sử dụng trong iPhone và iPad. Các kỹ sư của Apple tự tin rằng thiết kế chip ARM hiện tại cho các thiết bị di động một ngày nào đó sẽ đủ mạnh để chạy trong máy tính để bàn, máy tính xách tay. Những người tiết lộ thông tin này đã yêu cầu được giấu tên.
Trong khi đó, Apple vẫn còn cam kết với Intel trong vài năm tới, ít nhất là đến 2017 nhưng các kỹ sư có thể vẫn làm việc với các nghiên cứu dài hơi hơn. Dù vậy, bất kỳ thay đổi nào sẽ là đòn giáng mạnh vào Intel. Nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới vẫn đang liên tiếp bị tổn thương bởi thị trường trì trệ với các máy tính chạy phần mềm Windows tăng trưởng chậm.
Bill Evans, phát ngôn viên của Apple, từ chối bình luận, trong khi Intel được cho là đã gửi những câu hỏi về kế hoạch mới được đồn thổi này cho chính “Quả táo”.
Mối quan hệ giữa Intel và Apple có thể đang đi dần vào ngõ cụt.
Video đang HOT
Apple bắt đầu hợp tác với Intel trong việc sản xuất các máy tính Mac từ năm 2005. Khi đó hãng đã phải từ bỏ dòng chip Power PC của Motorola và IBM do đã bị Intel bỏ lại quá xa về hiệu suất sử dụng. Các mẫu máy đầu tiên được hãng công bố sử dụng vi xử lý mới là vào tháng 1/2006.
Thị trường cho thấy người dùng đang dần chuyển sang điện thoại thông minh và máy tính bảng khi các thiết bị này ngày càng đáp ứng được nhiều nhu cầu về công việc hơn chỉ là giải trí. Điện thoại thông minh đã đạt mức tăng trưởng 62% trong năm ngoái, doanh số máy tính bảng tăng hơn gấp đôi trong khi ngành công nghiệp PC lại chỉ tăng 1,7%, theo các nghiên cứu của IDC.
Theo VNE
Windows 8 hơn gì Android và iOS trên tablet?
HĐH hoàn hảo cho dạng thiết bị hội tụ: Tablet-laptop
Laptop và máy tính bảng đang trong giai đoạn hội tụ vào cùng 1 thiết bị. Đó là những chiếc máy lai với bàn phím rời, bàn phím trượt đó là những chiếc laptop vỏ sò truyền thống nhưng dùng màn hình cảm ứng như trên tablet/smartphone. Trong bối cảnh đó, chỉ có Microsoft có HĐH phù hợp cho dạng thiết bị tổng hợp này.
Windows 8 có nhiều lợi thế để chạy tốt trên các thiết bị lai.
Nhìn lại Apple, chúng ta thấy "Táo khuyết" không có kế hoạch hội tụ 2 dạng thiết bị này vào một. Với tablet họ có iPad. Laptop họ có MacBook. CEO Tim Cook thẳng thừng công bố, rằng ý tưởng kết hợp tablet màn hình cảm ứng và PC dùng chuột và bàn phím là một ý tưởng tồi. Có thể Apple tư duy theo cách nghĩ khó có thể kết hợp chúng, nhưng cũng có thể họ không sản xuất thiết bị lai nhằm duy trì lợi nhuận từ nhiều phân khúc khác nhau để tối đa lợi nhuận. Một thiết bị lai có thể sẽ làm giảm đáng kể doanh số 1 dòng sản phẩm nào đó.
Với Google, HĐH Android hay Chrome OS của họ chưa đủ mạnh để có thể dùng trên máy tính. Windows 8 trở thành OS duy nhất phù hợp cho cả 2 loại thiết bị này.
Giao diện người dùng hiện đại
Giao diện với tên gọi Metro trước đây (và hiện tại là Modern) có thể coi là giao diện người dùng hiện đại nhất trên màn hình cảm ứng. Tuy không thể nói đây là một giao diện hoàn hảo, nhưng chắc chắn rằng Modern là một giao diện tươi mới, hiện đại, và bóng bẩy. Nó kết hợp độ được nhạy trên iOS và khả năng tùy biến trên Android.
Hỗ trợ cả chip ARM và x86
iOS chỉ tương thích với ARM. Android mặc dù ngoài bản cho ARM cũng có bản tương thích với x86, nhưng rõ ràng Android trên PC như là một dạng "trải nghiệm vui" hơn là một HĐH hiệu quả. Windows 8 có khả năng hỗ trợ cả ARM và x86 - một điểm cộng cho HĐH của Microsoft.
Đa nhiệm
Windows từ lâu đã nổi tiếng với khả năng đa nhiệm và Windows 8 cũng không là ngoại lệ. Bạn có thể chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác bằng cách di con trỏ chuột đến bên trên góc trái cho tới khi thanh liệt kê ứng dụng xuất hiện. Từ đây bạn có thể lựa chọn mở ứng dụng mà bạn muốn. Tổ hợp phím cửa sổ (Windows) trên bàn phím Tab cũng là một lựa chọn để chuyển qua lại các ứng dụng.
HĐH của Microsoft cũng cho phép hiển thị cùng lúc 2 ứng dụng trên màn hình với tính năng Snap. Bạn có thể click vào nút "Snap Right" để đưa ứng dụng sang bên phải, và "Snap Left" để đặt ứng dụng sang bên trái màn hình. Tóm lại, Windows hơn hẳn iOS và Android ở khả năng đa nhiệm và chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng.
Tương thích ngược
Cần nêu rõ ở đây là tính tương thích ngược trên Windows 8 chỉ hỗ trợ với phiên bản Windows 8 và Windows 8 Pro, không phải Windows RT. Đấy là do Windows 8 được phát triển dựa trên nền tảng NT 6.x giống như trên Windows Vista và Windows 7.
Điều đó cũng có nghĩa là chỉ có Windows 8 là HĐH duy nhất có khả năng hỗ trợ các ứng dụng, game trên các bản Windows cũ. Với Windows 8, bạn hoàn toàn có thể cài đặt, sử dụng các ứng dụng quen thuộc mà mình đang chạy trên Windows 7, Vista, trong khi vẫn có thể trải nghiệm màn hình cảm ứng hiện đại trên laptop màn hình cảm ứng - một viễn cảnh khá lý tưởng.
Nhưng không phải toàn "hoa hồng"
Tất nhiên không thể gọi 1 HĐH mà Microsoft lần đầu xây dựng cho các thiết bị di động là 1 sản phẩm hoàn hảo. Còn khá nhiều hạn chế, như chế độ desktop trên Windows RT. Số ứng dụng nhằm tận dụng sức mạnh của màn hình cảm ứng trên Windows 8 cũng đang rất ít so với trên Android hay iOS. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Windows 8 là một bước phát triển lớn, mang tính cách mạng của gã khổng lồ phần mềm. Microsoft đang tích cực tìm cách thu hút đội ngũ lập trình viên đông đảo viết ứng dụng cho Windows 8, và một khi kho ứng dụng này đủ lớn, Windows 8 có thể sẽ trở thành HĐH thống trị tất cả.
Theo Genk
Intel chê Windows RT cho trải nghiệm kém "Với Windows 8, bạn có thể sử dụng toàn bộ thư viện phần mềm mà mình đã đầu tư trong nhiều năm qua để dùng trên HĐH mới. Nhờ tính tương thích ngược, bạn có thể sử dụng các phần mềm và phụ kiện phần cứng như cũ, với đầy đủ chức năng" - Intel nói về lợi thế của mình so với...