Apple chính thức ‘khai tử’ khay SIM với iPhone 14
Trên iPhone thế hệ mới, người dùng sẽ không tìm thấy bất cứ vị trí nào để nhét SIM vào nữa.
Thật ngạc nhiên! Với iPhone 14, Apple tiếp tục tìm ra cách loại bỏ thêm một vật phẩm quen thuộc với người dùng bên trong hộp đựng sản phẩm. “Nạn nhân” năm nay chính là que chọc SIM.
Tuy nhiên năm nay, Apple không làm điều đó vì “lý do môi trường”. Que chọc SIM biến mất đơn giản vì bạn sẽ không cần đến nó nữa.
Khai tử khe SIM trên iPhone 14
Apple đã chuyển hoàn toàn sang eSIM. Lần đầu tiên, người dùng sẽ không phải đặt một chiếc SIM vật lý vào bên trong chiếc iPhone nữa. Apple là nhà sản xuất đầu tiên đưa eSIM vào sử dụng với quy mô lớn đến vậy.
Video đang HOT
Công nghệ của eSIM mang đến nhiều lợi thế so với SIM truyền thống, chẳng hạn việc ăn trộm một chiếc iPhone giờ đây sẽ rất khó khăn bởi kẻ trộm rất khó để loại bỏ eSIM khỏi thiết bị của bạn.
Việc bạn đi du lịch xuyên biên giới cũng trở nên dễ dàng với eSIM vì người dùng có thể dễ dàng kích hoạt eSIM ở quốc gia họ đến. Cuối cùng, eSIM cho phép bạn sử dụng nhiều số điện thoại và gói dữ liệu cùn lúc.
Việc này sẽ được áp dụng tại thị trường Mỹ còn ở các thị trường khác, có thể Apple vẫn sẽ giữ lại khay SIM truyền thống và cần thêm thời gian để nó được áp dụng rộng rãi ở quy mô toàn cầu cho sản phẩm Apple.
Thời lượng pin được gia tăng
Thời lượng pin luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi người dùng Apple sau mỗi sự kiện ra mắt sản phẩm mới. iPhone 14 có thời lượng pin tốt hơn thế hệ trước hay không? Câu trả lời là có, ít nhất là theo đánh giá của Apple.
Con chip nhanh nhất từ trước đến nay trên một chiếc smartphone
Con chip A16 Bionic sẽ chỉ xuất hiện trên 2 phiên bản Pro trong khi iPhone 14 và 14 Plus vẫn dùng chip A15 cũ. Điều này đồng nghĩa nếu muốn trải nghiệm con chip nhanh nhất từng xuất hiện trên một chiếc smartphone, bạn sẽ phải chi ra nhiều tiền hơn.
Chip A16 Bionic sản xuất trên tiến trình 4 nm của TSMC, so với 5 nm trên thế hệ cũ. Điều này đồng nghĩa, kích thước của các bóng bán dẫn được làm nhỏ hơn, giúp hãng tích hợp được nhiều bóng bán dẫn hơn, đồng thời tiết kiệm pin cho quá trình con chip hoạt động.
Chip A15 Bionic có 15 tỷ bóng bán dẫn trong khi A16 Bionic là gần 16 tỷ bóng. Trước đó, chip A14 Bionic chỉ có 11,8 tỷ bóng bán dẫn còn A13 Bionic là 8,5 tỷ.
Với chip A16 Bionic, Apple cho biết họ tập trung vào 3 đặc điểm của iPhone: màn hình, camera và khả năng tiết kiệm pin. CPU của A16 Bionic nhanh hơn đối thủ đến 40%, theo Apple.
Cơn ác mộng của Apple trước Giáng sinh: iPhone bị ngừng sản xuất lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ
Theo các báo cáo, sản lượng iPhone 13 của Apple trong tháng 9 và tháng 10 năm nay kém hơn khoảng 20% so với mục tiêu.
Khi mùa mua sắm quan trọng nhất trong năm đang tới gần, Apple đang phải đối mặt với điều mà báo cáo mới từ Nikkei Asia mô tả là "cơn ác mộng trước Giáng sinh". Cụ thể, công ty Mỹ đang gia tăng áp lực đối với các nhà cung cấp trong bối cảnh tình trạng khan hiếm iPhone và iPad ảnh hưởng đến thời gian bán hàng.
Báo cáo chỉ ra rằng Apple đã bỏ lỡ mục tiêu sản xuất iPhone 13 trong tháng 9 và tháng 10, thấp hơn khoảng 20%. Ngoài ra, công ty được cho là đã buộc phải giảm quy mô tổng mục tiêu sản xuất iPhone 13 xuống còn từ 83 đến 85 triệu chiếc, so với mục tiêu ban đầu là 95 triệu chiếc.
Nhưng sự thiếu hụt không chỉ ảnh hưởng đến dòng sản phẩm iPhone 13 mới nhất và tốt nhất của Apple. Báo cáo giải thích rằng dự báo sản lượng cho các thế hệ iPhone cũ cũng giảm khoảng 25% trong vài tháng qua. Như vậy, Apple còn thiếu khoảng 15 triệu chiếc so với mục tiêu sản xuất tổng cộng 230 triệu chiếc iPhone trong năm nay.
Trên thực tế, Nikkei nói rằng Apple thực sự đã tạm dừng lắp ráp iPhone và iPad trong những ngày đầu tháng 10 - tuần lễ vàng của Trung Quốc, bắt đầu từ 1/10 - điều chưa từng được thực hiện trong hơn một thập kỷ.
"Lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, việc lắp ráp iPhone và iPad bị tạm dừng trong vài ngày do các ràng buộc của chuỗi cung ứng và hạn chế sử dụng điện ở Trung Quốc", nhiều nguồn tin am hiểu về tình hình nói với Nikkei.
"Do số lượng linh kiện và chip có hạn, không có ý nghĩa gì nếu làm thêm giờ vào ngày lễ và trả thêm tiền cho nhân viên tuyến đầu", một giám đốc chuỗi cung ứng cho biết. "Chuyện này chưa từng xảy ra trước đây. Tuần lễ vàng của Trung Quốc trong quá khứ luôn là thời điểm hối hả nhất khi tất cả các nhà lắp ráp đang chuẩn bị cho việc sản xuất".
Báo cáo cũng lưu ý rằng sự thiếu hụt linh kiện cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất iPhone, iPad và Mac. Chúng liên quan đến các thành phần ngoại vi, bao gồm "chip quản lý năng lượng từ Texas Instruments và bộ thu phát từ Nexperia, cũng như chip kết nối từ Broadcom."
Nhưng bất chấp tình trạng thiếu hụt và không đạt mục tiêu, Apple vẫn đang gây sức ép buộc các đối tác của mình phải đẩy nhanh quá trình lắp ráp iPhone vào tháng 12 và tháng 1 năm tới. Báo cáo cho biết Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp "đẩy nhanh tiến độ sản xuất iPhone của họ cho các tháng 11, 12 và 1".
Báo cáo của Nikkei được đưa ra sau khi Apple cảnh báo các nhà cung cấp về việc nhu cầu iPhone 13 đang giảm do tình trạng khan hàng.
Apple đặt mục tiêu xuất xưởng 300 triệu chiếc smartphone Apple đã chuẩn bị sẵn sàng để đạt mục tiêu lớn năm nay và kì vọng mở rộng thị phần toàn cầu vào nửa đầu năm sau. Mục tiêu smartphone xuất xưởng iPhone của Apple trong nửa đầu năm tới đã tăng 30% so với năm nay có thể lô hàng hàng năm của công ty sẽ lần đầu tiên vượt qua con...