Apple chi nhiều tiền mua thành phần bán dẫn nhất năm 2013
Báo cáo từ IHS Technology cho biết, trong năm 2013 Apple đã chi số tiền lên đến 30,3 tỉ USD để mua thành phần bán dẫn trên các sản phẩm của mình, cao hơn nhiều so với số tiền mà Samsung bỏ ra.
Mặc dù chênh lệch đến gần 8 tỉ USD cho việc mua thành phần bán dẫn trên các sản phẩm so với Samsung, nhưng giới phân tích cho rằng điều này một phần là vì Samsung đã tự mình cung cấp các thành phần bán dẫn cho thiết bị của mình, chẳng hạn như bộ nhớ flash, thậm chí cả bộ xử lí. Với những gì mà Samsung đã đầu tư trước đó, công ty có thể tránh phải trả một số tiền nhất định cho các nhà cung cấp thành phần khác. Và IHS Technology cũng lưu ý rằng Apple đã rót hàng tỉ USD lợi nhuận của mình cho các sản phẩm đặc biệt để tránh va chạm với các sản phẩm đối thủ.
Nhà phân tích Robles-Bruce của IHS Technology cho rằng, điều này cũng không có nghĩa Apple mua nhiều thành phần hơn so với các đối thủ, bởi không như Apple, các công ty như Samsung cung cấp các sản phẩm cho nhiều thị trường khác nhau, bao gồm các thị trường mới nổi, điều này sẽ giúp chi phí chi trả cho các thành phần bán dẫn cũng rẻ hơn.
Không ngạc nhiên khi các nhà sản xuất phần cứng khác hầu hết phải chi trả nhiều số tiền cho thành phần bán dẫn trên các thiết bị của họ, trong đó thành phần thiết bị cầm tay chiếm ưu thế. IHS Technology cho rằng, một lượng lớn số tiền chi tiêu mà các hãng sản xuất chi ra dành cho thành phần không dây, trong đó Apple, Samsung, Huawei, ZTE và LG là những công ty sản xuất thiết bị cầm tay đứng đầu danh sách.
Cuối cùng, IHS Technology ước tính số tiền mà các công ty công nghệ chi trả cho thành phần bán dẫn trên thiết bị của mình trong năm nay là vào khoảng 237,2 tỉ USD, tăng từ 226,7 tỉ USD trong năm 2012 và 231,7 tỉ USD trong năm 2011.
Theo PCWorld
Juniper: Hơn 20 triệu phabet được bán ra trong năm 2013
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Juniper cho thấy, trong năm 2013 đã có hơn 20 triệu phabet được bán ra trên thị trường, điều không quá ngạc nhiên khi chỉ riêng Galaxy Note 3 đã có 5 triệu chiếc bán ra trong vòng một tuần.
Có thể một vài người không thích phabet bởi kích thước khổng lồ của nó, nhưng Jupiter dự đoán phân khúc này vẫn tiếp tục phát triển trong những năm tới. Theo ước tính đến năm 2018, các nhà sản xuất sẽ xuất xưởng khoảng 120 triệu chiếc phabet, tăng gấp 6 lần hiện nay.
Juniper phân loại phabet là những chiếc điện thoại có kích thước từ từ 5,6 inch trở lên như Galaxy Note 3 và HTC One Max. Với tiêu chuẩn phân loại này thì những chiếc điện thoại như LG G Flex và Oppo N1 cũng được coi là phabet.
Những chiếc phabet đã chứng minh sự thành công tại thị trường Hàn Quốc quê hương của Samsung và tại nhiều nước Châu Á khác nơi mà chiếc bút S Pen rất hữu ích khi viết các kí tự trong tiếng Hàn Quốc. Không những vậy, phabet cũng đang dần trở nên phổ biến tại các nước nói tiếng Anh và có xu hướng màn hình ngày càng to hơn, đôi khi tiếp cận kích thước của một chiếc máy tính bảng.
Theo Androidauthority
Hơn một nửa người dùng PC chuyển sang MTB Năm 2013, người dùng toàn cầu chứng kiến sự lên ngôi của dòng sản phẩm MTB. Bạn có biết chính xác bao nhiêu người đang lên kế hoạch thay thế máy tính để bàn bằng thiết bị này? Theo một nghiên cứu về khả năng chuyển đổi từ PC sang MTB được hãng Adroit Digital công bố, 55% người tham gia nghiên cứu...