Apple có thể chi nửa tỷ USD mua thêm dịch vụ nhạc online
Sau khi thâu tóm Beats Audio, Apple được cho là đang đàm phán mua dịch vụ nhạc trực tuyến Tidal.
Theo thông tin Wall Street Journal chia sẻ, số tiền mà Apple bỏ ra cho Tidal chỉ bằng 1/6 so với Beats Audio vì thực tế cả hai có sự khác biệt lớn. Trong khi Beats còn là hãng sản xuất tai nghe thì Tidal đơn thuần là dịch vụ cung cấp nhạc số. Hồi 2015, ca sỹ nổi tiếng Jay Z chỉ phải bỏ 56 triệu USD để sở hữu dịch vụ này.
Apple muốn tăng vị thế trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nghe nhạc online.
Apple đang cố gắng thúc đẩy dịch vụ cung cấp nhạc số trực tuyến Apple Music. Sau khi mua lại Beats Audio, số thuê bao sử dụng dịch vụ hiện giờ đạt 15 triệu. Nếu có được Tidal với 4,2 triệu thuê bao đang sử dụng, Apple có thể bổ sung một lượng lớn thuê bao nữa. Dù vậy, so với đối thủ đang dẫn đầu thị trường nhạc số Spotify, Apple vẫn còn bị bỏ lại khá xa vì đối thủ đã có tới 30 triệu thuê bao trả phí và nếu tính gộp cả thuê bao miễn phí sẽ lên tới 70 triệu.
Dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Apple Music đã được cung cấp tại thị trường Việt Nam từ giữa năm ngoái. Mỗi thuê bao phải bỏ ra 2,99 USD hàng tháng, đổi lại được nghe kho nhạc bản quyền, chất lượng cao của Apple. Ngoài các thiết bị iOS hay máy tính Mac, ứng dụng Apple Music cũng mới hỗ trợ thiết bị Android.
Mỹ Anh
Theo VNE
Thế giới của Apple
Cây viết công nghệ Walt Mossberg của The Verge cho rằng, Apple đang thể hiện một cách rất riêng tại Hội nghị thường niên dành cho các nhà phát triển 2016 (WWDC).
Video đang HOT
Như thường lệ, các tính năng mới trên 4 nền tảng của Apple bao gồm: iOS, watchOS, tvOS và MacOS được công bố tại WWDC 2016 (sự kiện thường niên của Apple tổ chức dành cho lập trình viên và các nhà phát triển từ nhiều nơi trên thế giới). Tại đây, Táo khuyết đã thể hiện sự kiên định khi một mực tuân theo những nguyên tắc từ trước đến nay của hãng.
Tim Cook trên sân khấu của WWDC 2016.
Chiến lược tôn trọng sự riêng tư
Trong thời điểm giới công nghệ đang quay cuồng trước sự xâm lấn của AI, nhiều nhà nghiên cứu băn khoăn liệu Apple sẽ xử trí ra sao khi công ty từng hứa tuyệt đối không bao giờ xâm phạm sự riêng tư của người dùng.
Không giống Facebook, Google hay Amazon khi cho phép AI (trí thông minh nhân tạo) truy cập dữ liệu liên kết chặt chẽ với danh tính thực của người sử dụng. Bằng kỹ thuật Differential Privacy (Riêng tư khác biệt), Apple cam kết bảo mật, trong khi vẫn có thể truy cập được đầy đủ thông tin tổng hợp để hình thành nên các mô hình phù hợp và đưa ra các gợi ý hữu ích.
Cụ thể, AI sẽ thu thập dữ liệu ngẫu nhiên từ các thiết bị bằng cách chèn thêm tiếng động hoặc dữ liệu vô nghĩa. Sau đó, những thông tin này một lần nữa được trộn lẫn trên máy chủ với các dữ liệu tương tự từ những người dùng khác. Điều này giúp ngăn tin tặc truy ngược trở lại gây bất lợi cho khách hàng.
