Apple chuẩn bị được phép sản xuất tất cả các mẫu iPhone tại Ấn Độ, kỳ vọng giảm giá tới 40%
Ấn Độ đang đánh thuế rất mạnh vào các thiết bị nhập khẩu. Chính vì thế, giá iPhone sẽ giảm rất mạnh tại Ấn Độ nếu được phép sản xuất ngay tại đây.
Sau một khoảng thời gian đàm phán rất dài, có vẻ như kế hoạch sản xuất iPhone cao cấp tại Ấn Độ sắp được chính phủ nước này phê duyệt. Bộ Công nghệ Thông Tin Ấn Độ vừa bật đèn xanh cho phép Apple mở rộng nhà máy sản xuất iPhone ở Wistron. Điều này sẽ giúp Apple tránh được mức thuế cực cao mà Ấn Độ đánh vào hàng nhập khẩu.
Mức thuế cao chính là lý do khiến giá iPhone quá đắt đỏ tại Ấn Độ và khiến Apple gần như không có chút thị phần nào tại quốc gia với dân số hơn 1 tỷ người này. Apple hiện đang sản xuất iPhone SE và 6s tại Ấn Độ và bán những mẫu iPhone này với giá thấp hơn tới 40% so với hàng được sản xuất ở đâu đó và nhập khẩu vào nước này.
Khi được hỏi rằng chính phủ đã có những ưu đãi và hỗ trợ như thế nào cho Apple để họ quyết định sản xuất iPhone tại Ấn Độ thay vì các quốc gia chuyên sản xuất khác như Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công nghệ Thông tin, ông Ravi Shankar Prasad, chia sẻ: “Sự cởi mở của nền chính trị dân chủ Ấn Độ, nơi sự sáng tạo được công nhận và tôn trọng, chính là sự ưu đãi lớn nhất. Chúng tôi có một chút khuyến khích và có rất nhiễu hãng đã tới”.
Sau khi mở rộng, nhà máy ở Wistron sẽ có khả năng sản xuất cả iPhone 8. Một đề xuất mở rộng tương tự cho nhà máy của Foxconn tại Ấn Độ cũng đã được đệ trình vào ngày 31/12 năm ngoái. Nếu được phê duyệt, nhà máy của Foxconn sẽ có thể sản xuất toàn bộ các mẫu iPhone mà Apple đang bán, từ iPhone SE tới iPhone XS Max. Đây sẽ là một thỏa thuận mang lại lợi ích cho cả Apple và sáng kiến “Made in India” của chính phủ Ấn Độ.
Video đang HOT
Theo Genk
Các đối tác của Apple đang rốt ráo vào Việt Nam?
Nhà máy của Foxconn, đối tác của Apple đang tìm cách để vào Việt Nam khi 'cố định' tại tỉnh Bắc Giang với khoản đầu tư khá lớn.
Những cuộc dịch chuyển nhẹ nhàng
Theo thông tin đăng tải trên tờ Business Times, Foxconn, đối tác cung ứng và lắp ráp chủ chốt của Apple, đã đầu tư 213,5 triệu USD vào một đơn vị ở Ấn Độ trong thời gian từ tháng 9.2018 đến tháng 1.2019, để "đầu tư dài hạn" và đang thanh toán 16,5 triệu USD cho công ty Fuhua, đổi lấy quyền sử dụng 250.000 m2 đất tại một khu công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Trong một báo cáo của Foxconn, công ty này cho biết đang bán quyền sử dụng đất ở Việt Nam cho một đơn vị thuộc FIT Hon Teng, công ty con của Foxconn. FIT Hon Teng niêm yết trên sàn Hong Kong và là nhà sản xuất cáp cho iPhone.
Cũng trong thời điểm này, Apple vừa đưa ra thông báo kế hoạch đầu tư xây dựng Trung tâm dữ liệu của Apple tại Việt Nam.
Thật trùng hợp khi Pegatron Corp, đối thủ có quy mô nhỏ hơn của Foxconn, đã chuyển một phần mạng lưới sản xuất sang Indonesia do ảnh hưởng từ thuế quan trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày 27.1. Công ty này cũng đang cân nhắc thuê các cơ sở tại Việt Nam và Ấn Độ.
Hai công ty đều không nói rõ có phải họ đang chuyển sản xuất các sản phẩm cho Apple hay không. Động thái trên cho thấy các công ty Đài Loan, sản xuất hầu hết đồ điện tử cho thế giới, đang nghiêm túc đánh giá mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc. Tất cả đang chuẩn bị cho một sự thay đổi khỏi hệ thống sản xuất đã mang lại cho họ nhiều thành công từ những năm 1980.
Thị trường Việt chưa bão hòa?
Cách đây 3 năm, truyền thông trong nước và quốc tế đã xôn xao kế hoạch đầu tư 1 tỉ USD của Apple vào một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Và hai địa điểm trong danh sách lựa chọn của Apple là Hà Nội và Đà Nẵng. Việc thành lập trung tâm dữ liệu của riêng mình là một phần trong chiến lược Apple nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối tác dữ liệu của bên thứ ba như Amazon và Microsoft.
Đây có thể sẽ là dự án đầu tư thứ hai của Apple vào thị trường Việt Nam. Tháng 10.2015, Reuters đưa tin Apple đã đầu tư 15 tỉ đồng (673.000 USD) để thành lập công ty con có tên gọi Công ty trách nhiệm hữu hạn Apple Việt Nam (Apple Vietnam LLC) tại Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó mở đường cho nhà sản xuất iPhone trực tiếp thực hiện việc bán hàng ở thị trường Việt Nam, đồng thời sẽ cung cấp công nghệ thông tin, bảo hành cũng như các dịch vụ tư vấn.
Việt Nam hiện đang nổi lên như một thị trường trọng điểm của Apple trong bối cảnh các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ đang có dấu hiệu bão hòa, sức mua iPhone kém.
Mặc dù giá bán iPhone ở Việt Nam cao hơn nhiều so với mức thu nhập và ngân sách chi tiêu của đại bộ phận người tiêu dùng, song các mẫu điện thoại của dòng điện thoại này vẫn ghi nhận các con số bán hàng ấn tượng. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research, giai đoạn từ quý II.2017 tới quý II.2018, Apple luôn duy trì mức thị phần 5% trên thị trường điện thoại thông minh Việt Nam.
Đầu tháng này, trong bản ghi nhớ gửi nhân viên, giám đốc điều hành Apple Tim Cook đã dự báo hãng này sẽ đạt doanh thu kỷ lục ở Việt Nam. "Chúng tôi dự kiến sẽ lập kỷ lục doanh thu mọi thời đại tại các thị trường trọng điểm bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, các nước Tây Âu bao gồm Đức và Italy và các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam," ông Cook cho biết.
Ông Tim Cook, chia sẻ "Chúng tôi dự kiến sẽ lập kỷ lục doanh thu mọi thời đại tại các thị trường trọng điểm bao gồm Mỹ, Canada và Mexico, các nước Tây Âu bao gồm Đức và Italy và các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Hàn Quốc và Việt Nam".
Theo NCĐT
Apple xác nhận kế hoạch xây dựng trung tâm dữ liệu ở Việt Nam Sau nhiều đồn đoán và nhiều thông tin trái chiều, Apple dường như đã chính thức xác nhận việc hãng này sẽ đầu tư xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam. Tại cuộc gặp với Giám đốc Điều hành Tập đoàn Apple Tim Cook, bên lề Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2019 (WEF Davos 2019),...