Apple chật vật ở thị trường lớn thứ 3 thế giới
Việc giá cổ phiếu của Apple rớt 0.98% như một hồi chuông cảnh tỉnh họ phải thay đổi các quá trình bán lẻ và các nguyên tắc phân phối phức tạp ở thị trường Ấn Độ, trước sự thống trị của Samsung.
Khách hàng ở Ấn Độ đang xem các sản phẩm của Apple.
Nhưng Apple, vẫn còn nhiều điều phải làm để giành lại thị trường Ấn Độ.
Việc Apple tăng trưởng chậm ở Mỹ và các thị trường lớn khác là vấn đề không hề nhỏ chút nào. Ấn Độ được dự đoán sẽ là thị trường smartphone lớn thứ 3 thế giới trong năm nay, đứng sau Trung Quốc và Mỹ, theo Strategy Analytics.
Apple không có bất kì cửa hàng bán lẻ riêng nào của mình tại Ấn Độ, mà dựa vào các nhà phân phối và đại lý, như cửa hàng Croma ở Mumbai.
Apple đang từng bước vượt qua các nhà mạng để nắm quyền kiểm soát nhiều hơn với thị trường Ấn Độ, và cung cấp các khoản vay không lãi suất để thu hút người tiêu dùng có thu nhập thấp. Công ty cũng đã tăng đội ngũ nhân viên ở Ấn Độ thêm 30%, lên đến 170 nhân viên trong sáu tháng qua. Và Apple cũng đang xúc tiến việc giới thiệu các sản phẩm khác, dự kiến là thiết bị Apple TV sẽ lên kệ vào những tuần tới.
Và kết quả của những cố gắng đó là Apple đã bán được hơn 252.000 chiếc iPhone ở Ấn Độ trong quý 4, nhiều hơn gấp 3 lần so với 3 tháng trước, theo công ty nghiên cứu Canalys.
Apple vẫn còn khá nhiều việc phải làm.
Nhưng, sản phẩm của Apple chỉ chiếm 5% thị trường smartphone của Ấn Độ, vẫn còn một khoảng cách khá xa so với 40% của Samsung. Công ty Hàn Quốc này đã đi trước Apple một bước khi đặt Ấn Độ làm thị trường ưu tiên của mình và tung ra những sản phẩm Android với giá chỉ từ 100$. Trong khi đó, giá của những phiên bản iPhone cũ rơi vào tầm 500$, và của phiên bản mới nhất lên đến tận 850$.
“Apple vẫn là sản phẩm cho phân khúc cao cấp và khá xa tầm với của những khách hàng trung bình”, ông Neil Shah, một nhà phân tích cấp cao của Strategy Analytics có trụ sở ở Mỹ nói. Hầu hết 865 triệu người dùng đều sử dụng những dòng feature phone và nhà mạng không trợ giá cho các sản phẩm smartphone như ở Mỹ.
Apple vẫn chưa có giấy phép mở cửa hàng bán lẻ riêng của họ, hay trực tiếp bán iPhone trên Web tại thị trường Ấn Độ.
Video đang HOT
Ấn Độ cũng là một nơi khá đặc biệt với Steve Jobs. Khi ông 19 tuổi, Steve Jobs đã có một cuộc hành trình dài 7 tháng, ông đi tới sông Hằng để xem Holy Festival và tìm kiếm sự soi sáng ở Himalayas, theo cuốn tiểu sử của ông.
Tuy vậy, Apple vẫn tăng trưởng khá chậm ở đất nước này do họ đang đầu tư mạnh tay vào các thị trường mới nổi khác. 19,6 triệu iPhone được bán ở Trung Quốc hay 1,4 triệu đơn vị ở Brazil năm ngoái hoàn toàn đánh gục được doanh số 460.000 của Ấn Độ, theo Canalys.
Giám đốc điều hành Tim Cook đã đổ lỗi cho mạng lưới phân phối lộn xộn của Ấn Độ. Không giống như ở Mỹ, các nhà mạng thường không có cửa hàng của riêng mình. Thiết bị di động trong nước thường phải thông qua nhà mạng, các nhà phân phối quốc gia và địa phương, các cửa hàng bán lẻ trước khi đến người tiêu dùng.
