Apple bổ sung iPhone 5 cùng nhiều máy Mac “cổ điển” vào chương trình hỗ trợ sửa chữa
Thông thường, 1 sản phẩm của Apple sẽ được xem là “Vintage” ( cổ điển) sau 5 năm kể từ khi sản phẩm ngừng sản xuất. Điều đó có nghĩa là các Apple Store và các nhà cung cấp dịch vụ ủy quyền của Apple (AASP) sẽ không sửa chữa hoặc bảo dưởng sản phẩm đó nữa.
Tuy nhiên vào cuối tháng 1/2018, Apple đã đưa ra 1 chương trình thí điểm cho phép Apple Store và AASP tiếp tục được sửa chữa các sản phẩm được chọn, tùy thuộc vào việc linh kiện dành cho sản phẩm đó có đầy đủ hay không. Chương trình bắt đầu tại Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ với chiếc iMac 2011 và sau đó là mở rộng ra toàn thế giới với chiếc MacBook Air 2012.
Bây giờ, Apple tiếp tục mở rộng chương trình với việc bổ sung thêm chiếc iPhone 5. Trong một tài liệu nội bộ, Apple cho biết Apple Store và AASP trên toàn thế giới sẽ được phép hỗ trợ sửa chữa iPhone 5 (CDMA) tới ngày 31/10/2020, phiên bản iPhone 5 (GSM) đến 30/12/2020.
Ngoài ra, nhiều tài liệu nội bộ bị rò rỉ cũng cho thấy iPhone và nhiều chiếc Mac cổ điển cũng sẽ được thêm vào chương trình thí điểm tại các thời điểm trong năm nay.
Tuy nhiên, nếu các linh kiện không đủ, Apple Store và AASP có thể hướng dẫn khách hàng và từ chối dịch vụ sửa chữa. Đây là một chương trình thí điểm, vì vậy nó cũng có thể thay đổi hoặc kết thúc bất cứ khi nào.
Hiện chưa rõ lý do vì sao Apple mở chương trình thí điểm này, cũng có thể là do việc dư thừa các linh kiện, bộ phận của những sản phẩm cổ điển. Nhưng tài liệu rò rỉ cho biết linh kiện sẽ không được bổ sung thêm, vì vậy mà linh kiện phục vụ cho các sản phẩm cổ điển sẽ khó mà được đảm bảo.
Nguồn: Macrumors
Giáo sư Harvard nhận định: từ bỏ Trung Quốc và sản xuất iPhone tại Mỹ rất khó khăn, nhưng Apple có thể làm được
Theo ông Willy Shih, cần rất nhiều điều kiện để sản xuất iPhone tai Mỹ, nhưng đó không phải là điều bất khả thi khi sức ép từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ngày một lớn.
Video đang HOT
Việc leo thang chiến tranh thương mại Mỹ-Trung lại làm dấy lên câu hỏi, liệu Apple có nên chuyển việc lắp ráp iPhone về Mỹ hay không? Giáo sư Willy Shih của trường Kinh doanh Harvard, người đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động sản xuất, cho biết nhận định của mình:
Trước tiên, ông vốn là người hoài nghi về điều này, nhưng ông cũng cảm thấy động lực thương mại đang thay đổi. Việc phụ thuộc vào hoạt động sản xuất tại Trung Quốc để phục vụ cho thị trường đang trở nên khó khăn hơn, nhưng sản xuất iPhone ở Mỹ sẽ có bất lợi gì?
Nhưng trước tiên, cần hiểu tại sao Trung Quốc lại là nơi rất thích hợp cho việc lắp ráp các sản phẩm như vậy. Theo ông Shih, có hai điều đóng vai trò quan trọng trong việc này.
1. Chuỗi cung ứng linh kiện siêu hiệu quả
Phần lớn các bộ phận quan trọng của iPhone đều chỉ được sản xuất tại châu Á. Ví dụ, màn hình cảm ứng OLED từ Samsung hoặc LG của Hàn Quốc, các cảm biến cảm ứng do một công ty Nhật Bản cung cấp.
