Apple chi tiền mua chip nhiều nhất trong năm 2013
Theo hãng nghiên cứu thị trường iHS, Apple đã vượt qua Samsung để trở thành nhà sản xuất gốc (OEM) bỏ ra nhiều tiền nhất để mua các con chip trong năm 2013.
Con chip Apple A7 dựa trên nền tảng 64-bit mới nhất đang được dùng trên chiếc iPhone 5S – Ảnh: Apple
CNET ngày 24.1 dẫn lại báo cáo của iHS cho biết trong năm 2013 Apple đã bỏ ra 30,3 tỉ USD để mua các con chip (Samsung bỏ ra khoảng 22,2 tỉ USD).
Tuy nhiên, iHS cho rằng trong năm 2014 nhiều khả năng Samsung sẽ đẩy mạnh việc mua vào các con chip nhằm phát triển hơn nữa các dòng smartphone và tablet mang thương hiệu Galaxy của mình.
Video đang HOT
Hiện tại, bản báo cáo cũng cho biết trong năm 2013 nhà sản xuất HP đứng ở vị trí thứ 3 về việc mua sắm chip (tiêu 10,1 tỉ USD), Lenovo ở vị trí thứ 4 với việc tiêu 9,2 tỉ USD và Dell ở vị trí thứ 5 với 7,7 tỉ USD.
Được biết, vào năm 2012 thì danh hiệu “mua sắm” chip cao nhất thuộc về Samsung, khi bỏ ra tới 23,9 tỉ USD để mua các con chip. Trong khi đó, Apple đứng ở vị trí thứ 2 với việc bỏ ra 21,4 tỉ USD.
Theo VNE
Intel công bố những công nghệ mới trong chipset series 9
Intel vừa công bố 2 dòng chipset mới của mình là Z97 và H97.
Để chào đón các dòng chip Haswell mới, Intel đã công bố 2 dòng chipset mới của mình là Z97 và H97. Mặc dù có thể không được tích hợp những công nghệ đột phá, hãng tiết lộ rằng bộ đôi này vẫn sẽ có những con át chủ bài của riêng mình.
Dự kiến sẽ có mặt trên các bo mạch chủ đời mới vào tháng 5 tới, phần lớn giới công nghệ đều không có nhiều kỳ vọng về bộ đôi chipset mới của Intel là Z97 và H97. Lý do khá đơn giản: chúng có thể xem là bước đệm cho thời kỳ chuyển đổi từ CPU Haswell năm ngoái sang Broadwell dự kiến sẽ ra mắt cuối năm nay. Tuy nhiên, Intel khẳng định rằng nếu bạn muốn nâng cấp hệ thống, bộ đôi chipset mới vẫn có nhiều tính năng rất hấp dẫn mà các chipset series 8 hiện tại không có được.
Chipset series 9 và series 8 (H87, Z87,...). Được phát triển để hỗ trợ Cpu Haswell, cả 2 series chipset này tương thích với tất cả các dòng CPU sử dụng socket 1150 (các mainboard sử dụng chipset 8 phải update bios để hỗ trợ các CPU Haswell 2014).
Theo dự kiến, chipset series 9 sẽ hỗ trợ 6 cổng SATA 3 6 Gbps (dành cho thiết bị lưu trữ như SSD, HDD), 14 cổng USB (trong đó có 6 cổng USB 3.0 tốc độ cao), PCI Express 3.0 16x dành cho VGA (thông qua CPU, có thể được cấu hình lại với chipset Z97), PCI Express 2.0 8x,.... Bên cạnh đó, vẫn giữ truyền thống của mình, chipset Z97 sẽ hỗ trợ ép xung CPU dòng k (mở khóa hệ số nhân). Chipset H97 mặc dù không cho phép người dùng thay đổi hệ số nhân nhưng vẫn sẽ hỗ trợ nền tảng Small Business Advantage, hướng tới việc quản lý dành cho các doanh nhân và doanh nghiệp. Cả 2 chipset mới đều được tích hợp Intel Dynamic Storage Accelerator, giúp tăng tốc độ các thiết bị lưu trữ.