“Sự rắc rối trong hệ thống phân phối làm tăng đáng kể chi phí để đưa sản phẩm vào thị trường này.”, Tim Cook đã nói với các nhà phân tích vào năm ngoái.
Apple đã có một số thay đổi trong việc phân phối. Thay vì phải đi qua các nhà mạng, Apple bắt đầu làm việc trực tiếp với 2 nhà phân phối quốc gia. Apple nay đã nắm giữ toàn quyền trong việc quảng cáo, lượng hàng và các chiến dịch với những thành phố khác nhau.
Nhưng con đường vào Ấn Độ của Apple vẫn còn một số trở ngại. Apple chưa thể mở được các của hàng mang thương hiệu của họ, vì quy định rằng các nhà bán lẻ nước ngoài phải sử dụng trên 30% linh kiện của các nhà cung cấp nội địa, một yêu cầu dường như không thể với một đất nước không mạnh về sản xuất điện tử.
New Delhi nói họ muốn khuyến khích các nguồn đầu tư nước ngoài trong bán lẻ và yêu cầu đó là khá hợp lý để giúp đỡ phát triển công nghiệp nội địa.
Apple phân phối sản phẩm của mình ở Ấn Độ qua khoảng 2000 cửa hàng và 65 của hàng nhượng quyền trong các khu thương mại và những địa điểm cao cấp. Apple đã liên lạc với chính phủ Ấn Độ để tháo bỏ những ngăn cấm việc bán hàng online.
Apple cũng bán những phiên bản thấp hơn của iPhone với giá cả cạnh tranh hơn, nhưng vẫn còn khá cao khi so sánh với các đối thủ trong nước. Nhưng khi những thiết bị từ đối thủ của họ như Samsung đã giành được lợi thế từ các thị trường mới nổi, Apple đã phải nhìn nhận lại phương thức 1 sản phẩm cho mọi người của mình.
Công ty này cũng đã bắt đầu cho các khách hàng Ấn Độ vay để mua iPhone mà không cần lãi suất. Apple cũng đang phát triển một mẫu iPhone giá rẻ.
Samsung phát triển ở các thị trường mới nổi tốt hơn Apple
Apple cũng đang thu hẹp khoảng cách giữa việc ra mắt sản phẩm ở Mỹ và Ấn Độ. Apple mất đến gần 11 tháng để bán iPhone 4 ở Ấn Độ, nhưng iPhone 5 đến Ấn Độ chỉ sau 1 tháng từ ngày xuất hiện trên toàn cầu.
Apple đang đứng thứ 6 trong thị trường smartphone ở Ấn Độ, sau Samsung, Sony, Nokia, LG, và RIM. Chiếc BlackBerry Z10 đã lên kệ ở Ấn Độ trong tuần này.
Samsung đang có lợi khi được nhìn nhận là thương hiệu cao cấp ở Ấn Độ, nhờ vào các sản phẩm gia dụng của mình như TV, máy lạnh. Samsung đã đầu tư mạnh tay vào Ấn Độ để đưa ra thị trường các mẫu smartphone Galaxy, có giá chỉ từ 111$. Samsung cũng sở hữu cho mình hệ thống phân phối tốt hơn, với hơn 100.000 cửa hàng.
Bất kể những bước tiến gần đây của Apple, Apple vẫn phải nỗ lực nhiều hơn ở thị trường này. Có thể, việc giới thiệu một mẫu iPhone vói giá 250$ và tăng cường quảng bá sẽ có thể lật ngược thế trận cho Apple và giành lại thị phần từ tay Samsung chăng?
Theo Genk
Vì đâu Nokia vẫn sản xuất điện thoại giá rẻ?
Tại sự kiện MWC 2013, bên cạnh việc ra mắt hai chiếc Lumia mới là Lumia 720 và Lumia 520 thì hãng điện thoại Phần Lan Nokia cũng đã giới thiệu thêm 2 feature phone mới là Nokia 105 và 301. Hành động của Nokia khiến tôi khá bất ngờ bởi các hãng sản xuất phần cứng từ trước tới nay chỉ tổ chức sự kiện nhằm ra mắt những siêu phẩm smartphone của họ thì Nokia vẫn chọn một hướng đi khác khi tiếp tục trung thành với dòng điện thoại phổ thông. Câu hỏi đặt ra là tại sao Nokia vẫn tiếp tục sản xuất điện thoại giá rẻ?