Các bộ xử lý bán dẫn do Apple tự thiết kế được sản xuất tại nhà máy TSMC của Đài Loan. Những con chip này có thể được kiểm tra và đóng gói tại Malaysia hoặc Trung Quốc, để sau đó có thể gắn nó lên các bản mạch tại Trung Quốc.
Các chip tần số radio, hay các chip modem, dùng để truyền tín hiệu. Trước đây Qualcomm là nhà cung cấp chính cho linh kiện này, nhưng chiếc iPhone XS mới ra mắt đã chuyển sang sử dụng chip của Intel. Trong khi Intel thiết kế chip của mình ở Mỹ (hoặc châu Âu), nhưng con chip Intel XMM7480 dành cho iPhone X được TSMC sản xuất trên quy trình 28nm tại Đài Loan.
Dù chip Intel XMM7560 dành cho thế hệ iPhone mới được sản xuất trên quy trình 14nm của Intel tại các nhà máy của họ ở Oregon, Arizona và Ireland, nó vẫn cần được đưa tới châu Á để đóng gói.
Các chip nhớ: phần nhiều chip nhớ ngày nay đến từ Toshiba của Nhật Bản, Hynix và Samsung của Hàn Quốc, hoặc Micron (dù là công ty Mỹ nhưng các hoạt động sản xuất chính ở châu Á.)
Pin: đại đa số các nhà cung ứng pin Lithium Ion phổ thông hiện nay đều đến từ Trung Quốc.
Trung Quốc là nơi lý tưởng, không chỉ vì có được chuỗi cung ứng hiệu quả nhất thế giới về đồ điện tử, mà còn cả cơ sở hạ tầng vận tải với các nhà cung cấp dịch vụ logistic hiệu quả, thủ tục hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu quy mô lớn nhanh chóng, giúp xử lý dễ dàng việc vận chuyển các linh kiện cũng như sản phẩm thành phẩm. Sản phẩm thành phẩm có thể rời nhà máy và đưa lên máy bay vận tại hoặc tàu container trong một hoặc hai ngày là tối đa.
2. Đội quân lao động giá rẻ cho việc lắp ráp
Lắp ráp smartphone là công việc phức tạp, đặc biệt là iPhone khi các nhà thiết kế của Apple đóng gói nhiều linh kiện trong thiết bị mỏng mảnh đó. Phải cần đến 4 giờ để lắp ráp được một chiếc iPhone, trong khi với lao động Trung Quốc, chi phí sẽ khoảng 10-12 USD mỗi chiếc, nhưng với lao động Mỹ, chi phí này có thể cao gấp 7-8 lần, ít nhất khoảng 75 USD.
Không những vậy, lượng lao động dồi dào của Trung Quốc cho phép họ đáp ứng được nhu cầu gia tăng sản lượng lúc cao điểm. Ước tính Apple bán được 10 triệu iPhone XS trong tuần đầu tiên, nghĩa là sẽ cần đến 83.000 lao động Mỹ làm 8 giờ mỗi ngày - một con số bất khả thi khi ngay cả việc thuê 2.500 lao động cũng mất đến vài tháng.
Nhưng ở Trung Quốc, họ có thể tuyển dụng từ 50.000 đến 100.000 lao động cho một nhà máy chỉ trong vài tuần. Vào cuối năm 2017, khi Foxconn gặp khó khăn trong việc sản xuất iPhone X, họ đưa xe buýt đến gần các nhà máy khác để thuê thêm lao động, hấp dẫn họ bằng mức lương cao hơn. Bằng cách này, họ đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất iPhone.
Vậy các nhà cung ứng của Apple có thể chuyển sản xuất về Mỹ không?
Cho dù từng là người hoài nghi về khả năng này, nhưng khi chứng kiến sự chuyển dịch nhanh của các xu thế thương mại, cũng như việc Samsung chuyển hoạt động lắp ráp smartphone chính sang Việt Nam, ông Shih cho rằng, đã đến lúc các nhà cung cấp của Apple nghĩ đến việc chuyển dịch sản xuất.
