Apple ‘chỉ giáo’ Samsung về nghệ thuật nói không
Apple bắt đầu sự kiện WWDC ngày 10/6 bằng những thông điệp mô tả triết lý chỉ tập trung phát triển một số sản phẩm nhất định chứ không ôm đồm như các đối thủ.
Sau hơn 230 ngày kể từ lễ công bố iPad Mini giữa tháng 10/2012, Apple mới tổ chức hội thảo các nhà phát triển WWDC 2013 tại California (Mỹ). Trong lúc họ tỏ ra im ắng và bị các nhà phân tích cho là đang mất dần sự sáng tạo, Samsung đã nổi lên như một ngôi sao mới, một ông vua của làng di động với những thành tích nổi bật của điện thoại Galaxy S4.
Mối quan tâm tới Samsung của giới truyền thông ngày một tăng lên bởi họ muốn “giải mã” vì sao công ty đến từ châu Á này lại có thể lật đổ ngai vàng của Nokia và góp công lớn giúp Android vượt qua iOS.
Samsung vươn lên dẫn đầu nhờ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm một cách hợp lý.
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự thành công của Samsung trong lĩnh vực điện thoại di động là việc họ sẵn sàng thử mọi phương án và không loại bỏ bất cứ khả năng nào để tăng doanh số bán hàng. Đến nay, họ cho ra đời 26 kích cỡ màn hình smartphone và tablet khác nhau. Trong khi đa số các hãng còn e dè và cảm thấy nực cười khi sản xuất điện thoại cỡ to thì Samsung đã mạnh dạn tung ra Galaxy Note trên 5 inch (mở ra xu hướng mới khi đa số smartphone cao cấp năm nay đều có kích cỡ này). Ngược lại, Apple mới chỉ tung ra vỏn vẹn 4 cỡ màn hình cho thiết bị di động: 3,5 inch, 4 inch, 9,7 inch và 7,9 inch.
Trên những dòng điện thoại cao cấp, như Galaxy S4, Samsung cũng tích hợp hàng loạt tính năng để phục vụ các nhu cầu khác nhau của từng nhóm người dùng như S Health cho những ai quan tâm đến sức khỏe, S Translator cho người hay đi nước ngoài, Dual Camera cho giới trẻ thích chụp ảnh nhí nhảnh…
Chính vì thế, sau một thời gian dài im lặng, Apple đã lên tiếng và thông điệp của họ nhắm vào Samsung (dù không nói trực tiếp). “Nếu mọi người cứ bận rộn làm hết cái này đến cái khác, thì làm sao mà cái gì cũng có thể hoàn hảo được? Thiết kế thứ gì đó luôn đòi hỏi sự tập trung và lựa chọn. Phải trải qua hàng nghìn lần nói không mới có được một lần nói có”, clip mở màn WWDC bắt đầu bằng những câu hỏi tu từ.
Video đang HOT
Apple cho hay, điều đầu tiên họ luôn tự hỏi mỗi khi bắt tay vào thiết kế là họ mong mọi người cảm nhận thế nào: vui sướng, ngạc nhiên, say mê và kết nối. Tất cả những điều đó đòi hỏi nhiều thời gian và tâm huyết. Khi tối giản mọi thứ để chỉ tập trung vào những điều quan trọng nhất, kết quả sẽ trở nên hoàn hảo.
Thông điệp mà Apple muốn mang đến là thiết kế và sáng tạo thực sự không đến từ việc chấp nhận mọi ý tưởng nửa vời, giới thiệu hàng loạt sản phẩm thăm dò thị trường rồi mới biết nên tiếp tục làm gì sau đó. Thiết kế và sáng tạo phải đến từ việc dũng cảm nói không và tin vào lựa chọn của mình. Huyền thoại công nghệ Steve Jobs cũng từng chia sẻ: “Tôi tự hào về những việc chúng tôi chọn không làm chẳng kém gì việc chúng tôi làm”.
Một ví dụ đã được nêu ra trong vụ kiện giữa Apple và Samsung năm 2012 là Apple đã tạo tới hơn 40 mẫu thử điện thoại nhưng chỉ tung ra thị trường 5 đời iPhone (khi đó iPhone 5 chưa được công bố). Đây cũng là triết lý xuyên suốt của Apple. Bất kể họ đã tiêu tốn tiền của như thế nào, bao nhiêu tài nguyên đã được đổ vào việc phát triển một sản phẩm, nhưng nếu nó không đủ tốt, họ sẽ nói “không”.
Steve Jobs và Jonathan Ive, Phó chủ tịch phụ trách thiết kế của Apple (ảnh), luôn hướng đến sự hoàn hảo.
Apple ném đi nhiều thứ “có vẻ tốt” để theo đuổi những điều mà họ tin là “hoàn hảo”. Thay vì chạy theo thị hiếu, họ giúp người dùng hiểu được vì sao phải như thế này mới là tốt nhất. Điều này cũng gói gọn trong triết lý sản phẩm của Steve Jobs: “Trong rất nhiều trường hợp, người dùng không biết họ muốn gì cho đến khi bạn chỉ cho họ thấy”.
Tuy nhiên, mỗi công ty có quyền lựa chọn hướng đi khác nhau để được đạt mục đích cuối cùng là bán sản phẩm và kiếm tiền. Và dù đi theo hướng nào, Apple và Samsung đều đang chứng minh họ đã đúng khi thành công và chiếm trọn lợi nhuận thị trường smartphone.
Theo VNE
7 ý tưởng giao diện thú vị dành cho Apple iOS 7
Sự kiện WWDC sẽ diễn ra trong tháng 6, nơi Apple sẽ công bố những thay đổi lớn đối với giao diện hệ điều hành iOS 7 nhờ chuyên gia thiết kế huyền thoại Jonathan Ive.
Jonathan Ive vốn là nhà thiết kế phần cứng của iPhone, iPad... nhưng từ cuối năm 2012 đã bắt đầu đảm nhận trách nhiệm "mang đến vẻ đẹp quyến rũ cho giao diện phần mềm trên thiết bị" sau khi Scott Forstall, người được coi là cha đẻ của iOS rời Apple.
Trong khi chờ Apple công bố iOS 7, các chuyên gia thiết kế khác đã hình dung nền tảng mới này theo trí tưởng tượng của riêng họ.
Concept của Dámaso Benítez với 3 cột icon thay vì 4 như hiện nay.
Màn hình khóa theo hình dung của Kyle Adams.
Jesse Head lại hy vọng Apple cải tiến giao diện chuyển đổi giữa các ứng dụng với khả năng hiển thị nhiều thông tin hơn, thay vì chỉ liệt kê các icon như hiện nay.
Ý tưởng của Alex Ive trông đơn giản nhưng đầy mới mẻ.
Nhà thiết kế Pieter Goris lại muốn giản lược giao diện ứng dụng Messages.
Concept của John Menard gợi nhớ đến giao diện Windows Phone, còn các icon giống của Dámaso Benítez nhưng các góc sắc cạnh hơn.
Sản phẩm của Manu Gamero khá giống với iOS hiện tại nhưng "mộc" và không còn các chi tiết bóng bảy.
Theo VNE
Những so sánh vui về Mac Pro 2013 Apple vừa trình làng chiếc máy tính Mac Pro 2013 với thiết kế thực sự ấn tượng. Tại sự kiện WWDC 2013, Apple đã chính thức ra mắt mẫu Mac Pro mới sau nhiều năm "bỏ rơi" chiếc máy để bàn này. Phiên bản Mac Pro 2013 có thiết kế hoàn toàn mới với vỏ ngoài dạng ống tròn, rất nhỏ gọn (chỉ...