1. Feature phone vẫn bán được
Từ lâu, hãng điện thoại Phần Lan đã nổi tiếng với những sản phẩm feature giá rẻ như Nokia 1100, 1110i, 1200.... Cho đến hiện tại, xu thế đó vẫn chưa thay đổi vì nhìn chung, khi muốn mua một chiếc điện thoại chỉ để nghe gọi trong khoảng thời gian dài, rất nhiều người sẽ lựa chọn một chiếc feature phone của Nokia. Đây sẽ là lợi thế không nhỏ một khi Nokia tiếp tục sản xuất dòng điện thoại này bởi trong tương lai gần feature phone tuy bị thu hẹp về quy mô nhưng vẫn chưa thể tuyệt diệt.
1110i, chiếc điện thoại "bá đạo" một thời của Nokia.
Vẫn còn đó là nhu cầu khá lớn dành cho dòng điện thoại giá rẻ đến từ những nước đang phát triển nói chung hay đơn cử như những người dùng thích sự đơn giản, tiện dụng trong việc sử dụng điện thoại như một công cụ để nghe và gọi. Được biết, trong quý IV năm ngoái, Nokia đã tiêu thụ được khoảng 79,6 triệu chiếc điện thoại, trong đó có 9,3 triệu chiếc Asha và 4,4 triệu chiếc smartphone Lumia, tăng từ 2,9 triệu máy trong quý III và 2,2 triệu chiếc điện thoại Symbians.
Qua số liệu báo cáo này, chúng ta có thể thấy được rằng feature phone của Nokia không chỉ bán được mà còn bán được rất nhiều. Có lẽ một phần là bởi các đối thủ chính của hãng đã ngừng phát triển feature phone nên giờ đây Nokia đang chiếm đến thị phần rất lớn ở phân khúc feature phone toàn cầu. Dù việc thống trị thị trường đang sụt giảm này không thể là một chiến lược lâu dài tuy vậy nó cũng giúp Nokia có thêm thời gian để xây dựng chiến lược cho thị trường smartphone.
2. Lãi dù không nhiều
Chắc chắn rằng một chiếc feature phone khi được bán ra không thể lãi bằng một chiếc Lumia được "tẩu tán" nhưng ít nhất thì dòng sản phẩm này vẫn sẽ đem tiền về cho Nokia. Những đồng tiền này thực sự quý giá nếu chúng ta đặt trong bối cảnh cựu vương di động này đang ngập trong muôn vàn khó khăn đến nỗi đã phải bán cả trụ sở của mình. Dù ít dù nhiều thì đó vẫn là khoản lãi cần thiết để quay vòng vốn sau đó duy trì các hoạt động cốt lõi, cần thiết trong bộ máy hoạt động nhằm tiếp tục phát triển.
Lumia 520, smartphone chạy Windows Phone 8 với giá chỉ 3,8 triệu đồng.
3. Lấy ngắn nuôi dài
Mặt khác, lợi nhuận của từ dòng điện thoại giá rẻ này cũng sẽ giúp Nokia có thể "lấy ngắn nuôi dài" với dòng smartphone Lumia. Sau những chật vật thì doanh số bán hàng của Lumia đang dần tăng lên dù chưa thể xua tan đi những "bóng mây u ám". Các smartphone của Nokia thực chất không hề tồi khi so sánh với các sản phẩm khác nhưng lại mang trong mình khuyết điểm rất lớn là Windows Phone. Chính vì sự thiếu thốn trong các tính năng cũng như ứng dụng của Windows Phone mà nhiều người dùng đã quay ngắt đi với những chiếc Lumia để đến với các thiết bị Galaxy. Cũng phải thừa nhận rằng chính sách của Nokia khá là bảo thủ khi chỉ chọn một nền tảng Windows Phone làm "hồn" cho các sản phẩm của mình.