Tuy nhiên, theo ông Shih điều này cũng đi kèm các thách thức. Đầu tiên là việc địa phương nguồn cung các linh kiện tại Mỹ. Do việc vận chuyển các linh kiện rời sẽ lớn hơn nhiều so với các bộ phận đã được lắp ráp hoàn chỉnh, nên nếu chi phí lắp ráp các linh kiện rời thành bộ phận hoàn chỉnh nhỏ hơn phí vận chuyển, các nhà cung cấp sẽ lựa chọn lắp ráp ở Trung Quốc.
Nhưng thuế quan có thể thay đổi hoàn toàn điều này. Do phần lớn giá trị gia tăng nằm trong các linh kiện, ông Shih dự đoán nhiều khả năng chính quyền Mỹ sẽ áp thêm thuế quan lên cả điện thoại thành phẩm và các linh kiện của chúng. Tuy nhiên, việc địa phương hóa sản xuất cũng sẽ khó có thể diễn ra sớm, đừng quên Trung Quốc đã mất hơn 10 năm để đạt tới ngày nay.
Tổng thống Trump cùng ông Terry Gou, chủ tịch Foxconn, cùng các quan chức của bang Wisconsin trong buổi khởi công nhà máy Foxconn tại bang Wisconsin, Mỹ
Nhưng thách thức thực sự lại nằm ở việc sản xuất các linh kiện quan trọng như, màn hình cảm ứng, chip bán dẫn và pin, thậm chí cả khung kim loại. Mất đến hơn 6,5 tỷ USD cho một nhà máy sản xuất màn hình thế hệ mới nhất và cho đến gần đây, chính quyền chưa hỗ trợ vốn cho bất kỳ nhà máy nào.
Cho dù Foxconn đã có được khoản hỗ trợ trị giá 3 tỷ USD từ bang Wisconsin, để xây dựng nhà máy tại bang này, nhưng một trong những nhà cung cấp quan trọng của họ lại bị từ chối trợ cấp, điều này có nghĩa là kích thước màn hình mà Foxconn làm ở đây cũng bị giới hạn.
Còn nếu ai đó muốn xây một nhà máy pin ở Mỹ, họ sẽ phải cạnh tranh với các nhà sản xuất khổng lồ của Trung Quốc. Cuối cùng, chuỗi cung ứng phải đảm bảo chi phí và hiệu quả - với các chi phí sản xuất, chi phí vận tải, và thuế quan. Liệu người tiêu dùng Mỹ có muốn trả thêm tiền cho một sản phẩm làm ở Mỹ hay không?
Đáp ứng các nhu cầu khi lên đến đỉnh điểm
Như đã đề cập ở trên, lực lượng lao động sẵn có và linh hoạt đáp ứng được nhu cầu khổng lồ của Apple là một trong các ưu thế của Trung Quốc, nhưng đây lại là một thách thức lớn với lao động Mỹ ngày nay. Trong khi Amazon, FedEx hay UPS đang sử dụng lao động thời vụ để đáp ứng nhu cầu vận tải, cách làm chưa từng được áp dụng trong ngành sản xuất.
Do vậy, theo ông Shih, địa điểm phù hợp cho các nhà cung cấp của Apple sẽ là Mexico, nơi ông dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh mẽ nhờ việc dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Nhưng ông cho rằng, có lẽ câu trả lời đích thực cho vấn đề này sẽ là xây dựng nguồn cung lắp ráp sản phẩm ổn định ở Mexico và nhập khẩu từ Trung Quốc cho các nhu cầu cao điểm.
Nhưng như ông Shih đã nhận định ở trên, mọi việc sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều, Trung Quốc cũng cần đến hàng chục năm để có được vị thế thuận lợi như ngày nay. Tuy nhiên, sức ép từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hoàn toàn có thể thay đổi những điều này.
Theo GenK
Những cách giúp sạc smartphone mau đầy pin Sạc thẳng vào ổ điện, dùng bộ sạc iPad cho iPhone, hạn chế sạc không dây là những cách có thể giúp người dùng nhanh chóng có một chiếc smartphone với lượng pin kha khá để sử dụng. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sạc nhanh hơn: Tránh sạc qua máy tính Sạc qua máy tính khá tiện lợi nhưng...