Bất chấp những sai lệch, dữ liệu tổng hợp vẫn đủ để AI của Apple phát hiện ra các mô hình nhằm đưa ra các gợi ý tìm kiếm, tự động sửa lỗi
Với kỹ thuật mới này, Apple không những trở thành "người hùng" trong cuộc đấu tranh ủng hộ quyền riêng tư, mà còn trở thành "thiên địch" của FBI và là đối thủ nặng ký của các hãng khác.
Vẫn là công ty chuyên về phần cứng
Mặc dù doanh số phần cứng trong năm 2016 của hãng có sự sụt giảm nghiêm trọng nhưng ông lớn vùng California vẫn tự tin khi có thể bù lại từ các dịch vụ phần mềm, tiêu biểu là Apple Music, App Store... CEO đáng kính Steve Jobs cũng từng khẳng định trọng tâm của công ty là phần mềm. Tuy nhiên, sau WWDC, giới mộ đạo vẫn chỉ xem Apple là nhà sản xuất phần cứng.
Apple đã 'từ chối' biến iMessage trở thành nền tảng độc lập.
Dù vẫn tập trung phát triển các ứng dụng của bên thứ ba như dịch vụ chuyển tiền, sticker, chỉnh sửa ảnh, và các ứng dụng đặt chỗ. Nhưng tất cả chỉ để giữ chân người dùng chứ không nhằm xây dựng tập đoàn phần mềm như hãng từng khẳng định. Bằng chứng là một lần nữa Táo khuyến từ chối biến iMessage trở thành một nền tảng độc lập dù điều này có khả năng sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty.
Khi được hỏi lý do, một lãnh đạo cấp cao cho biết. Thứ nhất, số lượng 1 tỷ thiết bị hoạt động là vừa đủ để cung cấp dữ liệu cho AI làm việc. Thứ hai, chức năng nhắn tin cao cấp độc quyền trên các thiết bị của Apple sẽ giúp tăng doanh số của trong những năm tới.
Mong muốn cải thiện hệ sinh thái của Apple là điều chắc chắn. Đó là lý do tại sao hãng vẫn giới thiệu các tính năng trên nhiều thiết bị mới, như việc đồng bộ máy tính và điện thoại, mở khóa Macbook bằng Apple Watch thông qua kết nối không dây ...Đáng tiếc, những tính năng trên chỉ dành cho các thiết bị "made by Apple".
Các đối thủ khác như Google, Facebook hay Microsoft, ngược lại, sẵn sàng đưa các ứng dụng quan trọng bao gồm cả AI làm việc trên các thiết bị của OEM cạnh tranh.
Apple Watch và Apple TV
Cả hai sản phẩm đều có những cải tiến nhất định về phần mềm tại WWDC 2016. Cụ thể:
Apple công bố một hệ điều hành mới cho chiếc đồng hồ thông minh. Điều này giúp rút ngắn thời gian mở ứng dụng, loại bỏ các thao tác thừa và làm mới trải nghiệm của người dùng.
Với Apple TV, nhóm phát triển đơn giản hóa việc sử với một lần đăng nhập duy nhất bằng cách gửi thông tin đăng nhập lần đầu của khách hàng tới các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp.
Cả hai đều cho thấy mục đích sau cùng của việc cập nhật phần mềm là để tăng doanh số bán phần cứng của Apple.
Sau cùng, dựa trên những gì Apple thể hiện tại WWDC, gã khổng lồ vẫn đang tìm kiếm con đường riêng của mình. Đồng thời công ty đang cố gắng thiết lập những tiêu chuẩn mới, tìm cách xóa bỏ những lối mòn từ trước đến nay. Định hướng trong thời gian này của Apple có thể gói gọn trong một câu duy nhất: "Phần mềm hiệu quả đi đôi với phần cứng độc quyền".
Trần Tiến
Theo Zing
Apple tiết lộ lý do iMessage không có mặt trên Android Bất chấp những tin đồn trước WWDC về việc Apple sẽ mang iMessage lên Android, đại diện hãng này tuyên bố họ vẫn sẽ giữ lại nó như là một tính năng độc quyền của iOS. Tại WWDC 2016, phóng viên Walt Mossberg từ The Verge đã đặt câu hỏi tại sao iMessage không xuất hiện trên Android. Đại diện của Apple đã...