Điện thoại Windows Phone 7 không tạo được những cú hích lớn về mặt doanh số cho Nokia.
Chính bởi khó khăn đến từ nền tảng Windows Phone "sơ khai" khi so sánh với Android và iOS mà Nokia vẫn cần ra mắt thêm những smartphone Windows Phone mới hơn ở nhiều phân khúc nhằm hướng đến nhiều đối tượng người dùng. Qua đây, quyết định này cũng sẽ tăng thêm tính cạnh tranh cho các smartphone của hãng.
Tuy nhiên, chi phí để phát triển một sản phẩm điện thoại không phải là nhỏ. Thế nên, cựu vương ngành di động một thời này rất cần đến những khoản lợi nhuận có được từ feature phone để lấy đó nuôi sống Windows Phone cho đến ngày nền tảng này lớn mạnh có thể cạnh tranh được với Android hay iOS.
4. Duy trì và gây sức ảnh hưởng tới thị trường
Với những con số mà báo cáo của Nokia đưa ra, nhu cầu dành cho phân khúc điện thoại giá rẻ vẫn rất lớn. Thế nên không chỉ là vấn đề lợi nhuận, tiếp tục sản xuất điện thoại giá rẻ còn giúp Nokia duy trì và gây sức ảnh hưởng lên thị trường.
Bên cạnh đó, hãng công nghệ Phần Lan còn duy trì được một lượng khách hàng trung thành từ lâu của mình khi họ sử dụng điện thoại giá rẻ do mình tạo ra. Khi đã có niềm tin của Nokia với các sản phẩm giá rẻ nhưng độ bền cao, những người dùng này nhiều khả năng sẽ lựa chọn những smartphone của Nokia khi nâng cấp điện thoại. Đây lại là tiền đề để những smartphone Windows Phone của Nokia có thể bán được và đem lợi nhuận về cho hãng này. Đây có thể coi là một nước đi khá đúng đắn và phù hợp với Nokia ở thời điểm hiện tại.
5. Tạo niềm tin nơi các nhà đầu tư
Tiếp tục sản xuất và kinh doanh điện thoại giá rẻ, Nokia vẫn có thể khiến các nhà đầu tư của mình an tâm hơn qua những con số báo cáo tài chính về doanh số bán hàng hay lợi nhuận. Khi đã yên tâm hơn về tương lai của công ty, họ sẽ sẵn sàng bỏ thêm tiền giúp Nokia nghiên cứu và phát triển thêm những mẫu smartphone ấn tượng hơn.
Hiện nay, Nokia đã để Samsung vượt mặt trở thành nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, hãng điện thoại Phần Lan vẫn đứng ở vị trí thứ 2. Trong đó, công lớn thuộc về doanh số từ các dòng điện thoại giá rẻ, còn các smartphone Lumia chạy Windows Phone 8 vẫn mới chỉ dừng ở mức khởi đầu lạc quan.
Thị phần điện thoại trong năm 2012 và 2011.
Kết luận
Cách đây vài tháng, ngay cả những người lạc quan cũng khó có thể hình dung rằng Nokia sẽ có thể hồi sinh. Tuy nhiên, với chiến lược lấy ngắn nuôi dài, duy trì lợi nhận từ dòng điện thoại feature phone để từ từ tăng sức cạnh tranh cho các smartphone Lumia, Nokia có thể sẽ tiến những bước dù chậm nhưng chắc chắn. Bên cạnh đó, hãng điện thoại Phần Lan cũng cho thấy hướng đi đúng đắn khi phân khúc điện thoại giá rẻ vẫn sẽ trở thành một miếng bánh "béo bở" có khả năng sinh lời.
Theo Genk
Apple: Chông chênh cổ phiếu, thiếu thốn lợi nhuận Trong những ngày gần đây, giá cổ phiếu của Apple giảm thêm 2% (ở mức 442 USD) và nó lại tiếp tục giảm trong phiên giao dịch sáng ngày hôm qua. So với mức giá trên 700 USD/cổ phiếu hồi tháng 9 năm ngoái, giá trị cổ phiếu của hãng giờ đây đang đứng ở ngưỡng thấp gần nhất trong lịch sử hoạt...