Tuy nhiên, điểm khiến chipset 9 hấp dẫn người tiêu dùng đó là 3 cải tiến quan trọng: hỗ trợ SSD dạng PCIe M.2 (PCI Express 2.0 2x với băng thông tối đa là 1 GB/s, tương đương khoảng 8 Gbps), Intel device protection với công nghệ boot guard ( bảo vệ an toàn các thiết bị) và phiên bản cải tiến của Intel Rapid Storage với khả năng hỗ trợ SSD dùng giao tiếp PCI Express (dùng SSD làm bộ nhớ đệm để tăng tốc độ truy cập HDD).
Một trong những công nghệ vắng mặt đáng tiếc trên chipset Intel 9 là khả năng hỗ trợ kết nối SATA Express, thế hệ tiếp theo của chuẩn SATA 3 phổ biến hiện nay dành cho các thiết bị lưu trữ. SATA Express là sự kết hợp giữa kết nối SATA thông thường với giao thức dữ liệu của PCI Express, cho phép băng thông truyền tải đến 2 GB/s (tương đương 16 Gbps, gấp 2,5 lần so với SATA 3). Thay vào đó, Intel quyết định tích hợp công nghệ hỗ trợ PCIe M.2 SSD, cho băng thông tối đa 1 GB/s, dù thấp hơn SATA Express nhưng vẫn cao hơn băng thông 600 MB/s của chuẩn SATA 3 hiện tại. PCIe M.2 SSD hứa hẹn sẽ là chuẩn ổ cứng thể rắn được những người yêu thích hiệu năng cao sử dụng trong năm nay, ít nhất là đến khi chipset Intel 10 ra mắt (cùng CPU Broadwell) với khả năng hỗ trợ SATA Express xuất hiện.
Intel Rapid Storage trong chipset 9 sắp ra mắt cũng có những cải tiến đáng kể, đặc biệt là việc hỗ trợ các dòng SSD kết nối PCIe M.2 và PCI Express tốc độ cao. Trước đó, công nghệ của Intel chỉ hỗ trợ các dòng SSD sử dụng chuẩn SATA, giới hạn khá nhiều hiệu năng của của thiết bị. Giờ đây với băng thông cực lớn của các chuẩn giao tiếp mới, Intel Rapid Storage hứa hẹn sẽ giúp tăng đáng kể hiệu năng của các dòng ổ cứng cơ thông thường với sự hỗ trợ từ SSD.
Trong khi đó, công nghệ Intel Device Protection với tính năng Boot Guard hứa hẹn sẽ tăng cường đô bảo mật cho các desktop và laptop sử dụng nền tảng Intel. Công nghệ này được phát triển bởi bộ phận Intel Security, kết hợp cả bảo mật phần cứng lẫn phần mềm. Đây cũng là công nghệ đánh dấu lần đầu tiên chipset dành cho người tiêu dùng phổ thông sở hữu tính năng bảo mật cao cấp, vốn từ trước đến nay chỉ xuất hiện trên các dòng máy chủ doanh nghiệp.
Cũng cần lưu lý là Z97 và H97 sẽ là 2 dòng chipset duy nhất trong Intel series 9, thay vì 4 so với series 8 (B85, B87, H87, Z87). Nguyên nhân chủ yếu là do các dòng chipset còn lại là các dòng giá rẻ và khi được nâng cấp Bios, series 8 vẫn có thể hỗ trợ tốt CPU Haswell 2014 (dù thiếu một số tính năng bổ sung của series 9). Do đó, nếu bạn trông đợi dòng chipset giá rẻ (hay đúng hơn là main giá rẻ) để nâng cấp thì có lẽ phải đợi đến năm sau.
Theo HD Việt Nam
Nexus 8 sử dụng chipset 64-bit của Intel? Giới thạo tin cho biết Google đang lên kế hoạch sử dụng chipset Bay Trail-T thế hệ mới của Intel cho mẫu máy tính bảng Nexus 8. Nexus 8 được cho là sẽ sử dụng chipset Bay Trail-T của Intel - Ảnh: Pocket-lint Theo Pocket-lint ngày 21.1, chipset Bay Trail-T thế hệ mới của Intel được dùng trên Nexus 8 là sử dụng...